GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 20/10/2006

 TUẦN XXVIII THƯỜNG NIÊN

 

?  Giầu Lòng Thương Xót - Thế Giới Lo Ngại trong Căng Thẳng và Đe Doạ

?  Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi Châu lên tiếng chống vấn đề hôn nhân đồng tính

?   Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

 

 

? Giầu Lòng Thương Xót - Thế Giới Lo Ngại trong Căng Thẳng và Đe Doạ

 

(Thông Điệp "Dives in Mesericordia" của ĐTC Gioan-Phaolô II ban hành Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, 30-11-1980, Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL trích dịch theo Saint Paul Editions, một số đoạn tiêu biểu)

 

Cảm giác bị đe dọa đang gia tăng trong thế giới của chúng ta. Sự gia tăng về cái sợ của sự hiện hữu này có đặc biệt gắn liền với tâm tưởng tương khắc liên quan đến những chồng chất của vũ khí nguyên tử ngày nay có thể đưa đến việc tự hủy một phần nhân loại. Thế nhưng, sự đe dọa không chỉ liên quan đến cái mà nhân loại có thể gây cho nhau bằng những phương tiện do kỹ thuật quân sự cung cấp' nó còn liên quan đến nhiều nguy hại khác gây ra bởi một xã hội duy vật chủ trương vật trọng hơn người. Bởi thế, người đương thời sợ rằng việc sử dụng những phương tiện do thứ xã hội này sáng chế, cá nhân cũng như môi sinh, cộng đoàn, xã hội và dân tộc có thể sẽ trở thành nạn nhân cho sự lạm dụng quyền lực của nhau. Lịch sử của thế kỷ chúng ta đã có những điển hình về điều này. Bất chấp tất cả mọi tuyên ngôn về những quyền lợi của con người theo chiều kích toàn diện của họ, tức là theo chiều kích con người hiện hữu về thể lý cũng như tâm linh, chúng ta không thể nói rằng những điển hình này chỉ thuộc về quá khứ mà thôi.

 

Con người có lý khi sợ trở thành nạn nhân cho sự đàn áp làm mất đi tự do nội tại của họ, mất đi cơ hội diễn đạt chân lý mà họ xác tín, mất đi đức tin mà họ tuyên xưng, mất đi khả năng theo tiếng lương tâm chỉ dẫn đường ngay nẻo chính. Những phương tiện kỹ thuật trong tầm tay của xã hội tân tiến chất chứa trong chúng, chẳng những tình trạng tự diệt bằng những đụng chạm về quân sự, mà còn cả tình trạng chế ngự 'lặng lẽ' của những cá nhân, của những môi sinh, của  toàn thể những tổ chức cũng như những quốc gia, để rồi, vì lý do này hay lý do nọ, có thể chứng tỏ cho thấy mối bất lợi đối với những kẻ chiếm hữu được những phương tiện cần thiết và không lo ngại gì cả trong việc sẵn sàng sử dụng chúng. Chẳng hạn như việc tra tấn vẫn còn tiếp tục hiện hữu, được chính quyền sử dụng một cách có phương pháp, như phương tiện thống trị và áp bức chính trị, được thi hành bởi những thuộc cấp mà không có lỗi gì cả. Do đó, cùng với nhận thức về sự đe dọa thể chất, còn có một nhận thức về một mối đe dọa khác, còn hủy hoại hơn nữa cái con người thực sự là, cái ràng buộc thâm sâu với nhân phẩm con người cũng như với quyền lợi của họ về chân lý và tự do.

 

Tất cả những điều này đang xẩy ra trong một bối cảnh đáng thương tiếc kinh khủng gây ra bởi sự kiện là, trong khi có những thành phần và xã hội no đầy giầu có sát cánh bên nhau sống trong dư thừa theo hưởng thụ và hoan lạc, thì cũng trong cùng một gia đình nhân loại lại có những cá nhân hay hội nhóm đang chịu đựng đói khổ. Có những thơ nhi chết đói dưới con mắt của mẹ mình. Nơi một số phần đất khác nhau trên thế giới, nơi một số cô cấu kinh tế xã hội khác nhau, có những vùng nghèo đói toàn diện, thiếu thốn và chậm tiến. Sự kiện này ai cũng đã biết. Tình trạng bất đồng giữa các cá nhân và giữa các dân tộc không những còn tồn tại, mà còn đang tăng lên nữa. Nó vẫn còn xẩy ra, song song với nhau những người giấu có, sống trong dư dật, có những người sống trong thiếu thốn, chịu cảnh khốn cùng và thường bị chết  đói thật sư' mà con số của họ lên đến cả mười, hay ngay cả hằng trăm triệu. Đó là lý do tại sao những lo ngại về luân lý lại càng trở nên dữ dội hơn. Rõ ràng là sự bại hoại căn gốc hay đúng hơn là một loạt bại hoại, thực sự là một guồng máy bại hoại đang nằm ở gốc rễ của nền kinh tế đương thời cũng như nền văn hóa duy vật không để cho gia đình nhân loại thoát khỏi những tình trạng bất công sâu xa ấy.

