GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ BA 11/4/2006

 TUẦN THÁNH

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Đầy Năm Băng Hà của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Thứ Hai 3/4/2006

?  Ba Người Công Giáo ở Nam Dương bị y án Tử Hình dù được Công Giáo vận động xin ân xá

?  THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II (tiếp)

 

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Lễ Đầy Năm Băng Hà của Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Thứ Hai 3/4/2006

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong những ngày này, những ngày kỷ niệm đầu tiên băng hà của ngài, việc tưởng niệm về Người Tôi Tớ Chúa Gioan Phaolô II là những gì đặc biệt sống động khắp Giáo Hội và trên thế giới.

 

Qua buổi Canh Thức Thánh Mẫu tối hôm qua, chúng ta đã sống lại chính giây phút băng hà đạo hạnh của ngài một năm trước đây, để rồi hôm nay, chúng ta cũng đang ở Quảng Trường Thánh Phêrô này để dâng Hy Tế Thánh Thể cho linh hồn được tuyển chọn của ngài.

 

Cùng với các vị hồng y, giám mục, linh mục và Tu Sĩ, tôi thân ái chào đông đảo anh chị em hành hương đã đến đây từ rất nhiều nơi, nhất là từ Balan, chứng tỏ lòng cảm phục, mến yêu và sâu xa biết ơn. Chúng ta hãy cầu nguyện cho vị Giáo Hoàng thân yêu này, khi được soi động bởi Lời Chúa chúng ta vừa nghe.

 

Ở Bài Đọc Thứ Nhất theo Sách Khôn Ngoan, chúng ta được nhắc nhở về định mệnh đời đời đang đợi chờ thành phần công chính: một định mệnh tràn đầy hạnh phúc, một phần thưởng khôn sánh về những khổ đau và thử thách họ phải đương đầu trong cuộc sống của họ. ‘Thiên Chúa đã thử thách họ và thấy rằng họ xứng đáng với Ngài; Ngài đã thử thách họ như lửa thử vàng, và Ngài đã chấp nhận họ như một hiến lễ toàn thiêu’ (Wis 3:5-6).

 

Chữ ‘lễ toàn thiêu’ ám chỉ sự hy sinh nạn nhân bị toàn thiêu, bị thiêu rụi đi bởi lửa; nhờ đó, nó là một dấu hiệu hoàn toàn hiến dâng cho Thiên Chúa. Lời diễn đạt này của Thánh Kinh nhắc nhở chúng ta về sứ vụ của Đức Gioan Phaolô II, vị đã biến cuộc đời của mình thành một tặng vật dâng lên Thiên Chúa cùng hiến cho Giáo Hội, và nhất là trong việc cử hành Thánh Thể, ngài đã sống trọn chiều kích hy hiến theo thiên chức linh mục của ngài.

 

Trong số những lời kêu cầu được ngài yêu thích đó là lời xuất phát từ ‘Litanie de Gesù Cristo Sacerdote e Vittima’ ngài đã chọn cho vào phần kết của tác phẩm của mình, Tặng Ân và Mầu Nhiệm, xuất bản nhân dịp mừng 50 năm chịu chức linh mục của ngài (xem các trang 113-116): ‘Iesu, Pontifex qui tradidisti temetipsum Deo oblationem et hostiam – Ôi Giêsu, Vị Thượng Tế đã hiến mình cho Thiên Chúa như lễ vật và thí vật, xin thương xót chúng con’.

 

Ngài đã thường lập lại lời khẩn cầu này biết bao! Nó diễn tả rõ ràng tính chất linh mục sâu xa của cả cuộc đời ngài. Ngài không bao giờ huyền hoặc hóa ước muốn của mình trong việc càng ngày càng nên một với Chúa Kitô Tư Tế qua Hy Tế Thánh Thể, nguồn mạch cho việc không ngừng dấn thân tông đồ.

