GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ TƯ 12/4/2006

 TUẦN THÁNH

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá 9/4/2006 - Ba Tính Chất về Chúa Kitô Vương Giả nơi Biểu Hiệu Thập Giá cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới

?  Hằng ngàn người ở Hoa Kỳ trở về với Giáo Hội Công Giáo, trong đó có một số cảm kích trước những ngày cuối đời của Đức Gioan Phaolô II

?  THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II (tiếp)

 

 

 

?  Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá 9/4/2006 - Ba Tính Chất về Chúa Kitô Vương Giả nơi Biểu Hiệu Thập Giá cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới

 

Đã 20 năm, nhờ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Chúa Nhật Lễ Lá đã đặc biệt trở thành Ngày Giới Trẻ, ngày giới trẻ khắp thế giới tiến lên nghênh đón Chúa Kitô, muốn hộ tống Người ở nơi thành phố và xứ sở của mình, để Người ở giữa chúng ta và có thể thiết lập hòa bình của Người trên thế giới. Nếu chúng ta muốn tiến lên nghênh đón Chúa Giêsu để rồi tiến bước với Người theo đường lối của Người, chúng ta cần phải hỏi rằng: Người muốn dẫn dắt chúng ta đi theo đường lối nào đây? Chúng ta trông đợi Người ở những gì? Người mong muốn gì nơi chúng ta?

 

Để hiểu được những gì xẩy ra vào Chúa Nhật Lễ Lá, cũng như để biết được ý nghĩa của ngày này chẳng những vào bấy giờ mà còn cho mọi thời đại, có một chi tiết rất quan trọng cần phải lưu ý, một chi tiết đối với các môn đệ của Người đã trở thành chi tiết then chốt để hiểu được biến cố ấy khi họ, sau Phục Sinh, nhớ lại những ngày hỗn loạn ấy bằng một cái nhìn mới.

 

Chúa Giêsu tiến vào Thành Thánh bằng cách cưỡi trên một con lừa, tức là trên một con vật của một người dân quê tầm thường, đặc biệt lại là một con lừa không thuộc về Người, một con lừa Người mượn cho cơ hội ấy. Người đã không đến trên một chiếc xe ngựa vương giả sang trọng, hay trên lưng ngựa như một đại nhân trên thế giới mà là trên một con lừa đi mượn. Thánh Gioan gợi ý cho chúng ta thấy rằng các môn đệ không hiểu được điều này.

 

Chỉ sau biến cố Vượt Qua họ mới nhận ra rằng như thế Chúa Giêsu mới làm trọn những lời loan báo của các vị tiên tri; Người tỏ ra rằng hành động của Người xuất phát từ Lời Chúa và để làm trọn Lời Chúa. Thánh Gioan viết rằng họ đã nhớ lại đoạn viết trong Sách Tiên Tri Zechariah: ‘Đừng sợ, hỡi nữ tử Sion; này đây vua ngươi tiến tới, ngồi trên con của lừa mẹ’ (Jn 12:15; x. Zec 9:9).

 

Để hiểu được ý nghĩa của lời tiên tri, nhờ đó hiểu được hành động của Chúa Giêsu, chúng ta cần phải lắng nghe trọn đoạn văn của tiên tri Zechariah, vị tiếp tục viết rằng: ‘Người sẽ phá hủy xe ngựa ở Ephrem và chiến mã ở Giêrusalem; rồi bẻ gẫy cung tên chiến trận và Người sẽ thiết lập bình an cho các dân nước; Người sẽ cai trị từ chân trời tới góc biển, và từ Sông Ngòi tới tận cùng trái đất’ (9:10).

 

Như thế, vị tiên tri này đã khẳng định 3 điều về vị vua tương lai ấy.

 

Trước hết, vị tiên tri khẳng định là Người sẽ là một ông vua của thành phần nghèo nàn, là một con người nghèo trong số những người nghèo và cho người nghèo. Nghèo nàn được hiểu trong trường hợp này theo ý nghĩa về thành ‘anawim’ nơi dân Do Thái, về những tâm hồn tin tưởng và khiêm hạ chúng ta thấy vây quanh Chúa Giêsu, theo ý nghĩa của phúc đức thứ nhất của Bài Giảng Trên Núi.

