HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

 

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

Hành Trình Truyền Giáo Về Nguồn Đồng Công Việt Nam 2017

của Phái Đoàn Đại Diện Hội Thân Hữu Đồng Công Hoa Kỳ

 

Biên soạn: Đaminh Maria Tâm Phương Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

Phần I

HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO

 

2- Giáo Điểm Đồng Công ở Giáo Phận Đà Nẵng:

Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí

 

Giáo Xứ Thuận Yên

Giáo Họ Phú Quí

Lavang: Đêm Thánh Mẫu

 

 

 

Giáo Xứ Thuận Yên

 

Sau bữa điểm tâm, phái đoàn rời Quảng Ngãi đến Giáo Điểm Đồng Công ở Giáo Phận Đà Nẵng ở Quảng Nam là Giáo Xứ Thuận Yên. Vì đường đi hơi khó khăn về thể lý cũng như về phương hướng, chính Anh Kiệt, vị linh mục lớp khấn XII đang phục vụ ở đây đã đích thân lái xe gắn máy đến đón đường và dẫn đường cho tới nơi tới chốn.

 

 

 

 

 

 

Ở Giáo Điểm Đồng Công thuộc Giáo Phận Đà Nẵng này, phái đoàn THĐC HK không đến trụ sở truyền giáo của dòng là Tu Viện Mẹ Thiên Chúa, thành lập từ ngày 1/4/2011, ở Tiên Xuân, Xã Tam Anh Nam, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam, thuộc Giáo Xứ Tam Kỳ, cách thành phố Đà Nẵng 2 giờ lái xe (đi ngược về phía nam, có thể vì không thuận đường nên không đến, nếu đi thì có thể ghé thăm Phố Cổ Hội An), mà đến thẳng Giáo Xứ Thuận Yên thuộc Giáo Hạt Tam Kỳ ở Xã Tam Sơn, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam.

 

 

 

 

Khi anh em vừa xuống xe thì nhà thờ bắt đầu giật chuông báo hiệu sắp đến giờ lễ ban trưa, giữa các cha thừa sai Đồng Công ở địa phương này cùng với các cha trong phái đoàn, với sự tham dự của anh em giáo dân của phái đoàn. Trong khi mọi người đều đi bộ tiến từ ngoài cổng tiến vào khu nhà xứ và nhà thờ, qua một cây cầu nhỏ, thì riêng một mình Anh Lưu Chủ được ngồi trên xe gắn máy. Bởi anh bị nạn ở chân từ sau Thánh Lễ sáng ở Nhà Thờ Núi Nha Trang. Ở giáo điểm Đồng Công Đắc Pơ Gia Lai anh cũng phải được chở như vậy.

 

 

 

Tuy là một giáo xứ xa xôi hẻo lánh, Giáo Xứ Thuận Yên đã là một trong hai giáo xứ (Giáo Xứ Thanh Bình ở trong thành phố Đà Nẵng) được ĐTGM Leopoldo Girelli, Đại Diện Tòa Thánh không thường trực tại Việt Nam, đến dâng lễ vào Thứ Hai Tuần Thánh ngày 11/4/2017.

 

 

 

 

 

 

 

Thoạt tiên anh em vào nhà thờ để viếng Thánh Thể, sau đó mới sang thăm nhà xứ và phong cảnh chung quanh bên ngoài. Phong cảnh ở giáo xứ và nhà xứ này tuy cũ kỹ cổ kính cũng không kém phần hấp dẫn về thiên nhiên, đượm bầu không khí tĩnh lặng thích hợp với đời sống đan tu, một đời sống theo khẩu hiệu "cầu nguyện và lao công - ora et labora". Nên ở đây chúng ta chẳng những thấy cảnh thiên nhiên với những rặng cây cao thưa thớt còn có cả vườn rau chậu cảnh ở rải rác đây đó nữa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Như đã hẹn hò về thánh lễ trong ngày, phái đoàn THĐC HK đã cử hành Thánh Lễ trong nhà thờ, cùng với một số giáo dân đại diện, hầu như toàn là thành viên của ca đoàn, vì giờ ấy đang giờ làm việc của dân chúng. Số linh mục đồng tế trên bàn thờ, số giáo dân đại diện và số THĐC không chức thánh ngồi dưới, con số cũng không chênh lệch nhau bao nhiêu, hay nói đúng hơn cũng ngang bằng nhau. Tuy nhiên, phái đoàn thăm viếng được mời chủ tế (Anh Nhất Tiến) và giảng thuyết (Anh Trần Khả).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trước khi kết lễ, Anh linh mục Kiệt đại diện ngỏ lời cám ơn phái đoàn THĐC HK đã ghé thăm. Anh linh mục Vỹ cũng nói về việc truyền giáo của anh ở Giáo Họ Phú Qúy là nơi anh mời phái đoàn ghé qua trên đường về Lavang. Sau cùng em tâm phương được Anh Thiên Khải mời thay anh đại diện phái đoàn ngỏ lời với các anh em Đồng Công thừa sai của dòng ở giáo điểm này,