 

Dĩ nhiên, chính đức tin mới là căn nguyên của việc ngài toàn hiến này. Trong Bài Đọc Thứ Hai chúng ta vừa nghe, Thánh Phêrô cũng sử dụng hình ảnh lửa thử vàng và áp dụng hình ảnh này vào đức tin (x 1Pt 1:7). Thật thế, tính chất của đức tin nơi mỗi người chúng ta mới đặc biệt là những gì bị thử thách và thử nghiệm bởi những khốn khó của cuộc đời, để thấy được tính chất vững chắc của nó, tính chất tinh tuyền của nó, tính chất kiên trì của nó trong cuộc sống. Vậy, Đức Cố Giáo Hoàng, vị đã được Thiên Chúa trang bị cho nhiều tặng ân về nhân bản cũng như về thiêng liêng, đã càng ngày càng cho thấy ngài như một ‘tảng đá’ đức tin khi trải qua cuộc thử luyện trong việc vất vả hoạt động tông đồ và chịu đựng bệnh hoạn.

Đối với những ai được dịp gần gũi với ngài thì đức tin vững mạnh và cương quyết này hầu như là những gì hiển nhiên. Nếu nó chẳng những làm cho thành phần cộng tác với ngài phải khâm phục, mà còn lan tỏa trong giáo triều dài của ngài cái ảnh hưởng thiện ích của ngài khắp Giáo Hội nữa, với một cường độ mạnh dần cho tới khi đạt tới tột đỉnh của nó vào những tháng ngày cuối đời của ngài.

 

Nó là một đức tin xác tín, mãnh liệt, chân thực, không biết sợ hãi và thỏa hiệp của ngài, một đức tin đã tác động tới tâm can của nhiều người, cũng nhờ nhiều chuyến tông du khắp nơi trên thế giới, nhất là nhờ ‘cuộc hành trình’ cuối cùng ấy, cuộc thống khổ và cái chết của ngài.

 

Đoạn Phúc Âm vừa được công bố giúp chúng ta hiểu được một khía cạnh khác nơi nhân cách về nhân bản và đạo nghĩa của ngài. Chúng ta có thể nói rằng ngài, Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, đã hết sức noi gương bắt chước Gioan là ‘người môn đệ yêu dấu’ trong các Tông Đồ, vị tông đồ đã đứng dưới chân Thập Giá với Mẹ Maria vao giây phút Đấng Cứu Chuộc cảm thấy bị bỏ rơi và bị tử nạn.

 

Vị thánh ký này đã thuật lại rằng Chúa Giêsu, khi thấy họ đừng gần kề thì đã trao phó người này cho người kia: ‘Hỡi Bà, này là con của bà!’… ‘Đó là mẹ của con!’ (Jn 19:26-27). Những lời của Chúa Kitô hấp hối ấy đặc biệt được Đức Gioan Phaolô II yêu thích. Như vị Tông Đồ và Thánh Ký này, ngài cũng muốn mang Mẹ Maria về nhà của ngài: ‘et ex illa hora accepit eam discipulus in sua’ (Jn 19:27).

 

Câu phát biểu ‘accepit eam in sua’ là lời chất chứa một ý nghĩa đặc biệt. Nó có ý nói đến việc tông đồ Gioan quyết định để Mẹ Maria thông phần vào cuộc đời của mình, như thế mới cảm nghiệm được rằng ai mở lòng mình ra cho Mẹ Maria thì thực sự được Mẹ chấp nhận và trở thành con riêng của Mẹ. Câu khẩu hiệu ‘Totus tuus’ được tiêu biểu nơi huy hiệu Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II cũng gói ghém cảm nghiệm linh thiêng và huyền nhiệm này nơi một cuộc sống hoàn toàn nhờ Mẹ Maria hướng về Chúa Kitô: ‘ad Iesum per Mariam – nhờ Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu’.

 