 

Người ta có thể nghèo về vật chất nhưng lại có một tâm địa đầy tham vọng giầu sang và quyền lực từ sang giầu mà có. Sự kiện con người sống trong thèm muốn và tham lam cho thấy rằng, theo tâm can của họ thì họ thuộc về thành phần giầu có. Người ta muốn đảo nghịch việc phân phối các sản vật nhưng chỉ để cho chính họ được ở trong tình trạng người giầu có chiếm hưởng trước kia mà thôi. Nghèo nàn nơi trường hợp của Chúa Giêsu – theo ý nghĩa của vị tiên tri này – trước hết cho thấy cái thanh thoát nội tại khỏi lòng tham lam và ước muốn quyền lực.

 

Nó liên quan tới một thực tại cao cả vượt trên việc phân phối khác nhau về các sản vật nữa, một việc phân phối chỉ hạn hẹp trong lãnh vực vật chất, và là việc phân phối làm cho tâm can con người thậm chí trở nên cứng cõi hơn nữa. Trước hết, nó là vấn đề thanh tẩy tâm can, nhờ đó người ta nhìn nhận rằng việc sở hữu trước hết là một trách nhiệm đối với kẻ khác, một trách nhiệm trước nhan Thiên Chúa, khi để cho mình được hướng dẫn bởi Chúa Giêsu là Đấng giầu sang đã trở nền bần cùng vì chúng ta (x 2Cor 8:9).

 

Cái thanh thoát nội tâm bao hàm việc thắng vượt những gì là băng hoại và tham lam có lúc đã tàn phá thế giới này; cái thanh thoát ấy chỉ có thể chiếm hữu nếu Thiên Chúa trở thành kho tàng của chúng ta, nó chỉ có thể chiếm đạt nơi việc nhẫn nại từ bỏ hằng ngày, những từ bỏ giúp nó trở thành một niềm thanh thoát chân thực. Trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta tung hô Chúa Giêsu, vị vua chỉ cho chúng ta thấy đường lối tiến tới đích điểm này, và chúng tax in Người hãy dẫn chúng ta theo Người trên con đường của Người.

 

Sau nữa, vị tiên tri cho chúng ta thấy rằng đức vua này sẽ là một đức vua hòa bình: Ngài sẽ làm cho các chiến xa và chiến mã biến mất, sẽ bẻ gẫy cung tên và công bố hoa bình. Nơi hình ảnh Chúa Giêsu, điều này đã được cụ thể hóa qua dấu hiệu thập tự giá. Nó là một chiếc cung gẫy, ở một nghĩa nào đó là một  cầu vồng mới mẻ đích thực của Thiên Chúa nối trời đất và bắc những chiếc cầu nối liến các lục địa bên trên các vực thẳm. Thứ khí giới mới được Chúa Giêsu đặt vào tay của chúng ta đó là cây thập tự giá, dấu hiệu của hòa giải, của yêu thương mạnh hơn sự chết. Mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá, chúng ta cần phải nhớ rằng đừng có đáp lại một điều gì bất chính bằng sự bất chính nữa, đáp lại bạo lực bằng bạo lực thêm; chúng ta cần phải nhớ rằng chúng ta chỉ có thể chế ngự sự dữ bằng sự lành, chứ không phải kiểu mắt đền mắt răng đền răng.

 

Điều khẳng định thứ ba của vị tiên tri đó là lời tiên báo tính cách đại đồng, ở chỗ, vương quốc của vị vua hòa bình này bao rộng ‘từ chân trời tới góc biển… cho đến tận cùng trái đất’. Lời hứa trước đây về đất đai được thay thế bằng một nhãn quan mới, đó là không gian của vị vua thiên sai ấy không còn là một xứ sở đặc biệt nào đó, một xứ sở tách biệt khỏi các xứ sở khác, và là một xứ sở không thể nào không ở vị thế địch lại với các xứ sở khác. Xứ sở của Ngài là trái đất này, là toàn thế giới. Ngài kiến tạo mối hiệp nhất nơi cái đa diện của các nền văn hóa, thắng vượt tất cả mọi giới hạn.