 

 

 

 

Bất ngờ, em cũng đành phải đại diện anh em nói đến động lực thúc đẩy chuyến viếng thăm của THĐC HK là chính Anh Cả, vị sáng lập dòng Đồng Công thuần túy Việt Nam đầu tiên chẳng những để huấn thánh cho người Việt Nam mà còn để truyền giáo cho dân Việt Nam nữa, một chí hướng vẫn còn đó nơi những anh em tu sĩ Đồng Công dù không còn trong dòng, được thể hiện rõ ràng qua chuyến đi này, một chuyến đi đồng thời cũng được thúc đẩy bởi chiều hướng "xông pha - go forworth" của ĐTC Phanxicô, vị giáo hoàng đã thúc đẩy chung Giáo Hội chẳng những mở cửa - open, mà còn ra đi, không phải là đi gần, mà là đi thật xa, đến tận những vùng sâu vùng xa - "peripheries" về cả địa dư lẫn nhân bản, cho dù có bị "lem luốc và bầm dập - dirty and bruised" (xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm năm 2013, đoạn 49). Em cũng kết thúc mấy lời vắn gọn bằng cách thay anh em tặng quà truyền giáo cho giáo điểm Đồng Công ở Giáo Phận Đà Nẵng.

 

 

 

 

 

Trong lúc Thánh Lễ đang được cử hành thì vẫn có những người đến lấy nước lọc uống. Nước lọc free là một dịch vụ nhà dòng chủ trương ở hết mọi nơi có sự hiện diện của nhà dòng. Bao gồm cả ở Thủ Đức, và cả ở những giáo điểm khác như chúng ta sẽ thấy. Sau khi anh em THĐC HK cùng với thành phần giáo dân đại diện tham dự Thánh Lễ chụp chung một tấm hình kỷ niệm sau lễ ngay trước cùng thánh, là bữa trưa ở bên nhà xứ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong bữa trưa này, ông trùm lâu đời của giáo xứ kể cho phái đoàn nghe về lịch sử của giáo xứ. Giáo Xứ Thuận Yên được thành lập từ năm 1908 là một giáo xứ xa xôi của Giáo Phận Đà Nẵng, nằm về phía tây nam thành phố Đà Nẵng và cách Tòa Giám Mục 110 cây số. Theo sử liệu thì giáo xứ này là một giáo xứ thăng trầm nhất trong giáo phận, vì nhiều lần đã bị xóa bỏ trong bản đồ của giáo phận, gây ra bởi chiến tranh, thiên tai cùng với những biến động kinh tế cùng xã hội khác. Sau năm 1975 Thuận Yên chỉ là một giáo họ thuộc Giáo Xứ Tam Kỳ. Trong thập niên 1990 giáo họ này có được một ngôi nhà thờ xây trên một ngọn đồi ở phía tây khu vực nhà thờ và nhà xứ cũ. Nhưng mãi đến năm 1995 giáo họ này mới thường trực có linh mục cư ngụ, nhưng vẫn là phó xứ của Giáo Xứ Tam Kỳ. Từ năm 2009 mới bắt đầu được các cha thừa sai Dòng Đồng Công Phục Vụ như chánh xứ.