(Biệt chú của người dịch bản Việt ngữ: trong bức thư đề ngày 8/12/2003 gửi Chư Gia Đình Hội Dòng Montfort nhân dịp kỷ niệm 160 năm [1843-2003] xuất bản tác phẩm ‘Luận Về Lòng Thành Thực Sùng Kính Đức Trinh Nữ’ của vị sáng lập là Thánh Long Mộng Phố [Louis Montfort], chính Đức Gioan Phaolô II đã xác nhận nhận định của vị thừa nhiệm Biển Đức XVI của mình ở hai đoạn ngay trên đây: “Từ khi được hạ sinh, nhất là vào những lúc khó khăn nhất của mình, Giáo Hội đã thiết tha chiêm ngưỡng biến cố Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô được Thánh Gioan đề cập tới, đó là: ‘Đứng kề Thánh Giá Chúa Giêsu có Mẹ của Người, và chị của Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas, cùng với Maria Mai Đệ Liên. Khi Chúa Giêsu thấy Mẹ của mình và môn đệ Người yêu đứng gần thì Người nói với Mẹ mình rằng: Hỡi Bà, này là con của bà! Đoạn Người nói với người môn đệ rằng: Này là người mẹ của con! Và từ lúc đó người môn đệ ấy mang Người về nhà mình’ [Jn 19:25-27]. Qua giòng lịch sử của mình, Dân Chúa đã cảm nghiệm được tặng ân này của Chúa Giêsu tử giá, đó là tặng ân Mẹ Người. Mẹ Maria Rất Thánh thực sự là Mẹ của chúng ta, vị đồng hành với chúng ta trong cuộc hành trình đức tin, đức cậy và đức mến, tiến tới chỗ càng được hiệp nhất nên một hơn với Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ và là Trung Gian cứu độ duy nhất [x Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, các số 60, 62]. Như đã quá rõ, huy hiệu giáo phẩm của tôi cho thấy một cách tượng trưng câu Phúc Âm được trích dẫn trên đây; câu khẩu hiệu Totus tuus là câu được gợi hứng bởi giáo huấn của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort (cf. Gift and Mystery, pp. 42-43; Rosarium Virginis Mariae, n. 15). Hai chữ này diễn tả việc hoàn toàn thuộc về Chúa Giêsu qua Mẹ Maria: ‘Tuus totus ego sum, et omnia mea tua sunt’, Thánh Montfort đã viết như thế và ngài chuyển dịch sang ngôn từ của mình như sau: ‘Tất cả con là của Chúa, và tất cả những gì con có là của Chúa, Ôi Chúa Giêsu rất dấu yêu, nhờ Mẹ Maria, Người Mẹ rất thánh của Chúa’ (Treatise on True Devotion, n. 233). Giáo huấn của vị Thánh này đã gây được một ảnh hưởng sâu xa nơi lòng tôn sùng của nhiều tín hữu và nơi cuộc sống của tôi.”)

 

Anh chị em thân mến, tối hôm nay, chúng ta cảm kích nghĩ tới giây phút lìa đời của Vị Giáo Hoàng thân yêu, thế nhưng đồng thời lòng chúng ta cũng có thể được thúc đẩy hướng về phía trước. Chúng ta nghe âm vang trong tâm can những lời mời gọi được ngài lập đi lập lại là hãy thăng tiến đừng sợ hãi trên con đường trung thành với Phúc Âm để trở thành những người rao giảng tin mừng và chứng nhân của Chúa Kitô trong ngàn năm thứ ba.

 

Chúng ta không thể không nhắc lại những lời huấn dụ liên lỉ của ngài trong việc quảng đại cộng tác để xây dựng một nhân loại công chính hơn bằng tình đoàn kết hơn, trong việc trở thành những người xây dựng hòa bình và những người xây dựng niềm hy vọng.

 

Giờ đây chúng ta gắn mắt vào Chúa Kitô, Đấng ‘vẫn là một hôm qua, hôm nay và mãi mãi’ (Heb 13:8), Đấng quyền năng hướng dẫn Giáo Hội. Chúng ta tin tưởng vào tình yêu của Người và chính cuộc gặp gỡ Người ‘cống hiến cho đời sống một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, đoạn 1).

 

Anh chị em thân mến, xin Thần Linh của Chúa Giêsu là nguồn an bình và hân hoan cho tất cả anh chị em, như nơi Đức Gioan Phaolô II vậy. Và xin Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội, giúp chúng ta trong tất cả mọi hoàn cảnh, như ngài, trở thành những tông đồ không biết mỏi mệt cho Người Con thần linh của Mẹ và thành những ngôn sứ cho tình yêu thương nhân hậu của Người. Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060403_anniv-death-jp-ii_en.html 

 

 

TOP

 

 

 ?  Ba Người Công Giáo ở Nam Dương bị y án Tử Hình dù được Công Giáo vận động xin ân xá

 

Văn phòng Tổng Biện Lý Quốc Gia, qua vị phát ngôn viên là Masyudi Ridwan,  đã loan báo quyết định trì hoãn án tử hình của ba phạm nhân Công Giáo, một án tử hình đáng lẽ được thi hành vào Thứ Bảy 1/4/2006, lý do trì hoãn là vì thiếu ‘những giấy tờ quan trọng’.