 

Bằng cái nhìn xuyên thấu những đám mây mù của lịch sử, chúng ta thấy hiện lên từ xa nơi lời tiên tri này cái cơ cấu của các cộng đồng Thánh Thể bao gồm toàn thể thế giới, một cơ cấu các cộng đồng tạo nên ‘Vương Quốc hòa bình’ của Chúa Giêsu từ chân trời tới góc biển cho đến tận cùng trái đất. Ngài đến với tất cả mọi nền văn hóa và với tất cả mọi phần đất trên thế giới, đến khắp mọi nơi, đến với những túp lều khốn cùng và những dân tộc nghèo khổ, cũng như đến với những vương cung thánh đường nguy nga đồ sộ. Ở khắp mọi nơi, Ngài vẫn là một, là Đấng Duy Nhất, nhờ đó, tất cả những ai qui tụ lại trong nguyện cầu, trong mối hiệp thông với Ngài, chính họ cũng được liên kết lại thành một thân thể duy nhất. Chúa Kitô cai trị bằng việc biến mình thành bánh và ban mình cho chúng ta. Nhờ đó Ngài xây dựng Vương Quốc của Ngài.

 

Mối liên hệ này hoàn toàn được sáng tỏ ở một câu khác trong Cựu Ước, một câu đặc biệt nói lên và giải thích những gì đã xẩy ra vào Chúa Nhật Lễ Lá. Đám đông dân chúng hoan hô Chúa Giêsu là: ‘Vạn tuế! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!’ (Mk 11:9; Ps 117[118]:25f). Câu này cho thấy nghi thức của lễ lều là lễ tín hữu di chuyển thành một vòng tròn chung quanh bàn thờ, tay cầm cành lá dừa, lá mía hay dương liễu.

 

Bấy giờ dân chúng đã hô lên trước Chúa Giêsu, Đấng họ thấy nhân danh Chúa mà đến. Thật vậy, lời diễn tả: ‘Đấng nhân danh Chúa mà đến đã trở thành những gì ám chỉ Đấng Thiên Sai. Nơi Chúa Giêsu họ nhìn nhận Người thực sự là Đấng nhân danh Chúa mà đến và làm cho Thiên Chúa hiện diện giữa họ. Tiếng kêu hy vọng này của dân Do Thái, tiêng hoan hô Chúa Giêsu trong cuộc Ngài tiến vào thành Giêrusalem, đã có lý để trở thành nơi Giáo Hội tiếng hoan hô Người nơi Thánh Thể, Đấng luôn nhân danh Chúa đến giữa chúng ta, để nối kết chân trời góc biển trong bình an của Thiên Chúa. Vì Chúa đang đến mà chúng ta tiến ra khỏi những thực tại chuyên biệt của mình để thuộc về đại cộng đồng của tất cả những ai cử hành bí tích thánh này. Chúng ta tiến vào vương quốc an bình của Người và công nhận nơi Người, ở một nghĩa nào đó, anh chị em của chúng ta là thành phần được Người tới để thiết lập một vương quốc hòa bình trên thế giới rách nát tan hoang này.

 

Ba tính chất được vị tiên tri loan báo là nghèo khó, an bình và đại đồng được gồm tóm nơi dấu hiệu thập giá. Bởi thế và chính vì thế thập giá đã trở thành tâm điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới. Đã có thời –không hoàn toàn bị khắc phục - Kitô Giáo đã bị loại trừ chính vì thập tự giá này.

 

Thập giá được cho là những gì liên quan tới việc hy sinh, thập giá là dấu hiệu của việc phủ nhận sự sống. Tuy nhiên, chúng ta lại muốn có một sự sống viên trọn, không bị hạn chế và từ bỏ. Chúng ta muốn sống, chúng ta chỉ muốn sống mà thôi. Chúng ta không muốn để mình bị giới hạn bởi những chỉ thị và cấm đoán – đã có thể nói và vẫn có thể nói rằng – chúng ta muốn giầu có và dư đầy. Tất cả những điều ấy có vẻ thu hút và lôi cuốn; nó là thứ ngôn ngữ của con rắn nói với chúng ta rằng: ‘Đừng sợ. Hãy thản nhiên ăn tất cả mọi thứ cây trong vườn!’. 

