HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG D̉NG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

 

CHA ĐAMINH MARIA TRẦN Đ̀NH THỦ, CMC

 

Hạt Lúa Miến Mục Nát cho Mùa Thánh Đức Việt Nam

 

 

 

 

MỘT VỊ SÁNG LẬP

 

  

 

Vào Đời để Theo Chúa

 

 

C

ha Đaminh Maria cất tiếng khóc chào đời trong đêm 29.11.1906, trong một gia đ́nh đạo hạnh thuộc Giáo xứ Đồng Quan, Thái B́nh. Chúa ban cho Ông Bà cố Đaminh Trần Đ́nh Trí và Maria Phạm Thị Thận 11 người con mà Cha Đaminh Maria là người con thứ sáu, và được đặt tên là Trần Đ́nh Phán. Bé Phán chịu phép Thánh Tẩy vào ngày lễ Mẹ Vô Nhiễm, 08.12.1906, tại nhà thờ Đồng Quan và nhận Thánh Đaminh làm Bổn mạng. Năm 7 tuổi, bé Phán Rước Lễ lần đầu và lănh phép Thêm Sức do Đức Cha Muragorri Trung, OP, Giám mục Giáo phận Bùi Chu. Cũng năm này, bé Phán mắc một chứng bệnh kỳ lạ: một bên ngực sưng phồng thật lớn, không lang y nào trong vùng chữa được, bà cố Thận tha thiết cầu khấn Đức Mẹ và bé Phán đă được lành bệnh.

 

Ngày 13.05.1914, cậu Phán vào Nhà Đức Chúa Trời để đi tu. Lúc đầu đời tu của cậu cũng long đong lận đận, ra ra vào vào đến 7 lần. Cho măi đến năm 1921, cậu mới quyết tâm theo đường tu tŕ. Năm 1923, cậu Phán thi vào Tiểu chủng viện. Trong số 200 thí sinh dự thi, chỉ đậu 51 người và cậu Phán được xếp hạng 11. Cậu chính thức nhập Tiểu chủng viện Ninh Cường niên khóa 1923-1924 . Về đây, v́ lớp trên đă có người tên Phán nên cậu được đổi tên là Phan.

 

Sau 5 năm ở Tiểu chủng viện, thầy Phan học Triết tại Đại chủng viện Bùi Chu ở Trung Linh niên khóa 1928-1929, và năm 1933 nhập ban Thần học tại Chủng viện Thánh Albertô, Nam Định. Thời gian này, v́ cha Luis Định, OP, phải về Tây Ban Nha chữa bệnh, không trở lại Việt Nam nữa, nên thầy đă nhận cha Nguyễn Đức Thạc làm nghĩa phụ.

 

Trong suốt thời gian ở Tiểu và Đại chủng viện, thầy Phan luôn là sinh viên xuất sắc về học vấn, đặc biệt môn Triết lư và Tín lư; đồng thời, thầy cũng có tinh thần đạo đức và trưởng thành trổi vượt. Điều đó cũng được chứng minh trong 2 năm thử (đi giúp xứ 1931-1934) theo qui định của Chủng viện.

 

Thụ Phong, Mục Vụ và Lập Ḍng

 

Tháng 10.1936, Đức cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn truyền chức năm và chức sáu cho thầy Phan và thầy Túc. Ngày 22.05.1937, Đức cha phong chức linh mục cho hai thầy. Đây là lần truyền chức đầu tiên của Đức cha Hồ, nên Ngài đă đổi tên cha Phan là cha Thủ, có ư nói hai tân chức Thủ-Túc sẽ là tay chân của ngài.

 

Nhận thấy thầy Phan thực sự đạo đức và thánh thiện, lại giỏi Tín lư và Triết học kinh viện, nên sau khi thầy lănh chức linh mục, Đức cha Hồ đă cử cha Thủ làm giáo sư Triết học và Linh hướng cho các chủng sinh Đại chủng viện. Khi Đại chủng viện chuyển về Quần Phương, cha Thủ dạy thêm môn Giáo luật. Đặc biệt trong số sinh viên Triết học của cha Thủ có các thầy sau khi thụ phong linh mục đă vào tu Đồng Công là: Cha Phạm Văn Hóa (cha Phương), Cha Hilariô.M. Đỗ Tri Tâm (cha Thuyên), Cha Bênađô. M. Bùi Khải Hoàn (cha Trung).