 

PADMA là một nhóm luật sư bênh vực cho ba phạm nhân Công Giáo này, Fabianus Tibo 60 tuổi, Dominggus da Silva 42 và Marianus Riwu 48, đã cố gắng ngăn chặn án tử hình ấy, một án tử hình đã được nhiều người cho là bất công vì còn có những điểm mập mờ chưa sáng tỏ, và bị áp lực của thành phần Hồi Giáo cực đoan.

 

Tháng Ba vừa qua, vào chính ngày lễ Thánh Giuse 19, Đức Giám Mục Joseph Theodorus Suwatan thuộc giáo phận Manado đã đến nhà tù thăm họ như ‘đặc sứ’ của Giáo Hoàng và chuyển tới họ những lời an ủi của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Ngài nói với 3 tử tội này rằng Đức Thánh Cha gửi tới họ phép lành tòa thánh.

 

Ba tử tội này đã bị bắt giam năm vào 2000, vì bị tố cáo đã nhúng tay vào việc giết người và bạo loạn về sắc tộc ở Poso, thuộc hạt Central Sulawesi, và bị kết án tử bởi tòa án vùng Palu vào năm 2001 vì tội thảm sát những người Hồi Giáo.

 

Cộng Đồng Sant’Egido ở Rôma gần đây đã thực hiện một cuộc kêu gọi để cứu ba người Nam Dương Công Giáo ấy. Trong một văn thư, phong trào Công Giáo này đã nói rằng ba người ấy “mù chữ và nghèo nàn, có lẽ chỉ là những kẻ bị giật giây, bởi vì, căn cứ vào khám phá những chứng cớ mới, thì họ không phải là nguyên thành phần thực hiện tội ác ấy, vì những âm mưu của những cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Poso vẫn chưa được khám phá ra”.

 

Nhiều tổ chức ở cấp quốc tế và quốc gia, bao gồm cả những đại diện cộng đồng Hồi Giáo, đã bày tỏ việc họ ủng hộ ‘Tibo và đồng bạn’, vì ba người này hiện nay đã nổi tiếng. Tối Cao Pháp Viện đã bác đơn khiếu nại bản án của ba người này hai lần.

 

Hôm Thứ Năm 6/4/2006, Vị Chánh Thẩm Phán Bagir Manan của Tối Cao Pháp Viện đã tuyên bố là các thủ tục về pháp lý đã kết thúc, không còn khiếu nại gì nữa:

 

“Những nỗ lực của PADMA là những gì phạm đến pháp luật. Bản án tử hình đã xong và số mệnh của ba người bị kết án không còn thuộc về tay của chúng tôi nữa”.

 

Vị Tổng Biện Lý Quốc Gia là Abdul Rahman Saleh cho biết ba nạn nhân này sẽ bị tử hình trong Tháng Tư. Các vị lãnh đạo của cộng đồng tôn giáo ở Central Sulawesi sợ rằng việc xử tử này sẽ làm bùng lên những cuộc đụng độ liên tôn ở vùng này.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/4/2006

 

TOP

 

 

?   THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

(tiếp 5 Thứ Tư, 6 Thứ Năm, 7 Thứ Sáu, 8 Thứ Bảy, 9 Chúa Nhật, 10 Thứ Hai)

 

... đến Âu Châu Hip Nht

 

Chúa Nhật 13/7, Ngài đã nói về một hiện trạng Âu Châu cần phải được bắt đầu lại từ Chúa Kitô:

 

