HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG D̉NG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

 

CHA ĐAMINH MARIA TRẦN Đ̀NH THỦ, CMC

 

Hạt Lúa Miến Mục Nát cho Mùa Thánh Đức Việt Nam

 

 

 

LÊNH ĐÊNH HẢI NGOẠI

 

  

 

Q

uả nhiên mọi sự đă xẩy ra đúng như thế. Sáng ngày Thứ Tư 30/4/1975, trên một trong những chiến hạm mang tên Greenville Victory, nhóm trung ương chúng tôi, sau khi đă từ Phước Tỉnh sang Bến Đá ngủ đêm hôm Chúa Nhật 27, đă bắt đầu ra khơi thực hiện cuộc hải tŕnh lên đường nhắm hướng hải phận quốc tế, và cũng vào chiều hôm đó chúng tôi đă lên được những con tầu thật là khổng lồ chưa từng có, những con tầu chúng tôi đă từ bờ Phước Tỉnh nh́n thấy mập mờ nhỏ xíu ở chân trời như những viễn tượng xa xăm như không tưởng đối với thân phận không phải là nhân viên làm việc cho Mỹ quốc của ḿnh. Thế là ứng nghiệm đúng như lời quả quyết của vị đă sai chúng tôi xuất hành lên đường “để giữ lấy ḍng và để truyền giáo”.

Tuy nhiên, khi tới được niềm hy vọng có thể được vượt thoát để thi hành sứ vụ được sai đi của ḿnh này, nhóm anh em chúng tôi được chia ra ở trên 7 con thuyền đánh cá khác nhau bắt đầu thất lạc nhau, nhóm đi thuyền nào th́ lên những chiến hạm được con thuyền của ḿnh chở tới. Có lẽ trong lịch sử hải hành, hải phận quốc tế chưa có một cảnh nhộn nhịp nào xẩy ra như vào dịp cuối tháng tư đen này. Bởi v́, chẳng ai bảo ai, các thuyền bè từ các nơi trong bờ thuộc vùng Phước Tỉnh và Bến Đá đều ùa ra theo hướng thấy những điểm báo có những chiếc chiến hạm này. Vừa ra khỏi bến được một lúc, nh́n vào bờ, Bến Đá đă bắt đầu bốc khóc đen ng̣m. Cộng sản đă tấn công đến nơi. Để rồi, khi tới nơi, các thuyền liền nhào đến chiếc chiến hăm nào gần nhất, rồi hô hoán và vội vàng t́m cách để được vớt lên tầu.

 

Khi chiếc thuyền chở nhóm trung ương chúng tôi tới chiến hạm được thấy đầu tiên, bấy giờ vào khoảng hơn 7 giờ chiều, th́ đă có cả mấy chục con thuyền khác, kể cả những chiếc xà lan, bám sát một bên mạn tầu, nơi đồng bào chạy loạn Việt Nam của tôi đang được vớt lên tầu bằng hai cánh, một là leo thang dọc theo mạn tầu, hai là ở trong cái rọ cẩu hàng hóa được thả xuống từng đợt để kéo lên tầu mỗi lần khoảng 20 chục mạng đứng chen chúc nhau. Bấy giờ, dù đang bị say sóng đến nỗi quả thực mửa ra mật xanh ngay trong ḷng bàn tay và thật là đắng đót trong miệng, đến nỗi chỉ muốn chết hơn là sống, tôi cũng đă vội vàng vơ hành lư cá nhân của ḿnh, nhẩy như chim, rất nhanh, từ thuyền này sang thuyền khác, từ xà lan này sang xà lan kia, hay từ xà lan sang thuyền hoặc từ thuyền sang xà lan, đậu sát nhau, để đến được chỗ mọi người đang tụ nhau để chờ cái rọ thả xuống mà nhào vô. Ít người dám leo thang bên sườn tầu, rất nguy hiểm và đă có người bị rơi xuống biển khi đang leo lên tầu theo kiểu này.

