GIÁO HỘI HIỆN THẾ

_______

 THỨ SÁU 28/7/2006

 TUẦN XVI THƯỜNG NIÊN

 

?  Quan Sát Viên Tòa Thánh Nhận Định Về Hội Nghị Quốc Tế Cho Lebanon Ở Rôma để Giải Quyết Tình Hình Trung Đông giữa Do Thái và Nhóm Hezbollah

?   Vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh: Tống Cựu Nghinh Tân!

?  BẢN TUYÊN NGÔN CHUNG VỀ TÍN LÝ CÔNG CHÍNH HÓA Giữa Liên Hiệp Lutherô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo: 4.5- Lề Luật và Phúc Âm

 

 

? Quan Sát Viên Tòa Thánh Nhận Định Về Hội Nghị Quốc Tế Cho Lebanon Ở Rôma để Giải Quyết Tình Hình Trung Đông giữa Do Thái và Nhóm Hezbollah

 

Sáng Thứ Năm, 27/7/2006, Đài Phát Thanh Vatican của Tòa Thánh đã phỏng vấn ĐTGM Giovanni Lajolo, đặc trách văn phòng Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh, về vấn đề Hội Nghị Quốc Tế Cho Lebanon được tổ chức tại Rôma hôm trước, Thứ Tư 26/7/2006, mà ngài tham dự như một quan sát viên.

 

Theo vị quan sát viên này của Tòa Thánh, trước hết, ‘có tính cách tích cực’ ở chỗ, có thể cấp tốc tổ chức được một hội nghị quốc tế như thế, và ở chỗ, ‘hội nghị chú trọng tới các nhu cầu khẩn trương nhất hiện nay’. Về vấn đề thành quả cuối cùng, một thành quả mà nhiều người cho rằng không được như ý, ngài nhận định rằng: “thật ra niềm trông đợi của quần chúng thì cao, song đối với thành phần hiểu biết những khó khăn thì có thể nói rằng thành quả khả quan’.

 

Vị quan sát viên của Tòa Thánh cho biết thêm về những thành quả này như sau. Trước hết, ‘sự kiện là các quốc gia từ các nơi khác nhau trên thế giới … đến với nhau khi ý thức được tính cách trầm trọng của những gì đang xẩy ra ở Lebanon, tái khẳng định việc xứ sở này cần phải tái chiếm hữu hoàn toàn chủ quyền của nó sớm bao nhiêu có thể’, và ‘những các quốc gia ấy tỏ ra quyết tâm giúp đỡ xứ sở này’.

 

Ngài cũng đề cập tới ‘yêu cầu thành lập một lực lượng quốc tế dưới quyền của Liên Hiệp Quốc, để hỗ trợ quân đội bình thường của Lebanon trong những vấn đề an ninh’, cũng như ‘việc dấn thân cung cấp vấn đề cứu trợ nhân đạo cấp thời cho dân chúng Lebanon, cùng với bảo đảm việc hỗ trợ tái thiết bằng cách kêu gọi một hội nghị giành cho các Quốc Gia ủng hộ bảo trợ’.

 

Sau hết, ngài cũng nhấn mạnh tới việc dấn thân của thành phần tham dự viên trong việc ‘luôn giữ liên lạc  đối với những tiến triển hơn nữa nơi vấn đề cộng đồng quốc tế can thiệp vào Lebanon’.

 

Đối với cảm quan thất vọng về thành quả của hội nghị quốc tế này, theo vị quan sát viên đây, có thể gây ra, trước hết, ‘bởi sự kiện là không có vấn đề ngưng ngay tình trạng hận thù. Thành phần tham dự không đạt được việc đồng tâm nhất trí về vấn đề này, vì có một số xứ sở chủ trương là một lời kêu gọi như thế sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, và vì vấn đề lại cảm thấy cần phải thực tế hơn khi tỏ ra quyết tâm muốn có được một cuộc ngưng chiến ngay’, một quyết tâm, ‘thực sự là có thể cần phải được bảo trì’.

