GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 18/10/2006

 TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư  11/10/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 21: Tông Đồ Simon và Giuđa Thaddêô

?  “SỐ NÓ ĐƯỢC LÀM NGƯỜI !”

?   Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

 

 

? Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư  11/10/2006 - Giáo Lý về Giáo Hội Hiệp Thông - Bài 21: Tông Đồ Simon và Giuđa Thaddêô

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta chú ý tới hai trong 12 Tông Đồ, đó là Tông Đồ Simon người Canaan và Giuđa được gọi là Thaddêô (đừng nhầm với Giuđa Iscariot). Chúng ta chú ý tới hai vị cùng một lúc, không phải vì trong danh sách 12 Tông Đồ hai vị bao giờ cũng được nhắc đến bên nhau (x Mt 10:4; Mk 3:18; Lk 6:15; Acts 1:13), mà vì không có nhiều chi tiết về hai vị, ngoại trừ Sổ Bộ Tân Ước có một bức thư được cho là của Tông Đồ Giuđa Thaddêô.

 

Tông Đồ Simon được ghép với một hình dung từ khác nhau trong 4 bản liệt kê: trong khi Thánh Ký Mathêu và Marcô diễn tả ngài như là “người xứ Canaan” thì Thánh Ký Luca diễn tả ngài như là “người nhiệt thành”. Thật sự, hai phẩm chất này là những gì tương đương nhau, vì chúng có cùng một nghĩa: đúng vậy, theo tiếng Do Thái thì động từ “qanà” có nghĩa là “nhiệt thành, hăng say”, và có thể được sử dụng để nói về Thiên Chúa liên quan tới nỗi hờn ghen đối với thành phần dân được Ngài tuyển chọn (x Ex 20:5), hay về thành phần bừng lên lòng nhiệt thành hoàn toàn dấn thân phụng sự Thiên Chúa như Elia (x 1Kgs 19:10).

 

Bởi thế, có thể Tông Đồ Simon này, nếu không thực sự thuộc về phong trào duy quốc gia chủ nghĩa của Nhóm Zealots, thì ít là có đặc tính của một lòng nhiệt thành đối với căn tính của người Do Thái, vì thế đối với Thiên Chúa, với dân tộc của mình và với lề luật thần linh. Nếu đúng là thế thì Tông Đồ Simon này hoàn toàn khác hẳn với Tông Đồ Mathêu, vị ngược lại, vì là một người thu thuế, xuất thân từ một hoạt động hoàn toàn được coi là dơ bẩn. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Người cũng như thành phần phụ giúp của Người từ những tầng lớp xã hội và tôn giáo khác nhau, không hề phân cách.

 

Người chú trọng tới con người, chứ không lưu ý tới thứ loại hay qui ước xã hội! Và điều tuyệt vời ở đây là trong các nhóm môn đệ của mình, mặc dù khác nhau, từ thành phần nhiệt thành đến thành phần thu thuế, đều chung sống với nhau, thắng vượt những khó khăn có thể được đặt ra: thật thế, chính Chúa Giêsu là động lực cho việc liên kết này, nơi Người, tất cả đều thấy mình được kết nối. Và điều ấy rõ ràng cống hiến cho chúng ta một bài học, thành phần thường chú trọng tới những gì là khác biệt nhau và có thể là những gì chống đối nhau, quên đi rằng nơi Chúa Giêsu Kitô chúng ta có được một sức mạnh để hòa giải các thứ xung khắc của chúng ta. Và chúng ta hãy nhớ rằng nhóm 12 là một hình ảnh tiền thân của Giáo Hội và vì thế cho thấy trước Giáo Hội cần phải có chỗ cho tất cả mọi đặc sủng, mọi dân nước, mọi chủng tộc, tất cả mọi phẩm chất làm người, tất cả những gì có thể được hòa hợp và hiệp nhất nơi mối hiệp thông với Chúa Giêsu.

