GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 26/7/2005

 

1) Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Phép Rửa và Vấn Đề Tâm Bệnh

2) Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là “Một Đối Phó của Thiên Chúa với Khuynh Hướng Tục Hóa” (tiếp và hết)

3) Biện Pháp của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Giúp Đỡ Thành Phần Phụ Nữ Bụi Đời: Khuyến Dụ Tổng Kết (tiếp và hết)

   

   

Đạo Luật cho phép Hôn Nhân Đồng Tính ở Canada: Vấn Đề Phép Rửa và Vấn Đề Tâm Bệnh

Về vấn đề phép rửa, trước khi đạo luật cho phép hôn nhân đồng tính ở Canada được ban hành 1 tuần, theo mạng điện toán toàn cầu Zenit ngày 15/7/2005, ĐHY Marc Ouellet TGP Quebec đã cho biết là: “Theo giáo luật của mình, chúng tôi không thể chấp nhận các chữ ký của hai người cha hay hai người mẹ làm cha mẹ của một em nhỏ”.

Tờ nhật báo Ottawa Citizen cho biết là vị phó tổng thư ký của hội đồng giám mục Canada là Benoit Bariteau, đã làm sáng tỏ vấn đề là Giáo Hội chỉ từ chối làm phép rửa cho em nhỏ nếu cả hai người cha hay cả hai người mẹ cứ nhất định đòi ký vào chứng thư rửa tội của em nhỏ mà thôi. Nếu chỉ có một chữ ký mà thôi thì Giáo Hội vẫn không từ chối việc làm phép rửa cho em nhỏ của cặp hôn nhân đồng tính.

Về vấn đề tâm thần, một cuộc họp mới đây của Hiệp Hội Tâm Thần Hoa Kỳ (APA: American Psychiatric Association) về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đã chứng tỏ cho thấy rằng hoạt trình  chính trị đã không để ý gì tới các sự kiện về khoa học. 

Bác sĩ Rick Fitzgibbons, vị đã đóng góp chính yếu cho bài “Đồng Tính Luyến Ái và Niềm Hy Vọng” của Hiệp Hội Y Khoa Công Giáo, và là vị đồng tác giả của cuốn “Giúp Các Thân Chủ Thứ Tha: Một Hướng Dẫn Kinh Nghiệm Để Giải Quyết Nỗi Giận Dữ Và Phục Hồi Niềm Hy Vọng” (American Psychological Association Books, 2000). Vị bác sĩ này đã chia sẻ với mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit về định nghĩa của APA đối với vấn đề hôn nhân đồng tính như là một thứ tâm bệnh “cần” phải được ổn định cho các cặp này cùng con cái được họ nhận nuôi.

(còn tiếp)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 20/7/2005

 

TOP


Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là “Một Đối Phó của Thiên Chúa với Khuynh Hướng Tục Hóa” (tiếp 25 Thứ Hai)

 

ĐTGM Paul Cordes, một người bạn lâu đời của ĐHY Joseph Ratzinger tin rằng vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI là “Một Đối Phó của Thiên Chúa” đối với tình trạng tràn lan chủ nghĩa trần tục. Trong cuộc phỏng vấn với mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit, vị chủ tịch 70 tuổi của Hội Đồng Tòa Thánh “Đồng Tâm” Cor Unum, đã diễn tả một số đặc tính chính yếu của Đức Thánh Cha Biển Đức như sau:  

 

Vấn:     Một yếu tố quan trọng khác nữa đó là tính cách mới mẻ của vị Giáo Hoàng người Đức sau gần 1000 năm. Sự kiện này lại càng quan trọng hơn khi nó xẩy ra sau biến cố sụp đổ Bức Tường Bá Linh. Thánh Biển Đức đã cứu văn minh khỏi bị tàn rụi bởi Đế Quốc Rôma; Đức Biển Đức XVI đã được trao phó cho công việc làm tái sinh động truyền thống Kitô Giáo và Do Thái Giáo ở Âu Châu và Tây Phương trước tình trạng thoái hóa về luân lý và đạo nghĩa. Đức quốc là một quốc gia quyết định cho tương lai của Âu Châu, và vì thế, vị Giáo Hoàng Đức Quốc mới là những gì được quan phòng. ĐTGM nghĩ sao?