 

Một vấn đề khác nơi hội nghị quốc tế này, như vị quan sát viên của Tòa Thánh cho biết, đó là hội nghị tập trung vào ‘việc kêu gọi Do Thái hãy thực hiện việc tự hạn chế hết sức. Tự bản chất của nó thì lời kêu gọi này không thể nào tránh được tính cách mập mờ nào đó, trong khi đó thì việc tôn trọng thành phần dân sự vô tội là một nhiệm vụ thực sự bó buộc phải làm’.

 

Đức Tổng Giám Mục Lajolo cũng xác nhận là vị Thủ Tướng của Lebanon là Fouad Siniora, ‘đã có cơ hội để bày tỏ một cách trọn vẹn bản chất thê thảm về tình hình xứ sở của ông, và trình bày dự án của ông về việc giải quyết lập tức tối hậu đối với cuộc xung đột với Do Thái. Ông cũng đã thấy được và thêm phấn khởi trước những nỗ lực tích cực của cộng đồng quốc tế trong việc giúp đỡ nhân dân Lebanon, trong việc chấm dứt tình trạng xung đột này và trong việc củng cố vấn đề kiểm soát của chính quyền nước ông đối với xứ sở này’.

 

Trong cuộc gặp gỡ tối hôm qua với vị Hồng Y Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh là Angelo Sodano, vị thủ tướng của Lebanon ‘hết lòng cảm kích bày tỏ việc đích thân Đức Thánh Cha và Tòa Thánh đã lên tiếng khi theo dõi cuộc xung đột đang xâu xé Lebanon, và ông xin hãy tiếp tục hỗ trợ quốc gia của ông trên cầu trường quốc tế. Ông cũng nhắc lại những lời của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị đã xác định Lebanon chẳng những là một xứ sở mà còn là ‘một sứ giả’ cho tất cả mọi dân tộc trong việc hòa hợp chung sống giữa các tôn giáo và niềm tin khác nhau trong cùng một Quốc Gia’.

 

Vị đặc trách văn phong Liên Hệ Chư Quốc của Tòa Thánh xác nhận rằng, theo dõi cuộc hội nghị quốc tế ở Rôma ấy, ‘Tòa Thánh vẫn thiên về việc ngưng ngay tức khắc việc hận thù. Những vấn đề được bàn luận thì nhiều và cực kỳ phức tạp, và chính vì thế mà tất cả đã không thể nào giải quyết chung với nhau được. Trong khi chú ý tới bức tranh chung và việc giải quyết tổng quát đạt được, các vấn đề cần phải được giải quyết từng phần (per partes), bắt đầu là những vấn đề có thể giải quyết ngay.

 

“Chủ trương của những ai muốn rằng các điều kiện cần phải có đã nhờ đó bất cứ thỏa hiệp ngưng bắn nào mới không bị tái vi phạm, hiển nhiên là một chủ trương duy thực mà thôi, vì những điều kiện ấy có thể và cần phải được thiết lập bằng phương tiện khác với việc sát hại thành phần dân chúng vô tội.

 

“Đức Giáo Hoàng gắn bó với những thành phần ấy, thành phần nạn nhân của cuộc xung khắc và của cuộc xung đột xa lạ đối với họ. Đức Biển Đức XVI nguyện cầu, và cùng với ngài toàn thể Giáo Hội, cho ngày hòa bình xẩy ra hôm nay đây chứ không phải ngày mai. Ngài cầu xin Thiên Chúa và kêu gọi các vị lãnh đạo chính trị. Đức Giáo Hoàng đang khóc thương với hết mọi người mẹ về con cái của các bà, với tất cả những ai đang khóc thương những người thân yêu của họ. Việc đình chỉ lập tức những hận thù là điều khả thể, bởi thế cũng là điều cần thiết vậy’.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 27/7/2006

  

 

TOP

 

 

 ? Vị Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh: Tống Cựu Nghinh Tân!