 

Về Tông Đồ Giuđa Thaddêô, vị được gọi như thế bởi truyền thống, liên kết hai tên gọi khác nhau: trong khi Thánh Ký Mathêu và Marcô chỉ gọi ngài là “Thaddêô” (Mt 10:3; Mk 3:18), thì Thánh Ký Luca lại gọi ngài là “Giuđa con Giacôbê” (Lk 6:16; Acts 1:13). Biệt danh Thaddêô có một nguồn gốc không rõ ràng và được giải thích như xuất phát từ tiếng Aramaic “taddà”, nghĩa là “ngực” bởi thế có nghĩa là “hào hiệp cao thượng”, hay như tiếng viết tắt của một tên gọi Hy Lạp như “Theodore, Teodoto”. Ngài là vị ít được nói đến.  

 

Chỉ có Thánh Ký Gioan ghi nhận một điều yêu cầu ngài đã tỏ ra cùng Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: Thaddêô nói cùng Chúa Giêsu rằng “Lạy Thày, tại sao Thày chỉ tỏ mình cho chúng con mà thôi và không tỏ ra cho thế gian?” Đó là một vấn nạn có một tầm quan trọng lớn lao hiện tại, một vấn đề chúng ta cũng hỏi Chúa Giêsu rằng: Tại sao Đấng Phục Sinh không tỏ hết vinh quang của mình ra cho các thành phần đối phương để chứng tỏ cho họ thấy rằng Người là người vinh thắng? Tại sao Thiên Chúa lại chỉ tỏ mình ra cho thành phần môn đệ mà thôi? Câu trả lời của Chúa Giêsu là một câu giải đáp huyền nhiệm và có ý nghĩa sâu xa.

 

Chúa Giêsu nói rằng: “Nếu ai yêu mến Thày thì sẽ giữ lời Thày, và Cha Thày sẽ yêu thương họ, rồi Chúng Ta sẽ đến với họ, biến họ làm nơi cư trú của Chúng Ta” (Jn 14:22-23). Tức là Đấng Phục Sinh cũng cần phải được nhìn thấy, được nhận thấy, bằng con tim, nhờ đó Thiên Chúa có thể cư trú nơi họ. Chúa Giêsu không hiện ra như là một thứ đồ vật. Chúa Giêsu muốn đi vào cuộc đời của chúng ta, vì vậy, việc Người tỏ mình ra là một thứ tỏ mình bao hàm và cần có một con tim cởi mở đón nhận. Chỉ có thế chúng ta mới thấy được Đấng Phục Sinh.

 

Xưa kia Tông Đồ Giuđa Thaddêô được cho là tác giả của một trong những bức thư Tân Ước được gọi là “công giáo” vì những bức thư này ngỏ cùng một số rất đông thành phần độc giả. Thật vậy, bức thư này được ngỏ cùng “thành phần được tuyển chọn đang sống trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha và được Chúa Giêsu Kitô gìn giữ bảo trì” (câu 1).

 

Mối quan tâm chính yếu của bản văn này đó là việc Kitô hữu phải coi chừng tất cả những ai lấy ân sủng của Chúa như tấm bình phong che đậy cái phóng túng bừa bãi của họ và lừa đảo anh em mình bằng những giáo thuyết bất khả chấp, gây chia rẽ trong Giáo Hội “bởi ảnh hưởng từ các thứ mơ tưởng của họ” (câu 8). Bởi vậy mà Tông Đồ Giuđa này so sánh họ với thành phần sa đọavà bằng những lời lẽ mạnh mẽ ngài nói rằng “họ theo đường lối của Cain” (câu 11).

 

Ngoài ra, ngài không ngần ngại gán ghép cho họ “như là những đám mây không mưa bị nổi trôi bởi gió cuốn hay những thứ cây cối cuối mùa chẳng sinh hoa kết trái, bị cằn chết, bị mất gốc; như những ngọn sóng hung dữ trên biển cả phun bọt bẩn thỉu; như những thứ tinh tú hoang đàng, đáng là đám sương mù tăm tối trong cõi vĩnh hằng” (các câu 12-13).