 

 

 

 

Thế rồi anh em chia tay nhau. Người ở lại tiếp tục với vai trò thừa sai truyền giáo của mình, người ra đi tiếp tục đến thăm các giáo điểm của dòng như để được tham phần vào chính bản chất của Giáo Hội lữ hành là truyền giáo (xem Sắc Lệnh Ad Gentes, đoạn 2).

 

 

 

 

Giáo Họ Phú Quí

 

Giáo Xứ Thuận Yên được anh em thừa sai Đồng Công (Anh Kiệt) phục vụ này có tất cả là 8 giáo họ là Phước Thạnh, Ba Vì, Đông Hòa, Thuận Đông, Hòa Hương, Thạnh Mỹ, Danh Sơn và Hòa Mỹ. Còn Giáo Họ Phú Quí cũng do anh em thừa sai Đồng Công phục vụ (Anh Vỹ) không thuộc về Giáo Xứ Thuận Yên, ở Thôn Phú Qúy 2, Xã Tam Mỹ Đông, Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam, nơi phái đoàn THĐC HK cũng được Anh Vỹ về đồng tế lễ ban trưa mời ghé thăm và trên đường đi về Lavang cũng đã đến tham quan.

 

 

 

 

 

 

 

 

Cơ sở của giáo họ này, bao gồm cả nhà thờ và tượng đài và nhà xứ là do anh em Đồng Công thừa sai kiến thiết từ khi được bài sai đến phục vụ. Phong cảnh và cơ sở ở đây có vẻ tươi mới hơn ở Giáo Xứ Thuận Yên. Giáo Họ Phú Qúy hơn Giáo Xứ Thuận Yên ở chỗ còn có được cả một di tích lịch sử tử đạo hiếm quí ngay tại khu vực giáo họ của mình, ở một gốc cây (có giây chằng ở chung quanh thân cây phía gần gốc cây), nhưng chưa dám hay chưa được phép xây đài tưởng niệm các ngài, tất cả là 18 vị, cùng một mồ chôn tập thể, nên tạm đành phải đem hài cốt của các ngài lên đài Đức Mẹ Lavang để mà cung kính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi ghé thăm ghi dấu và di tích 18 chứng nhân đức tin ở Đài Mẹ Lavang và biệt kính Mẹ Lavang, anh em tiến về nhà thờ và sang thăm nhà xứ trước khi tiếp tục lên đường đến Lavang trọ đêm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy tươi mới hơn Giáo Xứ Thuận Yên, Giáo Họ Phú Quý này vẫn có những cái giống nhau về sắc thái bình dân và lao động Đồng Công, như chăn nuôi trồng trọt và cung cấp nước lọc cho dân chung trong vùng.

 

 

 

 

 

 

Đúng thế, ở Giáo Họ Phú Quý này, cũng như ở Giáo Xứ Thuận Yên trên đây, và có thể nói ở các giáo điểm khác của dòng, theo truyền thống tốt lành của mình, đều có những chỗ lấy nước lọc free về uống cho dân chúng, bất kể họ là lương dân hay giáo dân, bất kể họ giầu có hay nghèo khổ. Có người đặt vấn đề rằng như thế thì làm cớ cho người giầu cũng có thể đến lấy nước uống để đỡ tốn phí bao nhiêu có thể. Tuy nhiên, nếu ai cũng tự trọng, nhất là thành phần mặt mũi nhà giầu, được dân chúng sống ở địa phương đều biết, thì làm sao họ dám hay có can đảm đến kín nước ở vòi nước lọc free như thế chứ! Làm sao dám lái xe hơi đến lấy chứ... Cũng có thể họ đến vào giờ mà họ biết chắc rằng không ai đến, như người phụ nữ Samaritanô, (ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 4), sống với 6 người đàn ông không phải là chồng của mình, đã chỉ ra Giếng Giacóp kín nước vào buổi trưa nắng nóng lủi thủi một mình, hầu có thể tránh né những ánh mắt khinh bỉ và miệng lưỡi nguyền rủa của dân làng.  

 

 

 

Sau khi viếng thăm Giáo Họ Phú Quý là một trong hai giáo điểm của Dòng ở GP Đà Nẵng, nơi không có trong lịch trình thăm viếng nhưng đã được đến viếng thăm. Vì thêm giờ viếng thăm giáo họ này mà chúng tôi không còn đủ giờ để tham quan Cố Đố Huế như dự tính trong chuyến hành trình của mình, và khi về đến Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang thì trời đã tối, dù mới hơn 6 giờ chiều.