 

Để tống cựu, vị giám đốc văn phòng báo chí Tòa Thánh 22 năm (từ 1984) là Navarro Valls, 69 tuổi, sinh ở Cartagena, Spain năm 1936, vị đã xin từ nhiệm từ tháng trước và đã được ngài chấp nhận từ đầu tháng, ĐTC đã mời vị này đi theo ngài đến khu vực ngài nghỉ hè ở rạng Núi Alps Ý Quốc. Một bữa tiệc giã biệt đã được tổ chức ở khu nghỉ hè ở Les Combes này. Ngài đã đến vào lúc khoảng 7:30 tối, và đã nói những lời tạ từ với ông.

 

Ngài đã bổ nhiệm linh mục dòng Tên là Cha Federico Lombardi thay thế vai trò giám đốc này. Vị tân giám đốc văn phòng báo chí này đồng thời cũng là tổng giám đốc của Đài Phát Thanh Vatican và giám đốc của Trung Tâm Truyền Hình Vatican. Vị tân giám đốc này sinh ở Saluoão, Ý quốc năm 1942 và thụ phong linh mục năm 1972.

 

Sau đây là những lời của nhị vị cựu và tân giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh gửi thành phần phòng viên báo chí và truyền thông. Trước hết là của vị cựu và sau đó là của vị tân.

 

“Tôi rất cám ơn Đức Thánh Cha đã thấy đáng nhận lời sẵn sàng ra đi của tôi sau rất nhiều năm nắm giữ vai trò làm giám đốc của Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Tôi biết rằng, qua những tháng năm này, tôi đã nhận được nhiều hơn là tôi có thể cống hiến, nhiều hơn là hiện nay tôi có thể thấu hiểu được trọn vẹn”.

 

“Các bạn  thân mến,

 

“Khi tôi sửa soạn đảm nhận trách nhiệm mới ở Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh, dĩ nhiên là tôi cảm ơn Đức Thánh Cha và Các Vị Bề Trên về niềm tin tưởng các ngài đặt nơi tôi; thế nhưng, tôi cũng đặc biệt cảm mến nghĩ đến các bạn cũng như đến tất cả đồng nghiệp của chúng ta trong ngành truyền thông tôi được kêu gọi để phục vụ.

 

“Như các bạn, tôi cũng đã từng hoạt động một thời để bảo đảm rằng hoạt động của Đức Thánh Cha cũng như của thực tại về Giáo Hội được biết đến và được hiểu một cách khách quan đúng đắn. Tiến Sĩ Navarro-Valls đã thực hiện việc phục vụ lâu dài của mình ở lãnh vực này bằng một khả năng, khôn ngoan và dấn thân ngoại hạng. Tất cả chúng ta đều biết ơn ông và tiếp tục tin tưởng vào tình thân hữu của ông.

 

“Tôi không hy vọng có thể bắt chước ông, song các bạn có thể tin tưởng vào việc dấn thân của tôi – trong tầm hạn của tôi song với tất cả khả năng tôi có được – để phục vụ Đức Thánh Cha và công việc tốt lành của các bạn. Tôi biết rằng tôi có thể tin tưởng vào việc hợp tác của tất cả mọi nhân viên của Văn Phòng Báo Chí, từ vị Phó Giám Đốc là Cha Ciro Benedettini, cho cả tôi cũng như các bạn.

 

“Tôi cũng xin các bạn hãy lượng tình để phần vụ chung này của cuộc chúng ta hành trình được trổ sinh nhiều hoa trái hơn. Tôi phó dâng những cảm thức này cho Chúa nhân lễ Thánh Biển Đức là lễ, không phải là tình cờ, tôi được chỉ định vào nhiệm vụ mới này”.