 

Đáp:    Chủ nghĩa tục hóa của thế giới được gọi là Thế Giới Đệ Nhất đã từng là những gì hết sức quan tâm của Đức Gioan Phaolô II.

 

Mặc dù ngài đã xuất thân từ một miền đất sâu xa theo truyền thống Kitô giáo, một truyền thống nhờ những thách đố về chính trị đã thành đạt trong việc làm cho nó trở thành năng động về đạo nghĩa hơn, song ngài vẫn thấy rõ những dấu hiệu suy thoái của nó.

 

Đó là lý do, vào dịp viếng thăm Áo quốc năm 1983, bất chấp sự kiện được khuyên can bởi thành phần ngoại giao viên của giáo hội, ngài đã muốn đến viếng thăm Kahlenberg ở khu vực ngoại ô Vienna, để tưởng niệm đệ tam bách chu niên “cuộc chiến thắng may mắn” là cuộc chiến thắng đã bảo vệ Âu Châu khỏi bị xâm chiếm bởi Người Thổ Nhĩ Kỳ và tôn giáo của họ.

 

Khi gặp gỡ các vị giám mục Áo quốc vào dịp ấy, ngài đã bày tỏ những tư tưởng sắc bén về tình trạng bệnh hoạn của Âu Châu thế này: “Kinh nghiệm về tình trạng rõ ràng thiếu vắng Thiên Chúa đè nặng chẳng những trên những ai vắng mặt hay những ai xa cách nhất mà còn trên đại chúng nữa. Bởi thế Vị Mục Tử Nhân Lành cảm thấy cần phải giành chỗ trên thế giới, nhất là trong Giáo Hội, cho ánh sáng xuất phát từ đức tin trước sự hiện diện sống động của Thiên Chúa”.

 

Vị tân Giáo Hoàng này chắc chắn là một đối phó của Thiên Chúa với tình trạng hiểm nghèo về chủ nghĩa tục hóa. Không phải chỉ có danh xưng được ngài chọn có liên quan đến vấn đề này đâu. Giáo Hoàng Biển Đức đã rõ ràng bày tỏ niềm tiếc xót của ngài về tình trạng thiếu tôn kính Thiên Chúa trong lời mở đầu của Bản Hiệp Định Hiến Pháp Âu Châu.

 

Tuy nhiên, vì một số lý do, tôi nghĩ rằng không được quá nhấn mạnh đến việc Đức quốc góp phần vào việc đứng đắn thiết dựng Kitô giáo ở Âu Châu.

 

Trái lại, tôi căn cứ vào việc tái sinh động đức tin nơi châu lục của chúng ta đây là nhờ các phong trào mới về tu đức xuất phát ở Ý, Tây Ban Nha và Pháp, và là những gì thấy được nơi nguồn gốc của Ngày Giới Trẻ Thế Giới.

 

ĐGH Biển Đức XVI cũng thấy rằng cần phải mời họ đến Rôma một lần nữa vào dịp Lễ Hiện Xuống 2006 để thực hiện một cuộc đại hội.
 
Vấn:     Nhiều quan sát viên đã diễn tả ĐHY Joseph Ratzinger như vị nghiêm bảo quản tính cách chính thống. Là người có cơ hội biết vị Giáo Hoàng này, ĐTGM có thể nhận định về người đã diễn tả về chính mình như là “một lao công đơn thành khiêm hạ trong vườn nho Chúa” hay chăng?

Đáp:    Chắc chắc rồi, chỉ cần ít tuần lễ trong giáo triều của mình đã đủ để loại trừ đi thành kiến này. Những ai biết Hồng Y Ratzinger chưa bao giờ đồng ý với ý nghĩ đó cả. Những ai không biết ngài, giờ đây đã có cơ hội để thay đổi ý nghĩ của họ.