 

 

 

 

 

Lavang: Một Đêm Thánh Mẫu

  

Đến Lavang, xe đâm thẳng vào bên trong cổng của Nhà Khách Lâm Bích là khu vực ở gần và ngoài khu Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, do các sơ Mến Thánh Giá Huế phục vụ. Sau khi nhận phòng anh em đã đến khu nhà ăn dùng bữa tối liền trước khi cùng nhau ra kính viếng Mẹ Lavang ở ngoài linh đài. Bữa ăn có cả sầu riêng, không phải bao gồm trong bữa ăn được các sơ dọn cho, mà là do chính anh em bổ ra hai trái để ở dưới gầm xe cho chín mùi, từ ngày Chúa Nhật mùng 8/10, hai trái được thân nhân của Anh Khiết trao tặng ở dọc đường.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đúng hẹn, 8 giờ tối, anh em cùng nhau sang Trung Tâm để kính viếng Linh Đài Thánh Mẫu Lavang. Hầu như lần nào cũng thế, như kinh nghiệm của chuyến đi 10 năm 2016 em đi với Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương, cho dù đã tối, thậm chí cho dù về đêm, hay vào tờ tờ sáng, vẫn có những phái đoàn hành hương từ đâu kéo tới kính viếng Đức Mẹ, qui tụ lại ngay Linh Đài của Mẹ là nơi có Tượng Mẹ Lavang đứng trước 3 cây Lá Vằng. Năm nay, 2017, Năm mừng kỷ niệm bách niên Thánh Mẫu Fatima, ngay trước tượng Mẹ còn có một chuỗi Mân Côi hình trái tim nữa (năm 2016 không có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong khi một số anh em vẫn còn quanh quẩn ở Linh Đài Mẹ, em đi chung quang ngắm cảnh Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang về đêm một lần nữa, như lần năm 2016, nhưng chụp bắt những tấm hình năm ngoái chưa kịp chụp.

 

 

Từ linh đài Mẹ nhìn xuống quảng trường, bên trái là tháp chuông với ánh điện sáng trắng và trước mặt là nhà hành hương nghỉ qua đêm miễn phí hay tùy nghi ủng hộ, phòng bán kỷ vật cũng ở đây ngay cửa vào.

 

 

Ở ngay tại Linh Đài Thánh Mẫu Lavang có những ghi chú về gốc tích và lịch sử của một nơi từ cuối thế kỷ 18, thời điểm vừa mở màn các cuộc bách hại Công giáo nay đã trở thành một linh địa Thánh Mẫu Việt Nam.

 

 

 

 

Sáng sớm hôm sau, Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang vẫn tiếp tục sinh động với các phái đoàn hành hương tại Linh Đài Lavang, bao gồm cả nhà nguyện gần linh đài, và sau Thánh Lễ 5 giờ sáng hằng ngày trong nguyện đường, thì tới Thánh Lễ 6 giờ sáng của phái đoàn THĐC HK ở ngay tại linh đài, nhưng vì khí hậu hơi u ám có thể mưa, nên Thánh lễ đã không được cử hành ngay trước linh đài mà là bên cạnh linh đài, nơi có mái che đề phòng mưa bất thường.

 

 

 

 

Giếng Nước Đức Mẹ Lavang ở cuối góc Linh Đài Mẹ và trên đường từ nguyện đường ra quảng trường

 

 

Linh Đài Thánh Mẫu Lvang vào buổi sáng sớm hôm sau

Linh Đài Thánh Mẫu Lvang nhìn từ phía đằng sau,

nơi có tượng Đức Mẹ Sầu Bi và Bức Tường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cùng với 14 Chặng Đàng Thánh Giá.

Ngày bắt đầu lên, cảnh vật của Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang từ từ hiện lên... với Thánh Lễ của phái đoàn THĐC HK chung với một phái đoàn hành hương khác đến muộn hơn và cũng muốn cử hành Thánh Lễ sáng hôm ấy tại Linh Đài Thánh Mẫu Lavang.