 

Ngày nay chúng ta không còn quen với việc sử dụng thứ ngôn từ gây tranh cãi này, thứ ngôn từ dầu sao cũng nói cho chúng ta một điều gì đó quan trọng: Đó là trong tất cả mọi chước cám dỗ hiện hữu, trước tất cả mọi trào lưu của cuộc sống tân tiến, chúng ta cần phải kiên trì gìn giữ lấy căn tính đức tin của mình. Dĩ nhiên đường lối ân huệ và đối thoại được Công Đồng Chung Vaticanô II đã thực hiện một cách khéo léo, chắc chắn sẽ được nhất mực tiếp tục thực hiện. Thế nhưng, đường lối đối thoại này, một đường lối rất ư là cần thiết, vẫn không được làm cho chúng ta quên đi nhiệm vụ cần phải cân nhắc và luôn làm chứng một cách mạnh mẽ những chiều hướng chi phối thuộc căn tính Kitô Giáo của chúng ta là những gì chúng ta không được loại bỏ.

 

Cần phải gìn giữ thật hiện đại cái căn tính ấy, cái căn tính chúng ta có không phải là trò đùa ở một bình diện thuần văn hóa hay ở một mức độ hời hợt, song nó cần phải là những mạnh mẽ, minh bạch và can đảm trước những xung khắc nơi thế giới chúng ta đang sống.

 

Đó là lý do bản văn của bức thư ấy mới tiếp tục viết như thế này: “Thế nhưng, anh chị em thân mến, hãy xây dựng bản thân mình trên đức tin rất thánh của anh chị em, hãy nguyện cầu trong Chúa Thánh Thần, hãy giữ mình trong tình yêu Thiên Chúa, hãy đợi chờ tình thương của Chúa Giêsu Kitô là Chúa của chúng ta nơi cuộc sống trường sinh; hãy tin tưởng, những ai trong anh chị em đang bị chao đảo…” (câu 2-22).

 

Chúng ta thấy rõ là vị tác giả của những giòng chữ này sống trọn vẹn niềm tin của ngài, một niềm tin hàm chứa các thực tại cao cả như tính cách liêm chính và niềm vui về luân lý, lòng tin tưởng và sau hết là việc chúc tụng, tất cả đều được tác động bởi duy sự thiện hảo của vị Thiên Chúa duy nhất của chúng ta và bởi tình thương của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Bởi thế, chớ gì cả Tông Đồ Simon người Canaan và Tông Đồ Giuđa Thaddêô giúp chúng ta biết tái nhận thức một cách mới mẻ và sống một cách thiết tha với vẻ đẹp của đức tin Kitô Giáo, biết thực hiện một chứng từ vừa mạnh mẽ vừa thanh thản.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 11/10/2006

 

  

TOP

 

 

 ? “SỐ NÓ ĐƯỢC LÀM NGƯỜI !”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quý độc giả Ephata thân mến,

 

Báo Tuổi Trẻ đang đăng một lọat bài tự truyện rất hay của Lê Vân, “người diễn viên tài sắc từng tạo nên tên tuổi của mình qua những bộ phim như Chị Dậu, Thằng Bờm, Bao giờ cho đến tháng mười, Thương nhớ đồng quê, Lời thề...” Loạt bài do Bùi Mai Hạnh thực hiện.

 

Tôi xin phép trích một đoạn ngắn cho Ephata:

 

“Vào thời điểm bố đi chiến trường, em út chưa tròn tuổi tôi, nhớ lần thấy mẹ nước mắt ngắn dài về nhà, túi xách nhỏ khoác vai, tay cầm một bơ gạo. Vì sao mẹ khóc ? Tôi nghe lỏm bố gắt mẹ: “Có thế thôi mà cũng khóc ! Quay lại bệnh viện đi !”