 

Thế nhưng, Chúa Nhật Lễ Lá nói với chúng ta rằng lời ‘xin vâng’ cao cả đích thực, thật sự là cây thập tự giá, cây thập tự giá là cây sự sống đích thực. Chúng ta không chiếm đạt sự sống bằng việc chiếm cứ lấy thập giá mà bằng việc ban phát thập giá. Yêu thương là hiến ban bản thân mình, và ví thế, là đường lối của sự sống đích thực được biểu hiệu nơi thập tự giá. Hôm nay đây cây thập giá được trao chuyền, cây thập tự giá đã là tâm điểm của Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Cologne, cho phái đoàn đại biểu để bắt đầu cuộc hành trình của mình đến Sydney, nơi mà vào năm 1008 giới trẻ thế giới muốn gặp lại nhau bên Chúa Giêsu để cùng Người xây dựng vương quốc an bình.

 

Từ Cologne tới Sydney, một cuộc hành trình băng qua các châu lục và các nền văn hóa, một cuộc hành trình băng qua một thế giới tan nát và quằn quại bởi bạo loạn! Một cách tiêu biểu, nó như một cuộc hành trình từ chân trời tới hóc biển, từ sông ngòi tới tận cùng trái đất. Nó là cuộc hành trình của Đấng, với dấu hiệu của cây thập tự giá, ban cho chúng ta bình an và làm cho chúng ta thành những kẻ chất chứa bình an của Người. Tôi cám ơn giới trẻ sẽ vác cây thập tự giá này, nơi đó chúng ta hầu như có thể chạm tới mầu nhiệm của Chúa Giêsu trên các nẻo đường thế giới. Chúng ta hãy nguyện xin để đồng thời Người cũng mở lòng chúng ta ra, hầu, theo cây thập tự giá này, chúng ta trở thành những sứ giả cho tình yêu và an bình của Người. Amen.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/4/2006

 

 

 

TOP

 

 

 ?  Hằng ngàn người ở Hoa Kỳ trở về với Giáo Hội Công Giáo, trong đó có một số cảm kích trước những ngày cuối đời của Đức Gioan Phaolô II

 

Vào đêm Phục Sinh năm 2006 này, hàng ngàn người gia nhập Giáo Hội Công Giáo, kể cả những người vốn ở ngoài Kitô Giáo lẫn trong Kitô Giáo (anh chị em Tin Lành). Con số được tường trình như sau:

 

TGP Denver: lãnh nhận Phép Rửa có 700 người, và trọn vẹn hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo có 1400 người; TGP Galveston-Houston Texas: Rửa Tội 1090; hiệp thông 905; TGP Quân Vụ (Military Services): Rửa Tội 425; hiệp thông 515.

 

Theo Niên Giám Công Giáo Chính Thức 2006 thì năm 2005 có 80.521 người được rửa tội và 73.296 hiệp thông, chưa kể có 940.194 trẻ em được rửa tội.

 

Trường hợp trở lại của các tâm hồn trên đây khác nhau, trong đó, có một số trở lại khi được chứng kiến thấy cái chết của Đức Gioan Phaolô II. Điển hình là Diannah Hedgebeth, một người chị em Tin Lành, sẽ được thêm sức và hiệp lễ tại Nhà Thờ Thánh Micae ở Newark, New Jersey.

 

Theo chị kể lại thì chị đã tìm cầu đạo giáo cả mấy năm nay, và đã nhận ra ơn gọi trở về với Giáo Hội Công Giáo khi chị theo dõi các biến cố xẩy ra vào những ngày cuối đời của Đức  Gioan Phaolô II:

 

“Giây phút loan báo ngài qua đời, Thiên Chúa đã nói với tôi và đã bảo tôi đó là nơi tôi thuộc về vậy”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 10/4/2006

 

TOP

 

 

?   THỜI ĐIỂM GIOAN PHAOLÔ II

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

(tiếp 5 Thứ Tư, 6 Thứ Năm, 7 Thứ Sáu, 8 Thứ Bảy, 9 Chúa Nhật, 10 Thứ Hai)

 