Thánh Ca Kết Lễ hướng về Đức Mẹ - Cả chủ tế đoàn và giáo dân đều đồng thanh tôn vinh Mẹ và tin cậy vào Mẹ,

sau đó cùng nhau chụp chung một tấm hình kỷ niệm cuộc hội ngộ hành hương Thánh Mẫu Lavang sáng hôm ấy

Riêng phái đoàn THĐC HK, không chụp chung trước Linh Đài Thánh Mẫu Lavang, mà là trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Mẫu Lavang đang được xây cất để kịp hoàn thành vào năm 2018, kỷ niệm 220 năm biến cố Thánh mẫu Lavang 1798. Sau đó, tất cả anh em quay ngay lưng lại để chụp một tấm hình khác, trước Tháp chuông đối diện với ngôi vương cung thánh đường.

Từ bên này tháp chuông, tức từ trước ngôi vương cung thánh đường đang xây nhìn qua chân tháp chuông về phía cổng của Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang

Góc tam giác vàng: ác hàng ghế trước Linh Đài Đức Mẹ, Ngôi Vương Cung Thánh Đường và Tháp Chuông

Sau Thánh Lễ sáng và chụp hình, anh em trở về khu Nhà Khách Lâm Bích để điểm tâm. Nhưng từ khu trung tâm về lại đó phải đi ngang qua một con đường có nhiều hàng quán, bao gồm cả những anh chị em nghèo đứng hay ngồi xin ăn ở gần đó. Vì biết trước như thế từ năm 2016, em đã lấy số tiền 100 Mỹ kim của chúng phái đoàn đổi ra tiền Việt Nam để tặng cho mỗi người hai tờ 50 ngàn đồng VN, cho tới khi hết sạch.

 

Sau điểm tâm và trước khi rời Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang, anh em cũng không quên ghé Quán Kỷ Vật ở Nhà Khách Lâm Bích để sắm quà tặng cho thân nhân bạn hữu hay lưu giữ để tưởng nhớ đến Một Đêm Thánh Mẫu ở Linh Địa Thánh Mẫu Lavang.

Thế là hết một buổi chiều tối và một buổi sáng, đó là ngày thứ ba, sang ngày thứ tư 11/10/2017, trực chỉ vùng biển thảm họa nhân tai Formosa Hà Tĩnh, Trung Tâm Khuyết Tật 19.3 ở Nghệ An, Lũ Lụt ở Thanh Hóa... cả một Vùng Trời Thảm Họa Việt Nam (xin xem hai nơi này ở phần thứ ba: Việt Nam 2017)

 

Phần Một

 

Hành Trình Truyền Giáo 

Nhập Cuộc Hành Trình

1- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Kontum: Trụ Sở Truyền Giáo Đồng Công và Giáo Điểm Đắc Pơ Gia Lai

2- Giáo Điểm Đồng Công Giáo Phận Đà Nẵng: Giáo Xứ Thuận Yên và Giáo Họ Phú Quí Quảng Nam

3- Giáo Điểm Đồng Công GP Thái Bình: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Họ Đức Long và Giáo Họ Văn Yên

4- Giáo Điểm Đồng Công GP Hưng Hóa: Trụ Sở Truyền Giáo ĐC, Giáo Xứ Trại Sơn và Giáo Họ Đá Mài

5- Giáo Điểm Đồng Công GP Bắc Ninh: Giáo Xứ Đại Điền, Trụ Sở Truyền Giáo ĐC và Giáo Xứ Văn Thạch 

 

Phần Hai

 

Về Nguồn Đồng Công 

6- Nhà Mẹ Dòng Đồng Công Thủ Đức Tổng Giáo Phận Gài Gòn 

7- Nhà Đá Giáo Phận Qui Nhơn và 50 Năm Khấn Dòng Đội IX

9- Giáo Phận Bùi Chu

10- Liên Thủy và Trung Lễ Giáo Phận Bùi Chu  

 

Phần Ba

Việt Nam 2017

 11- Vùng Trời Thảm Họa: Formosa Hà Tĩnh, Khuyết Tật Nghệ An, Lũ Lụt Thanh Hóa

12- Một Ngày Thành Đô: Sài Gòn và Hà Nội

Về Một Chuyến Đi