 

Đang khi làm giáo sư tại Đại chủng viện, cha Thủ có ư định đi tu ḍng. Cha đă đến gơ cửa Ḍng Đaminh, Hội Thừa Sai Paris, cuối cùng là Ḍng Châu Sơn. Ngay thời gian chuẩn bị nhập Ḍng Châu Sơn th́, vào lễ kính Đức Mẹ Đau Thương, 04.04.1941, ngày thứ Sáu trong Tuần Thụ Nạn, cha Thủ được ơn soi sáng: Lập một Hội ḍng để giúp người Việt Nam nên thánh, v́ Cha cho rằng người Tây nên thánh được sao người Việt lại không? Ngày 21.11.1941, lễ Đức Mẹ Dâng Ḿnh, Cha đă tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

 

Tháng 02.1942, Đức cha cử cha Thủ làm Trưởng ban Truyền giáo Địa phận. Ư Chúa đă rơ, Cha đang có ư hướng lập một Ḍng truyền giáo, nay lại được làm Trưởng ban Truyền giáo th́ c̣n ǵ bằng! Thế là Cha quyết tâm t́m một đường lối thích hợp, đồng thời chiêu tập những người cùng chí hướng vào nhóm của Cha, để thử nghiệm đời sống cộng đoàn cho Hội ḍng tương lai.

 

Sau 17 tháng làm Trưởng ban Truyền giáo, ngày 16.07.1943, lễ Đức Mẹ Carmel, Đức cha cử Cha Thủ làm Chánh xứ Dương A. Sau 3 năm coi xứ Dương A, Đức cha lại cử Cha làm Chánh xứ Liên Thủy. Trong thời gian coi xứ, Cha rất nhiệt t́nh và hăng say truyền bá ḷng tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ. Cha đă tận hiến cả giáo xứ cho Đức Mẹ, khích lệ các gia đ́nh tôn vương Mẫu Tâm, đền tạ Trái Tim Đức Mẹ và lập các hội đoàn công giáo như: Mẫu Tâm công giáo, Mẫu Tâm thương gia...

 

Cha xứ Liên Thủy liền chọn nơi đây làm chiếc nôi cho Ḍng Đồng Công. Ngày 15.08.1948, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn trước khi qua đời 100 ngày, đă ban hành một văn kiện chuẩn nhận nhóm Truyền giáo của Cha Thủ thành Hội Đạo Đức (Pia Unio), với danh hiệu Đoàn Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Từ nay, những người trong Đoàn Đồng Công sẽ gọi nhau là anh em và Cha Thủ được anh em gọi là Anh Cả. Như vậy, trong giai đoạn này, ngoài trách vụ Cha xứ Liên Thủy, Bề trên Sáng lập Đoàn Đồng Công, Ngài c̣n gánh thêm chức vụ Phó ban Truyền giáo Giáo phận Bùi Chu (1950), Bề trên Ḍng Khiết Tâm (02.02.1952), Bề trên Ḍng Mến Thánh Giá Bùi Chu, cùng hai nhiệm vụ nữa là Tư vấn Giáo phận và giải tội cho Đức cha.

 

Ngày 15.12.1952, Ṭa thánh Vatican thẩm tra Hiến pháp Ḍng Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. Vào lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, ngày 02.02.1953, Đoàn Đồng Công được Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám Mục Bùi Chu tuyên Sắc Thành Lập Ḍng Đức Mẹ Đồng Công và Cha Đaminh Maria giữ nhiệm vụ Bề trên tiên khởi. Cùng ngày đó, 36 anh em được nhập lớp Tập đầu tiên của Ḍng.