 

Thì ra bố bắt mẹ phải tự đi phá bỏ cái mầm thai đã ba tháng tuổi. Mẹ bảo đã ba lần mẹ đi bộ đến bệnh viện rồi nhưng cả ba lần đều không đủ can đảm. Cứ lên bàn nằm lại rên rỉ với bác sĩ... “Hay là chị cho em về”. Bơ gạo cầm theo là để đóng cho bệnh viện nếu sau đó phải nằm lại.

 

Bà bác sĩ thương tình khuyên: “Chắc chồng em sợ sinh con gái nữa phải không ? Âu đó cũng là cái điềm. Số nó được làm người ! Về đi em, về đi. Nếu sau này sinh được con trai, nhớ quay lại đây cho chị ăn mừng”... Thế rồi lại con gái...”  

 

Và thế rồi ta có được nghệ sĩ Lê Vy.

 

Lê Vân còn nói nhiều điều cảm động và sắc sảo về tuổi thơ khốn khó, về hoạt động nghệ thuật, về cách chị đánh giá điện ảnh Việt Nam.

 

Tôi chọn trích đoạn “số nó được làm người” vì một lý do: Hôm nay, 16 tháng 10 năm 2006, Dòng Chúa Cứu Thế mừng Lễ Thánh Giê-ra-đô Majella, Bổn Mạng của các bà mẹ mang thai.

 

Vào lúc tôi đang viết, thì Nhóm Bảo Vệ Sự Sống ở Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, Sài-gòn, sắp mở lễ Hành Hương “Mẹ Bồng Con”. Các bà mẹ mang con trong bụng hay bồng con trên tay đã bắt đầu đến viếng ông Thánh.

 

Tôi xin lấy trích đoạn trên đây làm một đóa hồng nở trên nhiều gai góc dâng Thánh Giê-ra-đô, và làm món quà tặng các bạn trong Nhóm Bảo Vệ Sự Sống.

 

Lm. VŨ KHỞI PHỤNG, DCCT, 16.10.2006

 

 

TOP

 

 

?  Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hướng về Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 2 chuyến tông du lịch sử - Đức Quốc và  Thổ Nhĩ Kỳ

 

(tiếp 13 Thứ Sáu, 14 Thứ Bảy 15 Chúa Nhật về Bối Cảnh và Vấn Nạn Lịch Sử; 16 Thứ Hai 17 Thứ Ba về Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ)

 

Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ

 

Về phía chính trị, phải chăng vị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đương kim phò chủ nghĩa trần thế của Tây phương muốn mời vị lãnh đạo thế giới Công Giáo là vị Giáo Hoàng đương kim Biển Đức XVI này, nhân vật có thể nói là tiêu biểu và có thế giá nhất ở thế giới Tây phương, tới nước của ông, vì nước của ông đang có liên quan tới việc nước này muốn gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu, một việc mà khi còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đặt vấn đề là Khối Hiệp Nhất Âu Châu có nên chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ hay chăng, vì nước này có nền văn hóa không hợp với Âu Châu? Cũng nên nh rng, v tng thng này ch lên tiếng mi, sau khi đức thượng ph toàn cu ca Chính Thng Giáo Th Nhĩ K mi mà thôi, và li mi ca ông ch xy ra sau biến c mt v linh mc người Ý là Andrea Santoro b sát hi ngày 5/2/2006 ở Anatolia gây ra bi v b tranh biếm ha Đan Mch và Âu Châu liên quan ti v tiên tri giáo t ca Hi Giáo.

 

Thật vậy, theo tình hình diễn tiến cho thấy, vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Khối Hiệp Nhất Âu Châu có vẻ nặng kinh tế và nhẹ nhân quyền. Đức ông Aldo Giordano, tổng bí thư của Hội Đồng Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu (CCEE: Council of European Bishops' Conferences) đã tỏ ra lo ngại là trong việc cứu xét đến vấn đề chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào Khối Hiệp Nhất Âu Châu, Khối Hiệp Nhất Âu Châu đặt nặng vấn đề sách lược và chính trị hơn là vấn đề nhân quyền.