·         Trong giây phút lịch sử này, trong giây phút tiến trình quan trọng của vấn đề tái hiệp nhất Âu Châu đang diễn tiến qua việc nới rộng Khối Hiệp Nhất Âu Châu đến các quốc gia khác, Giáo Hội ưu ái nhìn đến lục địa này. Cùng với nhiều thứ sáng sủa cũng có một số những bóng tối. Tình trạng mất đi ký ức Kitô giáo được đi liền với nỗi lo sợ phải đối diện với tương lai. Tình trạng lan tràn khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa cùng với việc càng ngày càng suy yếu tình đoàn kết liên cá thể, và tình trạng mất đi niềm hy vọng gây ra bởi nỗ lực muốn làm cho khoa nhân loại học phi Thiên Chúa và Chúa Kitô. Ngược đời thay, cái nôi nhân quyền đang có nguy cơ mất đi nền tảng của mình, một thứ nền tảng đang bị hao mòn bởi trào lưu tương đối và chủ nghĩa thực dụng”.

 

Chúa Nhật 20/7, Ngài đã nói về việc xây dưng một thứ tân Âu Châu Kitô giáo:

 

·         Kitô giáo tạo nên, trong giòng lịch sử phức tạp của Châu Lục này, một yếu tố chính yếu và hình thành là những gì đã dần dần làm cho Âu Châu liên kết lại trên nền tảng của cái gia sản cổ kính ấy, cũng như trên những đóng góp khác nhau bởi những giòng văn hóa chủng tộc qua các thế kỷ. Có thể nói rằng đức tin Kitô giáo đã hình thành văn hóa Âu Châu, làm cho lịch sử Âu Châu trở thành một toàn khối, và bất chấp tình trạng chia rẽ Đông Tây, Kitô giáo vẫn trở thành ‘tôn giáo của nhân dân Âu Châu’. Ảnh hưởng của Kitô giáo vẫn còn nổi nang trong kỷ nguyên tân tiến và đương thời này, cho dù có xẩy ra hiện tượng tục hóa tràn lan và mạnh mẽ. Giáo Hội biết rằng mối quan tâm của mình về Âu Châu được phát xuất từ chính sứ vụ của mình. Là một kho tàng Phúc Âm, Giáo Hội đã phát động cổ võ những giá trị làm cho văn hóa Âu Châu được thế giới cảm phục. Gia sản này không thể nào bị phá tán. Ngược lại, một thứ tân Âu Châu cần phải được giúp đỡ ‘để xây dựng bản thân bằng việc tái sinh động những căn gốc Kitô giáo nguyên thủy của mình”.

 

Chúa Nhật 27/7, Ngài đã nói về việc tân truyền bá phúc âm hóa Âu Châu:

 

·         Giáo Hội được Chúa Kitô truyền loan báo Phúc Âm cho đến tận cùng trái đất… Các cộng đồng Giáo Hội Âu Châu đặc biệt được kêu gọi để thi hành công việc này. Đúng thế, ở lục địa đây, tất cả mọi tín hữu cần phải biết lấy lại lòng nhiệt thành loan báo và làm chứng cho Phúc Âm… Mặc dù có một số miền và lãnh vực đang đợi chờ để lãnh nhận việc loán báo Phúc Âm lần đầu tiên, việc loan báo này cũng cần phải được làm mới lại ở khắp nơi nữa. Kiến thức Kitô giáo thường được nhận lãnh một cách nhưng không, song thực tế cho thấy việc đọc hay học hỏi Thánh Kinh lại rất ít, việc học giáo lý không phải bao giờ cũng kỹ lưỡng, và việc lãnh nhận các Phép Bí Tích không thường xuyên. Bởi thế mà đức tin chân chính được thay thế bằng một cảm thức tôn giáo mơ hồ và sơ sài có thể trở thành một thứ bất khả tri hay vô thần thực tiễn. Âu Châu ngày nay cần có mặt của những người Công giáo chín chắn đức tin cũng như cần đến những cộng đồng Kitô hũu truyền giáo có thể làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với toàn thể nhân loại. Việc loan báo được làm mới lại về Chúa Kitô này cần phải được kèm theo bằng một mối hiệp nhất và hiệp thông sâu xa với Giáo Hội, cũng như bằng một cuộc dấn thân và đối thoại đại kết với tin đồ của các tôn giáo khác”.