... đến Âu Châu Hip Nht

Đúng thế, Âu Châu thc s là mi quan tâm đặc bit ca Đức Gioan Phaolô II. Vì Âu Châu, mt châu lc Kitô giáo, trc tiếp liên quan đến lch s, văn minh và vn mnh thế gii, chng nhng trong quá kh, mà còn c trong tương lai na. Vào dịp nhận Giải Thưởng Charlemagne của Thành Phố Aachen ở Vatican hôm 24/3/2004, ngài đã công khai bày tỏ “ước mơ” của ngài về một tân Âu Châu như sau:

·         Âu Châu trong tâm trí của tôi là một hiệp nhất về chính trị, thực sự là về tinh thần, trong đó, các chính trị gia Kitô hữu thuộc tất cả mọi quốc gia tác hành với ý thức về những kho tàng nhân bản do đức tin mang lại: họ là những con người nam nữ dấn thân để làm cho những giá trị này sinh hoa kết trái, khi hiến mình phục vụ tất cả mọi người cho một Âu Châu được đặt nền tảng trên con người là tạo vật chiếu tỏa dung nhan Thiên Chúa. Đó là ước mơ tôi ấp ủ trong lòng mình và nhân dịp này tôi xin ký thác cho quí vị cũng như cho các thế hệ hậu lai

 (L'Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, N. 15 [1839], 14/4/2004, trang 9).

Thế nhưng, làm sao để Âu Châu thân yêu của vị Giáo Hoàng Gioan Phaolô II này có thể trở về với căn tính của mình, như ngài mong ước, một ước mong như được tỏ hiện qua những tâm tưởng suốt mùa hè 2003 trên đây, để nó không trở thành dang dở, nếu Thiên Chúa, một lần nữa, không nhúng tay vào, như Ngài đã làm cho Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991, theo chiều hướng của biến cố Đông Âu Sụp Đổ. Thế nhưng, lần này Đấng Quan Phòng Thần Linh sẽ làm thế nào đây, nếu không phải Ngài cũng dùng chính Vị Giáo Hoàng của “Vui Mừng và Hy Vọng”  Gioan Phaolô II này, vị Giáo Hoàng đã được Ngài sử dụng để làm cho Đông Âu sụp đổ để dọn đường cho một Âu Châu hiệp nhất.

Đúng thế, chính biến c Ngày Gii Tr Thế Gii XX ti Cologne Đức quc 16-21/8/2005 là du ch thi đại cho thy điu này. Bi vì, biến c Ngày Gii Tr Thế Gii XX đã là cơ hi để v Giáo Hoàng Đức Quc, kế nhim v Giáo Hoàng khi xướng Ngày Gii Tr Thế Gii t năm 1985, v thăm quê hương ln đầu tiên. Nếu chuyến v thăm quê hương Balan ln đầu tiên ca Đức Gioan Phaolô II 6/1978 là chuyến đi làm lch s thế nào, mt chuyến đi đã mang li thành qu 10 năm sau thế nào, chuyến tông du Đức quc ca v Tân Giáo Hoàng Bin Đức XVI cũng có th có mt tác dng như thế. Nếu Công Đoàn Balan là mt lc lượng được “Đấng Cu Chuc Nhân Trn” ca Đức Gioan Phaolô II s dng làm sp đổ Cng sn Đông Âu thế nào, thì Liên Hip Luthêrô Thế Gii Đức quc, mt khi hip thông các giáo hi vi 140 giáo hi viên 78 quc gia, cũng có th tr thành mt lc lượng để làm cho khi Ci Cách hip nht vi Giáo Hi Công Giáo thì sao? Chính Liên Hip Luthêrô Thế Gii này đã ký vào bn Tuyên Ngôn Chung v Tín Lý Công Chính Hóa vào ngày 30/10/1999 Augsburg, Đức quc. Hin nay, Hi Đồng Methodist Thế Gii cũng đang sa son chính thc khng định vic h ng h bn tuyên ngôn này bng mt hot động chính thc được d trù xy ra vào mùa hè năm 2006 Seoul, Nam Hàn. Và ch cho ti khi nào Kitô giáo hip nht Âu Châu, tc tr v vi căn gc Kitô giáo ca mình, thì Âu Châu mi có th đi đến ch hip nht mà thôi.