 

Đúng thế, vị tổng bí thư này đã bày tỏ mối quan tâm của mình với Đài Phát Thanh Vatican, sau khi cuộc họp ở Brussels quyết định hôm 17/12/2004 về vấn đề bắt đầu vào Tháng 10/2005 thảo luận tới việc gia nhập từ từ của quốc gia Hồi giáo duy nhất ở Âu Châu này.

 

Tuy nhiên, trước đó, tờ nhật báo Avvenire ở Ý đã gây chú ý về những gì đã xy ra ở Quốc Hi Âu Châu ti Strasbourg, Pháp quc hôm 15/12/2004, liên quan đến cuc bỏ phiếu tha nhn Thổ Nhĩ Kỳ đối vi vn đề có thể trở thành phần tử của khi này. Mt nhóm đại biu, vì quan tâm ti vic nước này cn phi tôn trng nhân quyn, đã nêu lên mt bn tu chính yêu cu nước y ban pháp quyn tc khc cho các nhà thờ Kitô giáo trong xứ sở này; hủy bỏ Văn Phòng Tôn Giáo Vụ, một cơ cấu ngt nghèo kim soát vic thờ phượng; và cho phép kiến thiết các cơ sở mới. Tuy nhiên, cuc bỏ phiếu ca Quc Hi Âu Châu đã loi bỏ bản tu chính này.

 

Theo tờ nhật báo Avvenire thì thành phần cuối cùng bị kỳ thị tôn giáo ở nước này là Chính Thống giáo. Bởi vì nước Hồi giáo này không cho phép Chính Thống giáo lấy lại Nhà thờ Trinh Nữ Dâng Mình ở Istanbul là nhà thờ bị thiệt hại trong cuộc tấn công Sứ Quán Hiệp Vương Quốc năm 2004. Hôm 21/11/2004, Đức Thượng Phụ toàn cầu Bartholomew I giáo chủ Contantinople đã nói rằng:

 

·        Chúng tôi thấy mình trở thành nạn nhân chẳng những của thành phần khủng bố mà còn của các thẩm quyền nơi thành phố này và xứ sở này. Chúng tôi chỉ xin những gì là quyền lợi được đối xử bình đẳng như hết mọi người công dân”.

 

Mấy ngày sau, chẳng một lời cắt nghĩa, vị giám mục ở Mira không được phép cử hành Giờ Kinh Thần Vụ hằng năm diễn ra vào ngày 6/12 nơi cảnh đổ nát của nhà thờ Thánh Nicholas ở Mira, Tiểu Á. Và một phán quyết hầu như đồng thời của Tối Cao Pháp Viện không cho vị thượng phụ này các quyền sở hữu đối với một cô nhi viện thuộc các hải đảo Chư Hoàng Tử. Tòa án này, hai tháng trước đó, cũng đã phủ quyết việc tái thiết Chủng Viện Thần Học ở Halki.

 

ĐHY Roberto Tucci đã nhận định trên Đài Phát Thanh Vatican rằng Khối Hiệp Nhất Âu Châu đặt nặng “các yếu tố khác, kinh tế, chính trị, quân sự v.v. mà coi thường những giá trị về tự do tôn giáo”, một coi thường “rất ư là nguy hiểm”, “như thể Âu Châu không tìm thấy những giá trị nào cao cả hơn” là những giá trị được đề cập đến trong lãnh vực trần thế.

 

Đức Ông tổng thư ký cho rằng vấn đề này liên quan đến việc Bản Hiến Pháp Âu Châu không dám minh nhiên nói rõ đến các căn gốc Kitô giáo:

 

·        Vấn đề rắc rối thật sự có lẽ là vấn đề về chính chúng ta. Một thực tại mà không có căn tính hiển nhân đang gặp nguy cơ thảm bại”.

 

Thổ Nhĩ Kỳ có 68 triệu dân hầu như toàn tòng Hồi giáo. Các cộng đồng tôn giáo không phải Hồi giáo không được pháp luật chính thức nhìn nhận.