 

Cho tới khi lên được trên chiếc chiến hăm to lớn như một khu chung cư cả trăm pḥng này và cao như một cao ốc 10 tầng ấy, câu đầu tiên tôi nghe thấy là tiếng ḥa la: “Con ơi” ở phía mạn tầu bên kia, và cảnh đầu tiên tôi thấy là có hai người đàn bà đang cố hết sức gh́ giữ một người đàn ông cởi trần. Tôi đă đến ngay hiện trường xem sao th́ thấy một con thuyền đang lênh đênh trên biển cả mênh mông bên kia mạn tầu, và trên mui thuyền đang có một đứa bé, không biết nam hay nữ, nằm trơ trọi một ḿnh cùng với con thuyền không người lái đang nổi trôi bất định đi vào màn đêm sắp buông xuống trên biển cả mênh mông vô tận. Thế rồi tôi cảm thấy con tầu di chuyển sau khi có tiếng súng nổ ở mạn tầu đang kéo người lên. Và chiếc tầu chầm chậm xa dần đám anh chị em đồng bào bất hạnh của tôi đang ở dưới chưa được vớt lên, (trong đó có cả những người anh em thuộc nhóm của tôi), v́ tranh nhau đến lỡ nổ súng. Họ thảm thiết kêu gào vẫy gọi... từ từ, càng lúc họ càng trở thành những chấm phá giữa biển cả mênh mông trên những chiếc thuyền hay xà lan không người lái, lênh đênh với sóng nước, bập bềnh trôi vào đêm đen!

 

Ôi, đó không phải là những thảm cảnh đầu tiên tôi được chứng kiến thấy trong cuộc hành tŕnh lên đường của ḿnh, những thảm cảnh cho thấy cái giá quá cao bất đắc dĩ phải trả cho một cuộc vượt thoát, cho tự do. Cảnh thứ nhất c̣n quằn quại và thê thảm hơn thế nữa, không bao giờ tôi có thể quên được. Đó là vào sáng Chúa Nhật 27/4/1975, sau khi nghe cộng sản sắp tới, đoàn tầu đánh cá của dân cả trăm chiếc đậu ở Phước Tỉnh, (trong đó có những chiếc thuyền chở nhóm anh em chúng tôi), bắt đầu rủ nhau ra khơi, th́ thấy xuất hiện những người anh em quân đội của ḿnh, những người cũng muốn vượt thoát như mọi người, v́ chẳng những hàng ngũ quân đội đă tan ră mà c̣n v́ bị cộng sản đuổi đến nơi. Thế nhưng, không một thuyền nào đă dám cho anh em quân đội lên, có lẽ v́ sợ không biết có phải là quân đội hay là cộng sản cải trang, cho dù có là anh em quân đội đi nữa, nếu cho lên thuyền có thể sẽ bị họ uy hiếp đi ngược hướng vượt thoát của ḿnh hay chăng v.v.? Thế là đoàn thuyền chẳng khác ǵ như đàn vịt đă xô nhau tuốn ra khơi dưới lằn đạn bắn ào ào như mưa của những người c̣n lại trên bờ, những người đă từng chiến đấu v́ dân v́ nước đang điên lên nả súng, có lẽ lần cuối cùng, song vào đồng bào ruột thịt của ḿnh!

 

Tuy nhiên, trên chiếc chiến hạm tôi ở, cũng có cả một số anh em quân đội, nhưng lại là những người đă yêu cầu được xuống tầu để trở lại vào bờ t́m về với gia đ́nh, không muốn vượt thoát một ḿnh nữa. Trong mấy ngày cuối tháng tư đen, những chiến hạm đă đón thêm nhiều người không phải là nhân viên của Hoa Kỳ như nhóm anh em chúng tôi. Họ rước cả những người đi từ những chiếc trực thăng đến, những chiếc trực thăng sau đó bị hất xuống biển. Đoàn dân vượt thoát tại hải phận quốc tế vào cuối tháng tư đen này, vào sáng Thứ Tư, 30/4, dưới trời mưa lấm tấm, trong khi chờ đợi đoàn tầu sửa soạn cùng nhau lên đường một lúc, đă năo nuột nghe từ đài phát thanh Sài G̣n lời vị tổng thống cuối cùng của nền dân chủ cộng ḥa Việt Nam là ông Dương Văn Minh tuyên bố trao quyền cho lực lượng giải phóng miền Nam đă hoàn toàn chiếm thủ đô Sài G̣n, và sau đó nghe giọng Trịnh Công Sơn hát những lời ca mà đối với Người Việt sắp xa quê hương ngàn năm yêu dấu bấy giờ là bài ca mất nước, song đối với thành phần “giải phóng miền nam” là bài ca “thống nhất” đất nước: “rừng núi giang tay nối lại biển xa, ta đi cầm tay lớn măi để nối sơn hà...”