 

Lănh Đạo và Dẫn Dắt Hội Ḍng

 

Năm 1954, khi đất nước bị chia đôi theo Hiệp định Genève, Cha Đaminh và toàn Ḍng đă rời miền Bắc vào miền Nam. Sau khi tạm trú vài nơi, Cha Đaminh và toàn Ḍng đă về Cù Lao Giêng. Ngày 02.02.1955, lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thánh, Cha Đaminh vĩnh thệ trước mặt Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi tại nhà thờ Gia Định, với ơn chuẩn của Ṭa Thánh.

 

Năm 1956, Ḍng về định cư tại Thủ Đức, Gia Định-Sài G̣n. Chính tại đây, Tổng Tu Nghị I của Ḍng được triệu tập, Cha Đaminh đă được bầu làm Bề Trên tiên khởi của Ḍng. Tiếp đó, Cha c̣n được bầu làm Bề Trên trong các Tổng Tu Nghị II, III, IV.

 

Ngày 02.06.1975, Cha Đaminh bị cầm tù tại Dilinh, Lâm Đồng cùng với một số anh em Ḍng (52 người). Ngày 29.04.1977 Cha Đaminh được trả tự do và về sống với anh em Ḍng tại địa chỉ 33b/2 ấp Phú Châu, Tam Phú, Thủ Đức (Nhà 30 gian, Đệ tử viện cũ). Ngày 16.05.1987, biến cố đau thương lớn lao xảy đến cho Ḍng, nhiều anh em bị bắt, nên hôm sau Cha Đaminh tạm lánh lên Sài g̣n làm đơn khiếu nại. Nhưng đến ngày 02.07.1987, Cha Đaminh bị bắt tại Tân B́nh, Sài G̣n. Ṭa đă kết án ngài tù chung thân, sau phúc thẩm đă giảm xuống 20 năm.

 

Trong sự quan pḥng đặc biệt của Trời Cao, ngày 18.03.1993, Cha Đaminh đă được trả tự do, trở về đoàn tụ với anh em Ḍng.

 

V́ tuổi cao sức yếu, ngày 15.06.2006, Cha Đaminh đă ủy quyền Tổng Phục Vụ cho Linh mục Gioan Maria Đoàn Phú Xuân để Ngài có thời giờ nghỉ ngơi, dọn ḿnh về với Chúa.

 

Cuộc Khổ Nạn Cuối Đời

 

Vào đầu tháng 8/2006, ngài đă bị tai biến mạch máu năo mà không biết. Vào ngày 8/8 ngài mới được đưa vào bệnh viện để chữa trị. Sau khi ở bệnh viện này một ngày một đêm, ngài vẫn không khá hơn mà lại tỏ ư muốn về nhà ḍng. V́ tại bệnh viện ngài không ăn được và ngủ được, có lẽ là v́ nhớ anh em.

 

Vào ngày 11/8, sức khỏe của ngài càng ngày càng tệ. Ngài chỉ ăn được cháo và phải có người đút cho. Ăn uống chẳng c̣n ra bữa, lúc nào đói th́ ăn, bất kể ngày đêm. Có ngày không ăn ǵ nhưng ban đêm lại ăn hai lần. Vấn đề vệ sinh th́ hoàn toàn không c̣n làm chủ được nữa, ngài phải mang tă. Tất cả mọi sự đều nhờ anh em giúp. Hoàn toàn cải lăo hoàn đồng về thể lư. Ngài không c̣n dâng lễ được nữa, mà c̣n chỉ chịu Ḿnh Thánh được thôi. Ngài nói rất khó nghe, v́ lưỡi không c̣n cử động dễ dàng như trước. Tay phải và chân phải bị liệt, phải ngồi trong xe lăn.

Ngày 03.01.2007, Cha Đaminh rất yếu mệt, sau mấy ngày liền không ăn ngủ ǵ, nên anh em Ḍng đă đưa Ngài đi cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, quận 5, và ngài tỏ ra rất sẵn sàng về với Chúa sau khi lănh phép Xức Dầu và của Ăn Đàng. Nhờ ăn bằng ống và thở bằng ống, sức khỏe ngài khả quan hơn một chút. Theo bác sĩ th́ ngài vẫn c̣n bị triệu chứng tai biến mạch máu năo, viêm phế quản măn tính, viêm phổi măn tính và huyết áp thấp.