 

Hình ảnh về thế giới ngày nay này chất chứa quá nhiều sự dữ về cả thể lý lẫn luân lý, đến nỗi, làm cho nó trở thành một thế giới bị giằng co bởi những tương khắc và căng thẳng, đầy đe dọa cho tự do của con người, cho lương tri và tôn giáo - hình ảnh này nói lên nỗi lo ngại mà con người hiện nay cảm nghiệm. Nỗi lo ngại này được cảm nghiệm, chẳng những bởi những người bị bất lợi hay bị áp bức, mà còn bởi cả những kẻ gặp may mắn giầu sang, tiến phát và quyền lực. Để rồi, mặc dầu không thiếu gì người cố gắng tìm hiểu những nguyên do gây ra những mối lo ngại này, hay cố gằng tìm cách chống lại nó, thì, tận đáy tâm linh con người, nỗi lo ngại này vẫn còn mạnh hơn tất cả những phương tiện hiện tại nữa. Nỗi lo ngại này liên hệ đến - đúng như Công Đồng Chung Vaticanô II nhận định - những khó khăn sâu xa về tất cả sự hiện hữu của con người. Nó dính liền với chính cảm quan hiện hữu của con người trong thế giới, và là một mối lo ngại cho tương lai của con người cùng toàn thể nhân loại' nó đòi phải có những giải quyết dứt khoát dường như hiện nay đối với nhân loại không thể chần chờ được nữa.

 

(Loạt bài về Thánh Tâm và Lòng Thương Xót Chúa liên tục vào các ngày thứ sáu hằng tuần từ 18/8)

 

  

TOP

 

 

 ? Hồng Y chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Phi Châu lên tiếng chống vấn đề hôn nhân đồng tính

Đức Tổng Giám Mục ở Durban đã gửi một bản tuyên cáo cho Quốc Hội Nam Phi để lập lại việc Giáo Hội chống đối vấn đề hợp thức hóa tình trạng hôn nhân đồng tính.

Vào Tháng 12/2005, Pháp Đình Hiến Định Nam Phi đã cho là phi hiến thứ luật hiện hành chỉ công nhận các cuộc hôn nhân giữa nam nữ với nhau mà thôi.

Đó là lý do, theo Tín Vụ Công Giáo Cho Phi Châu cho biết thì Đức Hồng Y Wilfred Napier, đương kim chủ tịch hội đồng giám mục Nam Phi vào hôm Thứ Hai 16/10/2006 đã lên tiếng với quốc hội vùng này rằng các đạo luật đồng tính là những gì phản với luật tự nhiên, các cuộc hiệp nhất đồng tính cũng thế: “Chúng làm tiêu hao đi chính bản tính của hôn nhân và gia đình”.

Vị hồng y chủ tịch này còn nói hôn nhân là một tặng ân, “là một cuộc hiệp nhất thủy chung, độc nhất, trọn đời giữa một người nam và một người nữ trong một cộng đồng mật thiết sự sống và yêu thương”.

Trích dẫn cả Tân Ước lẫn Cựu Ước, vị hồng y này khẳng định rằng rõ ràng là một cuộc hiệp nhất đồng tính không thể nào tương tự như là một cuộc hôn nhân.

Theo ngài, việc hợp thức hóa hôn nhân đồng tính sẽ là những gì làm hại gia đình và các thứ nền tảng của xã hội, nghịch lại với công ích.

Vị hồng ý này còn trích lại cả văn kiện “Những Quan Tâm Liên Quan Tới Những Dự Án Hợp Pháp Hóa Cuộc Liên Hợp Giữa Các Người Đồng Tính” (2003) câu nói sau đây: “Công ích đòi luật lệ phải nhìn nhận, cổ võ và bảo vệ hôn nhân như là nền tảng của gia đình, là mối hiệp nhất chính yếu của xã hội”.

Vị chủ tịch hội đồng giám mục Nam Phi còn làm sáng tỏ vấn đề là Giáo Hội không ủng hộ việc kỳ thị đối với vấn đề khuynh hướng đồng tính, và thành phần đồng tính có quyền được cá nhân cũng như xã hội đối xử một cách trân trọng.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/10/2006 

TOP

 

 

?  Tại Sao Thế Giới Càng Tân Tiến Con Người Càng Bạo Loạn? - Một Giải Đáp nơi Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Hướng về Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI với 2 chuyến tông du lịch sử - Đức Quốc và  Thổ Nhĩ Kỳ

 