 

Thế rồi, vào một buổi sáng đầu Tháng Hoa 1975, đoàn chiến hạm bắt đầu vượt trùng dương hướng về phía quần đảo Phi Luật Tân. Đối với những Người Việt ở trên chuyến vượt thoát này bấy giờ, nếu ngày mất nước là ngày 30 tháng 4 th́ ngày tha hương lênh đênh hải ngoại chính là ngày Thứ Sáu mùng 2 tháng 5 này. Đằng sau là chân trời quê hương mù mịt xa dần, để rồi biến mất trước một trời nước mênh mông bất tận. Những đứa bé c̣n bế ngữa bấy giờ nay đă tam thập nhi lập, nói chung, có đứa nói được tiếng Việt có đứa không. Những thiếu nhi bấy giờ nay đă ở vào tuổi dowmhill tứ tuần, chung chung biết nói, biết đọc và biết viết căn bản Tiếng Việt và c̣n một chút văn hóa Việt Nam. Những thanh niên nam nữ bấy giờ nay đă ở vào tuổi ngũ thập nhi tri thiên mệnh, thành phần đa số khá thông thạo Việt ngữ và khá dồi dào văn hóa chất Việt Nam. Nhóm tam thập nhi lập bấy giờ nay đă lục tuần, thành phần thông thạo Việt ngữ và đầy văn hóa Việt, có thể thay thế bậc anh chị của ḿnh đă ở vào tuổi hưu trí hay đă măn phần trên đất khách quê người, để nỗ lực phục vụ cộng đồng Người Việt Hải Ngoại ít là trong lănh vực truyền đạt văn hóa.

 

Những con người Việt Nam bắt đầu cuộc hải tŕnh lênh đênh hải ngoại bấy giờ làm sao có thể tưởng tượng được 30 năm sau Người Việt Hải Ngoại đă trở thành một cộng đồng như hiện nay ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nếu mỗi một người Việt Nam viễn xứ, kể cả sau 1975 cho tới nay, viết lại tỉ mỉ cuộc bỏ nước ra đi của ḿnh, với tất cả mọi chi tiết đầy đủ của nó, th́ phải có cả một thư viện vĩ đại mới chứa hết được những tập sử liệu hết sức bi thương cho thấy những ǵ cực kỳ thảm khốc gây ra từ biến cố tháng tư đen 1975 này. Có lẽ cảnh thương tâm nhất, theo tôi, chính là cảnh hải tặc, cướp của, hăm hiếp, giết người trên biển cả, thế nhưng, cảnh đáng tiếc nhất và xót xa nhất phải nói là cảnh chính anh chị em đồng hương Việt Nam cùng vượt thoát với nhau, khi ở vào những lúc thiếu thốn cùng khổ chẳng những đă không biết đoàn kết lại với nhau để chiến đấu và chịu đựng, trái lại, c̣n theo bản năng sinh tồn tự nhiên cùng ḷng tham vô đáy của con người, tỏ ra những thái độ gian manh và hành động nhỏ mọn, ở chỗ giành giật nhau từng miếng ăn, manh áo, đầy thủ đoạn và bạo lực, trong cuộc vượt thoát và tị nạn, trên tầu, ở đảo, nơi trại tị nạn v.v. Tương lai của cộng đồng Người Việt Hải Ngoại, có thể nói, đă xuất đầu lộ diện ngay từ khi bắt đầu cuộc vượt thoát định mệnh ấy.