 

Nhưng với những lời cầu nguyện và hy sinh thiết tha của anh em Ḍng cũng như của những người thân quen, Chúa và Đức Mẹ lại thương đưa Cha Đaminh về chung sống với đoàn em vào ngày 09.01.2007, nhưng vẫn phải tiếp tục ăn bằng ống.

 

Ngày 11.06.2007, bệnh t́nh Cha Đaminh trở nặng, anh em Ḍng lại đưa ngài đi cấp cứu. Ngày 15.06.2007, bệnh Cha Đaminh trở nên nguy kịch, các bác sĩ quyết định đưa ngài vào pḥng hồi sức đặc biệt. Ngài rất khó thở và phải thở bằng ống. Các bác sĩ nói họ không ngờ ngài có thể sống được tới bấy giờ, và không c̣n sống được bao lâu nữa.

 

Thật vậy, mọi phương cách đều phải khuất phục Thánh ư Chúa và Người đă gọi Cha Đaminh về với Người lúc 20 giờ 45, thứ Năm, ngày 21.06.2007 tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, hưởng thọ 101 tuổi.

 

Trời Canvê Ngày An Táng

 

 

Suốt thời gian quàn ngài trong nhà nguyện, ngày nào cung mưa, có khi mưa rả rích suốt đêm và mưa lớn ban ngày, giông gió giật mạnh làm các tấm dù căng trên lễ đài phải giăng kéo bằng nhiều sợi dây cáp và dây dù. Việc căng các biểu ngữ cũng gặp phải nhiều khó khăn v́ "mưa".

 

 

Ngày 25 phải đội mưa để căng cho xong, thế mà,
sáng ngày 26 trời vẫn mưa rả rích cho đến 6g30 sáng th́ tạnh hẳn. Lúc này phải đi lau từng chiếc ghế đă kê trong lễ đài ... trời mát và có chút gió.

 

Nghi thức di quan lúc 7g15 và đến 7g35 mới chính thức làm dấu đầu lễ th́ bầu trời đă có nắng, ít mây hơn. Đôi lúc cũng có nắng gắt. Nhưng đến quăng 8g15 th́ trời kéo nhiều mây đen hơn, đe dọa, cũng có ít hạt mưa đâu đó và bầu trời tối hơn... Chừng một khắc sau trời lại trở lại quang đăng b́nh thường với chút nắng  cho đến xong lễ.

 

 

Lúc Di quan tiễn ngài ra đất thánh cũng chỉ có nắng nhẹ, mát mẻ hơn nhưng khoảng 9g50 th́ mây đen kịt kéo đến che lấp cả bầu trời. Ai cũng nghĩ là không xong, chắc phải đội mưa mà an táng cho xong. Ban tổ chức đă mua sẵn 5000 áo mưa du lịch để sẵn, nếu cần th́ mặc vào và dự cho đến hoàn tất và nhất định không chạy mưa v́ chỗ đâu mà chạy. Nhưng mọi ư nghĩ của con người chẳng phù hợp với ư nghĩ của Chúa. Chừng một khắc sau trời lại quang đăng cho đến khi an táng xong. Trời nắng gắt hơn một chút v́ đă hơn 10g.

 

 

 

Bài Giảng Lễ An Táng của Đức Cha Châu Ngọc Tri

 

Sau đây là một số đoạn chính yếu tiêu biểu trong bài giảng dài 17 phút của Đức Cha Châu Ngọc Tri, Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng, cho Lễ An Táng của Cha Thủ:

 

“Kính thưa Cộng Đoàn Phụng Vụ,

 

“Hôm nay, giữa cộng đoàn đông đủ của chúng ta không phải chỉ có một người chết. V́ là cái đinh của buổi lễ hôm nay chín h là Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, đă sống trên 100 năm, 70 năm linh mục, là vị sáng lập Ḍng Đồng Công. Và c̣n một người thứ hai nữa không biết chúng ta có để ư không? Đây là một người đàn ông chỉ 33 tuổi…