 

Chúa Nhật 3/8, Ngài đã nói về việc giữ Ngày Chúa Nhật ở Âu Châu:

 

·         Âu Châu là một lục địa, trong hai ngàn năm qua, đã được ghi dấu Kitô giáo hơn bất cứ ở lục địa nào khác. Lời chúc tụng, từ hết mọi miền đất của lục địa này, nơi các đan viện, các vương cung thánh đường và các thánh đường của nó, vẫn không ngớt được dâng lên Chúa Kitô, Vị Chúa của thời gian và lịch sử. Bí Tích Rửa Tội và các Bí Tích khác đã thánh hóa các mùa sống của vô vàn tín hữu. Bí Tích Thánh Thể, nhất là vào Ngày Chúa Nhật, đã nuôi dưỡng đức tin và đức mến của họ; Phụng Vụ Giờ Kinh cùng với nhiều hình thức cầu nguyện phổ thông khác đã đánh dấu nhịp sống thường nhật của họ ... Ngày này là biểu hiệu trên hết cho tất cả những gì Kitô giáo đã và vẫn còn đại diện cho, ở Âu Châu cũng như ở khắp nơi trên thế giới, đó là việc trường kỳ loan báo Tin Mừng Phục Sinh của Chúa Giêsu, việc cử hành Người chiến thắng tội lỗi và sự chết, việc dấn thân để hoàn toàn giải phóng loài người. Việc duy trì ý nghĩa Ngày Chúa Nhật của Kitô giáo là một đóng góp đáng kể cho Âu Châu trong việc bảo tồn một phần thiết yếu của gia sản thiêng liêng và văn hóa riêng biệt của lục địa này”.

 

Chúa Nhật 10/8, Ngài nói về dịch vụ yêu thương cần thiết ở Âu Châu:

 

·         Phục vụ Phúc Âm hy vọng cũng là sứ vụ của Giáo Hội ở Âu Châu. Giáo Hội thi hành sứ vụ này, song song với việc loan báo hy vọng bằng những hoạt động bác ái cụ thể. Đó là những gì đã xẩy ra qua các thế kỷ, ở chỗ nhiệm vụ truyền bá phúc âm hóa được hỗ trợ bằng việc phát triển nhân bản một cách hiệu năng. Khi dấn thân phục vụ bác ái, Giáo Hội đã và đang nuôi dưỡng thứ văn hóa đoàn kết, bằng việc hợp tác tái ban sinh lực cho các giá trị phổ quát của việc nhân loại cùng nhau chung sống (cf. apostolic exhortation "Ecclesia in Europa," No. 84). Kể cả ngày hôm nay đây cũng cần phải ‘cống hiến lại cho thành phần nghèo khổ niềm hy vọng’, để nhờ việc đón nhận và phục vụ họ là đón nhận và phục vụ chính Chúa Kitô (x Mt 25:40). Về vấn đề này các tín hữu Âu Châu đang phải đương đầu với nhiều thách đố. Ngày nay có nhiều loại người nghèo, trong số đó là thành phần thất nghiệp, bệnh tật, những người già yếu bị cô lập hay bỏ rơi, thành phần vô gia cư, thành phần giới trẻ sáng bên lề xã hội, thành phần di dân và tị nạn. Dịch vụ yêu thương còn có nghĩa là trung thực đặt lại vấn đề sự thật về hôn nhân và gia đình, là giáo dục thành phần giới trẻ, những cặp đính hôn và chính các gia đình trong việc sống và loan truyền ‘Phúc Âm sự sống’, chiến đấu chống lại ‘văn hóa sự chết’. Chỉ khi nào hết mọi người biết cộng tác với nhau mới có thể xây dựng một ‘thành đô xứng đáng cho con người’ ở Âu Châu cũng như trên thế giới, và một trật tự thế giới chân chính và bền vững hơn”.