Lý do tại sao ngài đã bị tai tiếng như thế là vì sự kiện ngài luôn luôn phải nhắc nhở về các thứ chân lý bất hợp với đức tin và Truyền Thống. Thế nhưng, làm thế nào để những ai truyền đạt những vấn đề ấy có thể tránh khỏi tâm trạng bất mãn đây? Trong lúc họ lại làm giảm thiểu đi vấn đề này hay khó lòng nhìn nhận những gì tích cực của vấn đề.

Thế giới đầy thông tin tín liệu này bao giờ cũng mang đặc tính hung hăng của một số phóng viên ký giả. Thế nhưng họ đã lạ lùng bỡ ngỡ trước muôn vàn giáo lữ đến để nhìn Đức Gioan Phaolô II hay trước những ai không ngờ lại muốn đến thấy và nghe Đức Biển Đức XVI.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 21/7/2005

  

TOP

 

Biện Pháp của Giáo Hội Công Giáo Trong Việc Giúp Đỡ Thành Phần Phụ Nữ Bụi Đời

(Tiếp 19 Thứ Ba, 20 Thứ Tư, 21 Thứ Năm, 22 Thứ Sáu, 23 Thứ Bảy, 24 Chúa Nhật 25 Thứ Hai)

Khuyến Dụ Tổng Kết

Đối với các vị giám mục

19.       Bao gồm trong những cuộc viếng thăm tòa thánh ngữ niên của mình các đề tài về việc khai thác tình dục, việc muôn người và việc lậu người.

20.       Đề nghị các vị giám mục hãy khuyến khích việc cổ võ và bảo vệ nhân phẩm của nữ giới và thành phần vị thành niên trong các bức thư mục vụ của các vị.

Đối với các cộng đồng địa phương

21.       Cần phải có những trường học và các giáo xứ cung cấp vấn đề giáo dục và các chương trình nhận thức về tính dục, tương kính và các mối liên hệ liên cá nhân lành mạnh, nhất là giữa nam nhân và nữ giới, theo chiều hướng của Lời Chúa cũng như theo giáo huấn luân lý của Giáo Hội.

22.       Việc huấn luyện và các chương trình huấn luyện chuyên nghiệp cho các tác nhân mục vụ cần phải trở thành một phần trong việc sửa soạn cho thừa tác vụ của họ.

23.       Cần phải củng cố những hệ thống hoạt động giữa tất cả các nhóm dính dáng tới việc cung cấp việc chăm sóc mục vụ, chẳng hạn, thành phần tình nguyện viên, các hiệp hội, các dòng tu, các tổ chức phi chính quyền và các nhóm đại kết và liên tôn.

Đối với các dòng tu, hàng giáo sĩ giáo phận, các hội nghị tu trì quốc gia

24.       Việc giáo dục cùng những chương trình ý thức về việc khai thác tình dục nữ giới và trẻ em cần phải được cống hiến ở các chủng viện và gồm tóm trong các chương trình huấn luyện khởi đầu và liên tục của các dòng tu nam nữ.

25.       Các Cuộc Hội Nghị Tu Trì Quốc Gia được khuyến khích trong việc chỉ định một người phục vụ như là mối giây liên kết hệ thống trong và ngoài xứ sở về lãnh vực mục vụ này.

Đối với xã hội nói chung

26.       Việc khai thác tình dục nữ giới và trẻ em là một vấn đề của toàn thể xã hội chứ không phải chỉ là vấn đề đối với nữ giới.

27.       Cần phải chú trọng tới thành phần “thân chủ” như là một yếu tố của hệ thống của thành phần hưởng thụ nằm trong vấn đề giao thương tình dục.

Cần phải sử dụng ngôn từ thích đáng và ngữ học khi nói đến hiện tượng khai thác tình dục và mãi dâm.

Xã hội có trách nhiệm cung cấp những phương tiện khác để sinh sống cho thành phần tìm cách “rời bỏ cuộc sống bụi đời”.

(xin xem lại toàn bài ở Hội Nghị Mục Vụ Về Phụ Nữ Bụi Đời)

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, theo Zenit ngày 11/7/2005

  

TOP

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