 

Đoàn Người Việt bỏ nước ra đi bằng đường thủy tiên khởi vào đầu tháng 5/1975 trên những chiến hạm Hoa Kỳ đồ sộ ấy, nhưng lại là những chiến hạm chứa cả gần chục ngàn người trên mỗi chiếc, một con số phá kỷ lục đă làm cho những chiến hạm này không thể nào đáp ứng một cách thỏa đáng nhu cầu ăn uống cũng như phương tiện vệ sinh cho thành phần tị nạn được may mắn cứu vớt này. Chính v́ thế, họ đă tự động đứng ra điều hành lấy nhau trong việc phân phối những ǵ quan thiết liên quan đến vấn đề ăn uống. Bấy giờ, những ai biết nói tiếng Anh là những người làm vua trong đám Người Việt vượt thoát và tị nạn này. Bởi họ được người Mỹ trọng dụng và ưu đăi, được hưởng đủ thứ đặc ân đặc lợi. Vấn đề cũng phải thôi, v́ thợ đáng ăn lương của ḿnh. C̣n vấn đề thái độ và tư cách phục vụ của họ là chuyện khác. Thế rồi, đoàn chiến hạm đầy ắp Người Việt sống trong cảnh nheo nhóc ấy, mấy hôm sau, đă tạt vào Sulpice Bay ở Phi Luật Tân. Một số đă được lên máy bay, bay thẳng đến Guam trước. Một số được chuyển sang tấu khác để số người trên mỗi chiếc tầu dễ thở hơn. Nhóm anh em trung ương chúng tôi thuộc vào nhóm được chuyển sang chiếc tầu Trans Colorado. Ngày hôm sau, cuộc hải tŕnh lại bắt đầu tiếp tục cho tới chiều ngày 9/5/1975 th́ tới đảo Guam.

 

Khi c̣n cách bờ khoảng nửa tiếng hay hơn, có một phái đoàn từ trong bờ tiến ra và lên những chiếc tầu của chúng tôi, với một thông dịch viên, cho chúng tôi biết rằng chúng tôi đă đến đảo Guam, nhưng v́ hết chỗ, chúng tôi chỉ ghé vào nghỉ ngơi rồi lên máy bay sang đảo Wake ngay tối hôm ấy. Chúng tôi cũng được người thông dịch viên cho biết thêm là trên đảo Guam có đầy đủ đồ ăn thức uống cho chúng tôi rồi, xin đừng lo. Thế mà, v́ cả gần chục ngày đă bị khổ sở để sống c̣n chẳng những với đồ ăn thức uống, mà c̣n với cả những thứ đồ dùng cần thiết cho việc ăn uống, Người Việt tị nạn chúng tôi bấy giờ, không ai bảo ai, đều bụng buộc hay tay cầm lủng củng lẻng kẻng những thứ như cóng sữa ḅ được dùng vừa làm ly uống lẫn bát ăn ấy như một thứ đồ tùy thân quí báu của ḿnh, không thể nào bỏ lại trên tầu. Với hành trang kèm theo những thứ lếch thếch như thế, chúng tôi, chân người này có dép người kia không, áo quần người nào người ấy thốc tha thốc thếch, đầu mặt bơ phờ cả chục ngày không tắm gội v.v., ngơ ngác tiến qua giữa hai hàng người Mỹ trắng trẻo to lớn, trong những bộ y phục mầu sắc mùa hè thoải mái, tươi cười chào đón chúng tôi. 

 

Cho tới khi tận mắt chúng tôi thấy được các giẫy bàn đă được bầy sẵn vô số đồ ăn thức uống, chúng tôi mới tin lời người thông dịch. Sau khi quẳng ngay tất cả những thứ tùy thân quí giá đă được bàn tay tháo vát Việt Nam cố gắng chế ra để vừa ăn lẫn uống ấy vào thùng rác, mọi người đă tỏ ra không khách khứa, bắt đầu chính thức thưởng thức những thứ thực phẩm của Mỹ quốc, những thứ dù không hay chưa hợp khẩu vị Việt Nam của ḿnh cũng trở thành những ǵ mỹ vị ngon lành trong lúc đói bụng. Sau đó, những chiếc xe buưt cao lớn Mỹ quốc đă xuất hiện chở chúng tôi rảo qua một ít thành phố trước khi đến phi trường, lên những chiếc C-30 hay C-40, và ngồi lúc nhúc trên sàn máy bay, để sang Wake Island. Xuống máy bay vào lúc nửa đêm về sáng của đảo Wake. Chúng tôi đă được khám xét kỹ lưỡng xem có dao súng ǵ chăng, và được hướng dẫn tổng quát về đảo cũng như về sinh hoạt khi tạm trú ở đây, trong đó có việc lănh vé đi ăn một ngày ba bữa cũng như việc lĩnh quần áo để mặc.