 

Chúa Nhật 17/8, Ngài nói đến tính cách mới mẻ nơi một Âu Châu bị khủng hoảng về các giá trị:

 

·         Hôm kia là lễ trọng kính Trinh Nữ Maria Mông Triệu, phụng vụ đã kêu gọi chúng ta hãy ngước mắt và trời để chiêm ngưỡng Mẹ Maria ở tân Giêrusalem, Thành Thánh từ Thiên Chúa mà đến (x Rev 21:2). ‘Này Ta canh tân lại hết mọi sự’ (Rev 21:5), Chúa phán. Trong Sách Khải Huyền, Phục Âm hy vọng đã mãnh liệt vang vọng, một thù phúc âm thôi thúc con người lãnh nhận “cái mới mẻ của Thiên Chúa”, một tặng ân cánh chung vượt trên hết mọi khả năng của con người, và là một phúc âm con người có thể thực hiện. “Cái mới mẻ” này sẽ được nên trọn vào ngày cùng tháng tận, thế nhưng nó cũng đang hiện diện ngay trong lịch sử. Thật vậy, cả cho đến lúc này, nhờ Giáo Hội, Thiên Chúa đang canh tân và biến đổi thế giới, và những ý tưởng về hành động của Ngài cũng có thể được nhận thấy ‘nơi hết mọi hình thức của việc loài người sống chung theo tinh thần Phúc Âm’ (apostolic exhortation "Ecclesia in Europa," No. 107). Lục địa Âu Châu, một lục địa qua hai ngàn năm “đã nghe Phúc Âm Nước Trời được Chúa Giêsu loan báo” (ibid.107), không thể nào không hiểu ‘cái mới mẻ’ này. Đức tin Kitô giáo đã ban cho cái mới mẻ ấy hình thể, và một số những giá trị cốt yếu của cái mới mẻ ấy về sau đã làm nên ‘lý tưởng về dân chủ và các thứ nhân quyền’ của một thứ Âu Châu tân tiến. Ngoài việc là ‘một nơi về địa dư’, Âu Châu còn là ‘một quan niệm chủ chốt về văn hóa và lịch sử’, có đặc tính là một Lục Địa làm nên bởi lực lượng hiệp nhất Kitô giáo, một lực lượng đã từng là yếu tố căn bản của mối hiệp nhất giữa các dân tộc và văn hóa, cũng như của việc phát triển toàn vẹn con người cùng với các thứ quyền lợi của họ (x ibid. 108). Không thể chối cãi được rằng, trong những thời điểm của chúng ta đây, Âu Châu đang bị khủng hoảng về các thứ giá trị, và nó cần phải phục hồi căn tính của mình. Tiến trình mở rộng của Khối Hiệp Nhất Âu Châu bao gồm các xứ sở khác không thể chỉ liên quan tới các khía cạnh về địa dư và kinh tế, mà còn phải được chuyển dịch thành một hợp đồng mới mẻ của các thứ giá trị thể hiện nơi luật pháp và đời sống (see ibid., No. 110)”.

 

Chúa Nhật 24/8, Ngài nói đến vai trò quyết liệt của các cơ cấu ở Âu Châu:

 

·         Một lần nữa tôi lại nghĩ đến tiến trình hiện tại của việc hội nhập Âu Châu, nhất là đến vai trò quyết liệt của các cơ cấu Âu Châu. Trước hết tôi nghĩ đến Khối Hiệp Nhất Âu Châu là khối dấn thân để tìm kiếm những hình thức mới mẻ của sự cởi mở, giao ngộ và hợp tác nơi các quốc gia phần tử của khối này. Ngoài ra, tôi nghĩ đến Hội Đồng Âu Châu có trung tâm ở Strasbourg cũng như đến Pháp Viện Âu Châu Về Các Thứ Quyền Lợi Con Người là cơ quan thi hành công việc cao quí kiến tạo nên một Âu Châu tự do, công lý và đoàn kết. Sau hết, tôi cũng phải nhắc đến Tổ Chức về An Ninh và Hợp Tác ở Âu Châu là tổ chức dấn thân cổ võ lý tưởng tự do cho con người cũng như cho các quốc gia thuộc lục địa này. Cùng với lời cầu nguyện, tôi theo dõi mức tiến triển trăn trở của bản hiệp ước về hiến pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu này, một bản hiệp ước hiện nay đang được chính quyền thuộc các quốc gia khác nhau tìm hiểu... Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo tin tưởng rằng Phúc Âm của Chúa Kitô, một Phúc Âm đã từng là một yếu tố hiệp nhất các dân tộc Âu Châu trong nhiều thế kỷ, tiếp tục là, kể cả ngày hôm nay đây, một nguồn mạch bất tận về linh đạo cũng như huynh đệ. Việc tỏ ra chú trọng đến nguồn mạch này là việc làm ích cho tất cả mọi người, và việc nhìn nhận một cách minh nhiên nơi bản hiệp ước các căn tính Kitô giáo của Âu Châu, đối với châu lục này, sẽ trở thành một thứ bảo đảm chính yếu cho tương lai”.