 

“Hai cái chết, hai cuộc đời. Cuộc đời Đấng Cứu Thế và c uộc đời của người đi theo Đấng Cứu Thế. Cái chết của Thiên Chúa làm người và cái chết của con người. Cuộc đời này là cảm hứng cho cuộc đời kia. Cái chết này là bảo đảm chắc chắn cho cái chết nọ…

 

“Được tin Cha Đaminh Maria qua đời, một linh mục có tuổi đang nói chuyện với tôi, đă nhận định ngay rằng Cha Thủ có lẽ sẽ nên thánh cả chiếu lẫn giường…

 

“Tôi không muốn kể lễ dài ḍng về cuộc sống của ngài. V́ tôi không được biết nhiều, và tôi cũng không có quyền phong thánh cho ngài. Nhưng mà những ǵ tôi nghe được, những ǵ đang diễn ra hôm nay trước mắt chúng ta, với đông đảo các linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân trong một mầu trắng tang chế thương tiếc, cho tôi cái cảm giác rằng ngài đă nên thánh và ngài đang sống trong b́nh an, trong hạnh phúc. Bởi v́, cuộc đời của ngài đă chọn những phương tiện nên thánh chắc chắn nhất, đó là thập giá Đức Giêsu (biệt chú của người viết, trong cuốn video những năm cuối đời của ngài cho thấy ngài hôn Thánh Giá rất lâu trước khi ngủ và đặt Thánh Giá trên môi trong khi ngủ), với cuộc sống đầy khổ hạnh của ngài, và Đức Maria mà ngài đă nhận làm Mẹ và làm Mẹ của cả hội ḍng ngài thành lập…

 

 

“Cha Đaminh Maria, từ ngày thành lập, đă đem Mẹ về ḍng ḿnh. Khi chọn tên gọi cho ḍng là Ḍng Đồng Công. Và hơn thế nữa, ngài c̣n muốn mọi thành viên của ḍng đem mẹ về nhà ḿnh bằng cách đặt tên hiệu của Mẹ sau tên thánh rửa tội của ḿnh. C̣n chính ngài mang tên thánh là Đaminh Maria…

 

Thân xác cha Đaminh Maria đang c̣n ở đây với chúng ta trong phút chốc nữa. Ngài đang tham dự Thánh Lễ sau cùng với chúng ta, rồi thân xác ngài sẽ được vú sâu vào ḷng đất này. Nhưng đức tin của ngài, gương sống của ngài, sự nghiệp Đồng Công của ngài, tôi tin rằng sẽ măi c̣n tồn tại…

 

“Cùng Cha Đaminh Maria. Chúc mừng cha được Chúa gọi về. Chúc cha luôn b́nh an hạnh phúc. Và một chút riêng tư, tôi cũng gửi lời thăm Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chia, Giám Mục tiên khởi giáo phận Đà Nẵng, vị tiền nhiệm đáng kính của con. Chính người đă ban sắc thành lập Ḍng Đồng Công ngày 2/2/1953 tại Bùi Chu, và cũng chính ngài đă nhận lời khấn trọn đời của cha Đaminh Maria vào ngày 2/2/1955 tại nhà thờ Gia Định.

 

“Cùng anh em trong đại gia đ́nh Đồng Công. Xin chia buồn trước sự ra đi của Người Anh Cả của anh em. Như Chúa Kitô đă chết để Giáo Hội lớn mạnh, Chúa gọi người Anh Cả về để gia đ́nh Đồng Công được thêm phát triển. Kính chúc anh em luôn thăng tiến...”

 

 

 

Hạt Lúa Miến Mục Nát…

 

Lễ an táng của ngài được tường tŕnh là có trên 4000 giáo dân, 1200 tu sĩ nam nữ, 210 vị linh mục, 3 đan viện phụ và 2 giám mục, chưa kể 100 công an được sai phái đến để giữ trật tự và đề pḥng bất trắc xẩy ra.