 

(xin xem tiếp ngày mai bài phỏng vấn cảm nghiệm phục vụ của vị cựu giám đốc)

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo VIS ngày 11/7/2006 và Zenit 27/7/2006

 

 

TOP

 

 

?   BẢN TUYÊN NGÔN CHUNG VỀ TÍN LÝ CÔNG CHÍNH HÓA Giữa Liên Hiệp Lutherô Thế Giới và Giáo Hội Công Giáo: 4.5- Lề Luật và Phúc Âm

 

(Tiếp 18 Thứ Ba, bài "Giáo Phái Methodist Thế Giới chấp nhận Bản Tuyên Ngôn Chung về Tín Lý Công Chính Hóa được Liên Hiệp Luthêrô Thế Giới ký nhận với Giáo Hội Công Giáo năm 1999", 19 Thứ Tư bài họp báo giới thiệu, 20 Thứ Năm, bài Dẫn Nhập mở đầu; 21 Thứ Sáu bài  1- SỨ ĐIỆP CỦA THÁNH KINH VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA; 22 Thứ Bảy, bài 2- TÍN LÝ VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA LÀ VẤN NẠN CỦA VIỆC ĐẠI KẾT;  23 Chúa Nhật, bài 3. KIẾN THỨC CHUNG VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA; 24 Thứ Hai, bài 4.1- Tình Trạng Bất Lực và Tội Lỗi của Con Người đối với Việc Công Chính Hóa; 25 Thứ Ba, bài 4.2- Công Chính Hóa là Việc Tha Thứ Tội Lỗi và Làm Cho Nên Chính Trực; 26 Thứ Tư, bài 4.3- Công Chính Hóa bởi Đức Tin và nhờ Ân Sủng; 27 Thứ Năm, bài 4.4- Người Được Công Chính Hóa là Một Tội Nhân)

 

4- GIẢI NGHĨA KIẾN THỨC CHUNG VỀ VIỆC CÔNG CHÍNH HÓA

4.5- Lề Luật và Phúc Âm

 

31.    Cùng nhau chúng ta tuyên xưng rằng, con người được công chính hóa bởi đức tin vào phúc âm ‘tách biệt với các việc làm theo lề luật qui định’ (Rm 3:28). Chúa Kitô đã làm trọn lề luật, và bằng cuộc tử nạn và phục sinh của mình, Người đã làm chủ lề luật như là một đường lối cứu độ. Chúng ta cũng tuyên xưng rằng, các giới luật của Thiên Chúa vẫn còn hiệu lực của mình đối với thành phần được công chính hóa, và giáo huấn cũng như gương mẫu của Chúa Kitô là những gì cho thấy ý muốn của Thiên Chúa sẽ là tiêu chuẩn cho người được công chính hóa tác hành theo.

 

32.    Người Luthêrô cho rằng, việc phân biệt và thứ tự trên dưới giữa lề luật với phúc âm là những gì thiết yếu để hiểu được việc công chính hóa. Theo phương diện thần học thực dụng của họ thì lề luật là điều bó buộc và là điều cáo buộc. Suốt cuộc sống của mình, tất cả mọi người, kể cả Kitô hữu, một cuộc sống họ là những tội nhân, phải chịu đựng việc cáo buộc này, một cáo buộc tố giác tội lỗi của họ, để rồi, bằng niềm tin vào phúc âm, họ sẽ không ngần ngại trở về với tình thương của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, Đấng duy nhất công chính hóa họ.

 

33.    Vì lề luật như là một đường lối cứu độ đã được phúc âm làm cho nên trọn và chế ngự, người Công Giáo mới cho rằng Chúa Kitô không phải là nhà ban bố luật theo kiểu Moisen. Khi người Công Giáo nhấn mạnh là người chính trực buộc phải tuân giữ các giới răn của Thiên Chúa thì họ cũng không chối bỏ là, nhờ Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã xót thương hứa cho con cái Ngài ơn được sống đời đời. 

 

(xin xem tiếp: 4.6- Việc Bảo Đảm Phần Rỗi)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch theo VIS 5/9/2000

 

 

TOP

 

GIÁO HỘI HIỆN THẾ