(tiếp 13 Thứ Sáu, 14 Thứ Bảy 15 Chúa Nhật về Bối Cảnh và Vấn Nạn Lịch Sử; 16 Thứ Hai, 17 Thứ Ba, 18 Thứ Tư 19 Thứ Năm về Giáo Hoàng và Tông Du Mục Vụ)

 

Vị Đương Kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI Giải Đáp Vấn Nạn

 

Theo chiều hướng của các chuyến tông du mục vụ của vị đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI của chúng ta, nhất là từ sau chuyến tông du thứ tư về Bavaria Đức quốc, chuyến tông du có bài gây bấn loạn thế giới Hồi Giáo, thì ngài có thể sẽ nói theo chiều hướng của bài chia sẻ ngài đã ngỏ cùng thế giới Hồi Giáo trong lần gặp gỡ thành phần đại diện thế giới này hôm 25/9/2006 tại tông dinh nghỉ mát của ngài ở Castelgasdonfo.

 

Đúng thế, trong buổi gặp gỡ không phải là để làm hòa mà là để củng cố tình thân thiện giữa tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo hôm Thứ Hai 25/9/2006 này, ngài đã kêu gọi thế giới Hồi Giáo hãy quên đi quá khứ mà hướng đến tương lai, cùng với Giáo Hội Kitô Giáo dấn thân cho một thế giới công lý và hòa bình, nguyên văn như sau:

 

·        Như tôi đã nhấn mạnh đến ở Cologne năm ngoái, ‘việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giữa các tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo không thể trở thành một cái gì ngoại tại tùy ý. Thật thế, nó là một nhu cầu chi phối một phần lớn tương lai của chúng ta’ (Meeting with Representatives of Some Muslim Communities, Cologne, 20 August 2005). Trong một thế giới đầy những chủ nghĩa tương đối và quá ư là thường thấy tính cách trổi vượt và phổ quát của lý trí bị loại trừ đi, chúng ta rất cần phải thực hiện một cuộc đối thoại thực sự giữa các đạo giáo cũng như giữa các nền văn hóa, có thể giúp chúng ta thắng vượt được tất cả mọi căng thẳng, trong tinh thần hợp tác tốt đẹp với nhau….. 

 

Việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa là một nhu cầu cần thiết cho việc cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và huynh đệ hằng được tất cả mọi người thiện tâm thiết tha trông đợi này. Về vấn đề này, những người đương thời của chúng ta trông mong nơi chúng ta một chứng từ hùng hồn trong việc chứng tỏ cho tất cả mọi người thấy được cái giá trị của chiều kích tôn giáo của đời sống. Cũng thế, trung thành với giáo huấn thuộc truyền thống tôn giáo của mình, các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo cần phải biết cùng nhau hoạt động, như họ đã thực sự thực hiện nơi nhiều điều chung, để canh chừng tất cả mọi hình thức bất khoan nhượng cũng như để chống lại tất cả mọi hình thức bạo lực. Đối với chúng ta là thành phần thẩm quyền về tôn giáo và là thành phần lãnh đạo về chính trị, chúng ta cần phải hướng dẫn và phấn khích họ theo chiều hướng ấy. Thật thế, ‘mặc dù có những bất hòa và hận thù đáng kể xẩy ra giữa các tín đồ Kitô Giáo và Hồi Giáo qua các thế kỷ, Công Đồng này cũng thiết tha xin tất cả mọi phe phái là, bằng việc quên đi quá khứ, họ hướng mình đến việc chân tình hiểu biết lẫn nhau, và cùng nhau bảo tồn lẫn cổ võ công bình xã hội cùng với các thứ giá trị luân lý cũng như hòa bình và tự do cho tất cả mọi dân tộc’ (Declaration, Nostra Aetate, 3). Bởi thế, các bài học trong quá khứ cần phải trở thành những gì giúp chúng ta tìm kiếm được những đường lối hòa giải, hầu sống trong sự tôn trọng căn tính và tự do của từng cá nhân, hướng đến sự hợp tác tốt đẹp trong việc phục vụ toàn thể nhân loại…..

 

Quí bạn thân mến, tôi sâu xa thâm tín rằng, trước tình hình thế giới hiện nay, tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo cần phải gắn bó với nhau để giải quyết nhiều những thách đố đang xẩy ra cho nhân loại, nhất là những thách đố liên quan tới việc bênh vực và cổ võ phẩm vị con người cùng với những quyền lợi xuất phát từ phẩm vị ấy. Khi gia tăng những thứ đe dọa xẩy ra cho nhân loại và hòa bình, mà còn biết nhìn nhận tính chất chính yếu của con người cũng như biết kiên trì hoạt động để sự sống con người bao giờ cũng được tôn trọng, là tín đồ Kitô Giáo và tín đồ Hồi Giáo tỏ ra tuân phục Đấng Hóa Công, Đấng muốn cho tất cả mọi dân tộc sống phẩm vị được Ngài ban cho họ vậy”.

 

(còn tiếp) 

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