 

Theo tôi, trong một thời điểm đang hết sức căng thẳng và sôi động tại Việt Nam về t́nh h́nh đàn áp thành phần lên tiếng về nhân quyền mà lại có một cuộc tụ họp đông đảo như vậy th́ phải kể là sự lạ, như đám tang có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử loài người diễn ra ở Vatican hôm Thứ Sáu 8/4/2005, với 500 ngàn người tại ngay Quảng Trường Thánh Phêrô, bao gồm trên 300 vị đại diện chính trị và tôn giáo, 600 ngàn người ở các vùng lận cận theo dơi bằng màn ảnh lớn, mà không xẩy ra một bất trắc nào, trong thời điểm đang gia tăng nạn khủng bố toàn cầu.

 

Nếu năm 1987, cá nhân Cha Thủ và cộng đồng Ḍng Đồng Công đă bị công an đầu tiên bắt v́ tội “tụ họp bất hợp pháp” 60 người thuộc tổ chức Gia Đ́nh Đồng Công ở Nhà 30 Gian sát ngay nghĩa trang, th́ 20 năm sau, một cuộc tụ họp khác c̣n đông gấp trăm lần như vậy, được 100 công an sai đến canh giữ trật tự, không phải là sự lạ hay sao?

 

Cả việc thẩm quyền địa phương không cho phép ngài được chôn táng ngài tại nội vi của nhà ḍng, song phải mang ra nghĩa trang mà chôn, cũng không ngoài ư Chúa. Theo lịch sử, nếu cộng sản đă hết sức khôn khéo t́m cách chống phá Giáo Hội Công Giáo nói chung và Giáo Hội Balan nói riêng, mà vẫn từ ngay nước cộng sản Balan này xuất hiện một vị Giáo Hoàng không phải người Ư sau 455 năm thế nào, th́ nơi trường hợp đổi chỗ an táng cho Cha Thủ cũng chất chứa một ư nhiệm nào đó.

 

Phải chăng, v́ Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ là của mọi người, nên ngài thuộc về mọi người, chứ không riêng của Ḍng Đồng Công, v́ ngài chẳng những được Chúa dùng để sáng lập Ḍng Đồng Công mà c̣n được sai đến để lo huấn thánh cho người Việt Nam, nơi hội ḍng Việt Nam đầu tiên do ngài lập nên chính v́ mục đích này, và, v́ ngài đă thiết tha với đất nước dân tộc Việt Nam, bằng việc liên lỉ xin ơn ḥa b́nh cho Việt Nam, qua các kinh nguyện của ngài dọn cho anh em ḍng đọc?! Phải chăng biến cố đổi chỗ chôn táng Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ này đă ứng nghiệm lời Chúa: “Không ai thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, song đặt nó trên giá để  nó soi sáng cho cả nhà” (Mt 5:15)!?

 

Tóm lại, cuộc đời của vị linh mục được Thiên Chúa sử dụng sáng lập Ḍng Đồng Công chẳng khác ǵ bầu trời Canvê như ngày an táng ngài. Cuộc khổ nạn cuối đời của ngài cũng tương tự như cuộc khổ nạn của Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đă không nói được nữa vào chính lúc ban huấn từ Lạy Nữ Vương cho Chúa Nhật Phục Sinh 27/3/2005, và đă bị hôn mê rồi qua đi trong bệnh tật hôm Thứ Bảy 2/4, sau khi nhập bệnh viện mấy lần, v́ những chứng bệnh trầm trọng khác nhau, như bị đột xuất nhiễm trùng, bị hư tâm mạch bất khả văn hồi, bị xưng ống tiểu tiện v́ nhiễm trùng, bị tăng áp huyết tim và thiếu máu cục bộ.