 

Lịch sử chính trị và quân sự còn ghi nhận là từ năm 1326, Đế Quốc Ottoman xut phát từ Thổ Nhĩ Kỳ đã xut hin trên chiến trường thế giới, chng nhng đã trit hạ được Đế Quốc Byzantine năm 1453, mà còn, vào thế kỷ 16, đã bành trướng biên cương bờ cõi đế quốc này ti tn Hung Gia Li ở miền bc vào năm 1526, ri sau đó ti Yemen ở miền nam, Morocco ở miền tây, và Ba Tư ở miền đông, trở thành một đế quốc ln nht thế giới vào đầu thế kỷ 17, bao gồm mt vùng đất tam biên là Đông Âu, Trung Đông và Bc Phi. Thế nhưng, từ năm 1783 đến 1914, đế quốc này đã mt đi nhiu chiếm địa ca mình, và cui cùng đã tan bi trong Thế Chiến Thứ I (1914-1918) cùng với Đức quc.

 

Về phía tôn giáo, không cần biết đến ngầm ý hay dụng ý chính trị ấy có phải thực sự là như thế hay chăng, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vẫnb được dịp để thực hiện chiều hướng đại kết Kitô Giáo của ngài, một chiều kích ngài đã tuyên bố ngay từ ban đầu, ngay sau khi được hồng y đoàn tuyển bầu làm Giáo Hoàng, một nguyện ước đã được ngài minh nhiên và mạnh mẽ bộc lộ trong thánh lễ đầu tiên với các vị tại nguyện đường Sistine hôm Thứ Tư 20/4/2005, tức ngay sau ngày ngài trúng cử giáo hoàng 19/4/2005, như sau:

 

·        Bằng tất cả ý thức và vào lúc mở đầu cho thừa tác vụ của mình ở Giáo Hội Rôma là nơi Thánh Phêrô đã tắm máu, vị Thừa Kế này lãnh nhận, như là quyết tâm chính yếu của mình, quyết tâm không ngừng hoạt động hướng đến việc tái thiết mối hiệp nhất trọn vẹn và hữu hình của tất cả mọi thành phần môn đệ của Chúa Kitô. Đó là tham vọng của ngài, đó là nhiệm vụ bó buộc của ngài. Ngài biết rằng, để làm điều này, những bày tỏ về cảm tình thiện cảm mà thôi chưa đủ. Cần phải có những cử chỉ cụ thể để thấm nhập các tâm hồn và đánh động lương tâm, phấn khích mọi người tiến đến chỗ hoán cải nội tâm là điều căn bản cho tất cả mọi thứ tiến bộ trên con đường đại kết”.

 

Tuy nhiên, trong cuộc xuống đường dữ dội của thế giới Hồi Giáo vừa rồi, sinh mạng ngài đã bị đe dọa, nhất là từ nhóm khủng bố khét tiếng Al Qaeda, và được cảnh báo bởi nhân vật Thổ Nhĩ Kỳ đã từng ra tay ám sát Đức Gioan Phaolô II, thì liệu chuyến tông du thứ năm này có thể hiện thực hay chăng?

 

Nếu không thể rút lại na, vì thế giá của cả đôi bên, thì phi chăng chuyến tông du này là mt cuc mo him, là mt cuc liu mng? Tình hình cho thy, nếu Tng Thng Thổ Nhĩ Kỳ không bị áp lực ca thành phn Hi Giáo cc đoan trong nước chng đối vic tiếp rước vị giáo hoàng này, thì chắc chn Đức Thánh Cha Bin Đức XVI sẽ không chịu bỏ cuộc, cho dù có thc sự nguy hiểm đến tính mng ca ngài đi na, và chuyến tông du ca ngài đến Thổ Nhĩ Kỳ, nếu quả thực xy ra án mng, thì chng khác gì như cuộc lên Giêrusalem ca Chúa Kitô để tử nạn cu thế vậy thôi.

 

(còn tiếp) 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