Chính vị tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI, trong sứ điệp đề ngày 27/10/2005 gửi Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, Trưởng Văn Khố và Thủ Thư Viện của Hội Thánh Công Giáo Rôma, vị đến Nhã Điển cho biến cố “Menologion of Basil II”, cũng đã nói lên ý định ngài chủ trương thực hiện việc đại kết Kitô giáo để hiệp nhất Âu Châu cho tương lai thế giới như sau:

 

·         Chúng ta có thể mạnh mẽ hơn nữa để giúp cho các quốc gia Âu Châu tái xác nhận được căn gốc Kitô giáo của họ để một lần nữa họ tìm được nhựa sống dưỡng nuôi và làm phong phú chính tương lai họ cho thiện ích của con người và toàn thể xã hội”. (theo bản dịch Anh ngữ của mạng điện toàn Zenit ngày 17/11/2005)

 

Nếu quả thực, vào năm 2017, năm kỷ niệm 500 năm biến cố Cải Cách của ông tổ Thệ Phản Luthêrô, cũng là năm kỷ niệm 100 năm Biến Cố Thánh Mẫu Fatima (liên quan tới biến cố Đông Âu sụp đổ và Nước Nga trở lại), trở thành thời điểm đánh dấu cuộc hiệp nhất Kitô giáo, thì quả thực biến cố Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX tại Cologne Đức quốc và chuyến tông du hồi hương lịch sử của vị Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI là mốc điểm lịch sử này vậy! Thế mà, ai có thể ngờ được rằng, 8 năm trước đây, biến cố Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX tại Đức quốc 2005 đã được chính Đức Gioan Phaolô II vô hình chung sắp xếp trước cho vị thừa kế không ngờ lại là chính người Đức của ngài hay chăng? Trong cuộc họp báo tại tổng hành dinh Đài Phát Thanh Vatican ngày Thứ Ba 5/7/2005, ĐHY Joachim Meisner TGM Cologne, nơi tổ chức biến cố này xác nhận rằng “Cologne đã làm việc cả 8 năm trời cho biến cố này”, thậm chí ngài còn tiết lộ một chi tiết hết sức quan trọng về lịch sử là ngài đã gặp Đức Gioan Phaolô II vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Paris năm 1997 và đã được vị Giáo Hoàng này tâm sự như sau:

·         Đức Giáo Hoàng đã nói vi tôi rng ngài cm thy mt trong nhng Ngày Gii Tr Thế Gii đầu tiên trong ngàn năm mi cn phi được t chc Cologne, vì thế k va qua Đức quc đã chng kiến thy mt s nhng thm ha kinh hoàng cho nhân loi, và gi đây nước này cn phi chng kiến thy mt du hiu hy vng c th” (http://212.77.1.245/news_services/press/vis/englinde.php#start 19/7/2005).

Nếu Âu Châu Cổ ngày xưa đã là cái nôi Kitô giáo, và đã là tác nhân hăng say loan truyền văn minh Kitô giáo khắp thế giới, nhờ đó đã góp phần với Thánh Linh trong việc “canh tân bộ mặt trái đất” này cả trên ngàn năm qua thế nào, thì Âu Châu, tân tiến thời trang đang giẫy chết trong nền văn hóa sự chết ngày nay, một khi phục hồi được căn tính Kitô giáo của mình, qua cuộc hiệp nhất các Giáo Hội Kitô Giáo, đặc biệt từ Âu Châu và ở Âu Châu, cũng sẽ tiếp tục trở thành Trung Tâm Văn Minh Yêu Thương như vậy, một nền văn minh được chiếu tỏa từ một thành bất khuất xây trên núi (x Mt 5:14) là Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, “ánh sáng muôn dân” (Lumen Gentium), nơi mà tại Giáo Đô Vatican đã vang lên tiếng súng lệnh vào ngày 13/5/1981, và cũng từ nơi đây đã vang lên lời kêu gọi “Hãy mở rộng cửa cho Chúa Kitô” vào ngày 22/10/1978, để mở màn cho một Thời Điểm Gioan Phaolô II…

 

(xem lại toàn bài ThờiĐiểm Gioan Phaolô II)

 

 

TOP

 

 

 

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