 

Cuộc khổ nạn của Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ cũng thế, cũng hầu như bị cấm khẩu và nhập bệnh viện mấy lần v́ các chứng bệnh khác nhau, như bị tai biến mạch máu năo, viêm phế quản măn tính, viêm phổi măn tính và huyết áp thấp. Thậm chí, như Chúa Giêsu trong cuộc Khổ Nạn và Tử Giá đă không c̣n h́nh thù loài người và dung nhan con người thế nào (x Is 52:13-14), vị linh mục sáng lập Ḍng Đồng Công biệt danh Đaminh Maria Thánh Giá cũng đă hoàn toàn biến dạng và biến diện, không c̣n tầm vóc cân đối và khuôn mặt đẹp lăo của ngài nữa, khi ngài vào bệnh viện lần cuối! Tôi đă giật ḿnh đến kinh sợ khi nh́n thấy tấm h́nh của ngài đang nằm trên giường vào những giờ phút cuối cùng, được một người con của anh em thân hữu Đồng Công ở Việt Nam đă chụp lén nhà thương.

 

Một trùng hợp nữa, ngoài cuộc khổ nạn cuối đời, giữa Cha Đaminh Maria và Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng “totus tuus”, đó là cả hai đă sống đời tận hiến cho Mẹ Maria theo đường lối của Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) trong tác phẩm Luận Về Ḷng Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria của thánh nhân, một cuốn cẩm nang Thánh Mẫu mà tu sĩ Đồng Công phải học hỏi trong năm tập, một thời gian được mở màn bằng Lễ Nghi Tận Hiến cho Mẹ và được kết thúc bằng lời khấn tạm lần đầu.

Phải chăng các vị thánh đều có một thân mệnh giống nhau, đó là được phúc uống chén đắng với Thày (Mt 20:22-23): “Thày đi để dọn chỗ cho các con, rồi Thày sẽ trở lại với các con, để Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày” (Jn 14:3)?

 

Đúng thế, nếu ngay ở đời này, vị linh mục được ơn sáng lập Ḍng Đồng Công vào chính ngày Lễ Mẹ Đau Thương 4/4/1941 đă được Chúa Kitô Khổ Nạn và Tử Giá trở lại để đem ngài đi đến “chỗ” của Người, và ngài đă thực sự được mai táng với Người qua tất cả mọi khổ đau về cả tâm hồn lẫn thể xác của ḿnh trong cuộc hành tŕnh đức tin kéo dài trên 100 năm theo Người, th́ ngài cũng sẽ được chung phn vinh quang phục sinh với Người (x Rm 6:4), như một hạt lúa miến mục nát đi…

 

Biết đâu, sau 5 năm được cải táng để bắt đầu tiến tŕnh phong thánh cho ngài, người ta thấy được chẳng những một thân xác không hư thối, mà c̣n trở lại nguyên dạng, không c̣n dị dạng như trước khi chết nữa. Chính việc biến đổi này, nếu xẩy ra, th́ thực sự là dấu chứng cụ thể chẳng những cho thấy dấu vết phục sinh của ngài mà c̣n cả thánh đức của “Cha Thánh Thủ” nữa vậy.

 

 

Chương này được trích từ trang website Chi Ḍng Đồng Công

http://www.dongcong.net/DongDongCong/RIP/Anh_Ca/KinhBao.htm, cũng như từ các điện thư của Gia Đ́nh Đồng Công, trừ đoạn kết “Hạt Lúa Miến Mục Nát” và các tiểu đề được người viết thêm vào.

 

NỘI DUNG

 

 

Một Vị Sáng Lập với Ba Di Sản

 

7- Một Vị Sáng Lập

27- Di Sản Một Hội Ḍng

40- Di Sản Một Chi Ḍng

52- Di Sản Một Gia Đ́nh Đồng Công

 

Sứ Mệnh Vượt Thoát Truyền Giáo

 

61- Lệnh Lên Đường

71- Lênh Đênh Hải Ngoại

81- Đức Tin Vượt Đại Dương

 

Lư Tưởng Thánh Đồng Công

 

97- Cha Th - Tần Số Thánh

103- Cha Thủ - Yêu Sống Thánh

122- Cha Thủ - Huấn Luyện Thánh

136- Cha Thủ - Linh Hướng Thánh

149- Cha Thủ - Ảnh Hưởng Thánh

165- Cha Thủ - Một Vị Thánh

171- Cha Th - Linh Đạo Thánh