 

Chúa Nhật 31/8, Ngài hiến dâng Âu Châu cho Mẹ Maria:

 

·         "Trong các Chúa Nhật vừa qua, việc suy tư của Tôi nhắm đến Âu Châu và các căn gốc Kitô giáo của châu lục này, khi xem lại bản văn kiện tông huấn hậu Thượng Hội Giám Mục Âu Châu ‘Giáo Hội Tại Âu Châu’. Bản văn kiện này đã kết thúc ở việc ‘Hiến Dâng cho Mẹ Maria’ tất cả mọi con người nam nữ của châu lục đây, một việc hiến dâng Tôi muốn lập lại ngày hôm nay đây, để Vị Thánh Trinh Nữ làm cho Âu Châu trở thành một bản hợp tấu các quốc gia dấn thân cùng nhau xây dựng một nền văn minh yêu thương và hòa bình. Có vô vàn các đền thờ Thánh Mẫu ở hết mọi xứ sở Âu Châu. Hôm nay Tôi đặc biệt nghĩ đến Đền Đức Mẹ Khóc ở Syracuse, nơi đang cử hành 50 năm Mẹ Maria khóc… Những giọt nước mắt này mầu nhiệm biết bao! Chúng nói lên cho thấy nỗi khổ đau và dịu dàng, đến niềm an ủi và tình thương thần linh. Chúng là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện từ mẫu, và là một lời kêu gọi hoán cải trở về cùng Thiên Chúa, từ bỏ con đường gian ác để trung thành theo Chúa Giêsu Kitô. Hỡi Đức Mẹ Giọt Châu ngọt ngào, chúng con dâng cho Mẹ Giáo Hội và toàn thế giới. Xin Mẹ hãy nhìn đến những ai cần đến ơn tha thứ và sự hòa giải nhất; Mẹ hãy mang hợp hòa đến cho các gia đình và mang bình an đến cho các dân tộc. Xin hãy lau khô nước mắt gây ra bởi hận thù và bạo lực ở nhiều miền đất trên Thế Giới này, nhất là ở Trung Đông và lục địa Phi Châu. Ôi Lạy Mẹ, chớ gì những giọt nước mắt của Mẹ là một bảo chứng cho việc hoán cải và hòa bình cho tất cả mọi con cái của Mẹ! "

 

(http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/angelus/2003/index.htm, các chỗ đậm là do người dịch muốn nhấn mạnh)

 

Đúng thế, Âu Châu thc s là mi quan tâm đặc bit ca Đức Gioan Phaolô II. Vì Âu Châu, mt châu lc Kitô giáo, trc tiếp liên quan đến lch s, văn minh và vn mnh thế gii, chng nhng trong quá kh, mà còn c trong tương lai na. Vào dịp nhận Giải Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen ở Vatican hôm 24/3/2004, ngài đã công khai bày tỏ “ước mơ” của ngài về một tân Âu Châu như sau:

 

·         Âu Châu trong tâm trí của tôi là một hiệp nhất về chính trị, thực sự là về tinh thần, trong đó, các chính trị gia Kitô hữu thuộc tất cả mọi quốc gia tác hành với ý thức về những kho tàng nhân bản do đức tin mang lại: họ là những con người nam nữ dấn thân để làm cho những giá trị này sinh hoa kết trái, khi hiến mình phục vụ tất cả mọi người cho một Âu Châu được đặt nền tảng trên con người là tạo vật chiếu tỏa dung nhan Thiên Chúa. Đó là ước mơ tôi ấp ủ trong lòng mình và nhân dịp này tôi xin ký thác cho quí vị cũng như cho các thế hệ hậu lai

 

(L'Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, N. 15 [1839], 14/4/2004, trang 9).

     

(còn tiếp) 

 

 

TOP

 

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