 

Lần này, sau kinh nghiệm về đồ ăn thức uống bên Guam Island, chúng tôi tỏ ra hết sức tin tưởng vào những ǵ đă nghe bấy giờ, nhất là về vấn đề quần áo. Bởi đó, riêng tôi, sau khi tắm rửa vào sáng hôm đó, đă vứt ngay đi các thứ quần áo bẩn thỉu của ḿnh để sửa soạn mặc những thứ đồ mới của Mỹ quốc. Tiếc thay, những bộ quần áo mới của Mỹ quốc là những thứ y phục chỉ hợp với các loại thân thể extra large mà thôi, nếu tôi mặc vào th́ chỉ cần một chiếc quần của họ cũng đủ kéo lên tới cổ của tôi, không cần mặc áo nữa. Đó là lư do nhóm anh em chúng tôi đă đổi thuốc lá lĩnh được cho những người có cơ hội chọn lựa và phân phát quần áo để lấy các bộ y phục tạm vừa với tầm cỡ của ḿnh.

 

Trong hai tháng rưỡi ở đây, từ 10/5 đến 25/7, tôi đă thấy chưa bao giờ Người Việt sống thoải mái như vậy. Cả ngày thảnh thơi, buổi sáng ra băi biển ngắm cảnh rạng đông lên và tập thể thao, ban ngày xếp hàng vào ăn ba bữa no nê, trong ngày ra phi trường t́m đón người thân từ Đảo Guam sang, (trong khi đó có một số người, vào những ngày đầu, v́ quá nhớ người thân, đă bay về Guam, xuống tầu Việt Nam Thương Tín về lại VN), hay đi dạo từ đầu đến cuối hải đảo toàn san hô có chừng mấy trăm căn nhà hai ba pḥng ngủ bỏ không này mất khoảng 1 tiếng (phải đi bộ ngược chiều xe hơi), tối đến có một số kéo nhau ra băi biển (phía khu nhà ăn trắng) để nghe danh ca Khánh Ly hát. Một ít lâu sau thành phần giữ đảo kể như bỏ hoang hầu hết là người Phi làm cho Mỹ ở đấy đă thấy những con diều bay phất phới trên nền trời hải đảo. Thậm chí có cả những bữa thịt chó lậu ở một số mật thất nào đó. Ngày ra phi trường lên máy bay, trong số đồ dùng của Người Việt tị nạn, người ta thấy đă có những chiếc áo khoác măng tô được biến chế từ những cái chăn nhà binh đă phát cho từng người khi nhập đảo.

 

 

 

 

NỘI DUNG

 

 

Một Vị Sáng Lập với Ba Di Sản

 

7- Một Vị Sáng Lập

27- Di Sản Một Hội Ḍng

40- Di Sản Một Chi Ḍng

52- Di Sản Một Gia Đ́nh Đồng Công

 

Sứ Mệnh Vượt Thoát Truyền Giáo

 

61- Lệnh Lên Đường

71- Lênh Đênh Hải Ngoại

81- Đức Tin Vượt Đại Dương

 

Lư Tưởng Thánh Đồng Công

 

97- Cha Th - Tần Số Thánh

103- Cha Thủ - Yêu Sống Thánh

122- Cha Thủ - Huấn Luyện Thánh

136- Cha Thủ - Linh Hướng Thánh

149- Cha Thủ - Ảnh Hưởng Thánh

165- Cha Thủ - Một Vị Thánh

171- Cha Th - Linh Đạo Thánh