GIÁO HỘI HIỆN THẾ

 

Mục Lục Năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

 

 

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ

HUẤN TỪ TRUYỀN TIN LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA CHÚA NHẬT 8/1/2016

Pope Francis pray the angelus Sunday 14 june 2015

 

"Chúa Giêsu đã đến chính yếu là để bắt nhịp cầu nối kết cái khoảng cách giữa con người và Thiên Chúa, ở chỗ, nếu Người hoàn toàn ở bên phía Thiên Chúa thì Người cũng hoàn toàn ở bên phía con người nữa, và Người muốn qui tụ lại những gì bị chia cách. Đó là lý do Người đã xin Thánh Gioan làm phép rửa cho Người để Người làm trọn mọi điều chính đáng"

 

Biệt Chú của người dịch:

Bình thường Tòa Thánh theo đúng lịch trình đã được ấn định của phụng niên. Bởi thế, bao giờ Tòa Thánh (bao gồm các dòng tu nào đó) cũng cử hành phụng vụ Lễ Hiển Linh vào chính ngày 6/1 (dù là ngày thường) và Chúa Nhật sau đó là Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Tuy nhiên, vì lý do mục vụ, để cho giáo dân có thể tham dự vào một mầu nhiệm Hiển Linh trọng thể được coi như tột đỉnh của Mùa Giáng Sinh, Lễ Ba Vua có thể dời vào Chúa Nhật sau đó ở các giáo phận địa phương, và năm nay, Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa ở các nơi đã được Lễ Hiển Linh dời vào chính Chúa Nhật của mình nên sẽ được cử hành vào ngày mai, Thứ Hai, 9/1/2017. Vì Tòa Thánh đã cử hành Lễ Hiển Linh hôm Thứ Sáu 6/1 nên hôm nay Chúa Nhật 8/1 cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, trong khi hầu như ở các giáo phận trên thế giới cử hành Lễ Hiển Linh.

 

Xin chào anh chị em thân mến!

Hôm nay, lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Phúc Âm (Mathêu 3:13-17) trình bày cho thấy một cảnh tượng đã diễn ra ở Sông Jordan, đó là giữa đám đông hối nhân đang tiến đến cùng Thánh Gioan Tẩy Giả để lãnh nhận phép rửa thì Chúa Giêsu cũng có mặt ở đó. Thánh Gioan đã ngăn Người lại mà rằng: "Chính tôi mới là người cần Ngài làm phép rửa cho mới phải" (Mathêu 3:14). Vị Tẩy Giả này đã nhận thức được khoảng cách khổng lồ giữa ngài và Chúa Giêsu. Thế nhưng Chúa Giêsu đã đến chính yếu là để bắt nhịp cầu nối kết cái khoảng cách giữa con người và Thiên Chúa, ở chỗ, nếu Người hoàn toàn ở bên phía Thiên Chúa thì Người cũng hoàn toàn ở bên phía con người nữa, và Người muốn qui tụ lại những gì bị chia cách. Đó là lý do Người đã xin Thánh Gioan làm phép rửa cho Người để Người làm trọn mọi điều chính đáng (xem câu 15), tức là hiện thực dự án của Chúa Cha bằng đường lối tuân phục và liên kết với còn người mỏng dòn và tội lỗi, bằng con đường khiêm nhượng và thực sự gần gũi của Thiên Chúa đối với con cái của Ngài. Vì Thiên Chúa rất gần gũi với con cái của Ngài, rất ư là gần!

Giây phút mà Thánh Gioan làm phép rửa cho Chúa Giêsu, ở giòng nước Sông Jordan, tiếng của Thiên Chúa Cha đã vang lên từ trời: "Đây là Con Ta yêu dấu, Người mà Ta lấy làm hài lòng" (câu 17). Đồng thời Thánh Linh, như một con chim bồ câu, đậu xuống trên Chúa Giêsu, để bắt đầu công khai hóa sứ vụ cứu độ của Người, một sứ vụ có tính cách phục vụ, khiêm tốn và hiền lành, chất chứa thứ quyền năng của chân lý, như Tiên Tri Isaia đã loan báo: "Người sẽ không kêu la, không vang tiếng trên đường phố. Người sẽ không bẻ gẫy cây sậy bị bầm dập và không dập tắt ngọn bấc còn xông khói. Người sẽ trung thành mang lại những gì là công chính". Một người tôi tớ khiêm tốn và hiền lành.

Đó là kiểu cách truyền giáo của thành phần môn đệ Chúa Kitô, ở chỗ loan báo Phúc Âm một cách dịu dàng và mạnh mẽ, không ngạo mạn hay áp đặt. Việc truyền giáo thực sự không bao giờ là một thứ dụ giáo mà là việc thu hút đến cùng Chúa Kitô, từ mối hiệp nhất mạnh mẽ với Người trong cầu nguyện, tôn thờ và việc bác ái thực tế, tức là phục vụ Chúa Giêsu hiện diện nơi những người anh chị em hèn mọn nhất của Người. Trong việc noi gương bắt chước Chúa Giêsu, Vị Mục Tử nhân lành và thương xót, và được ân sủng của Người tác động, chúng ta được kêu gọi làm cho đời sống của chúng ta trở thành một chứng từ hoan lạc chiếu soi con đường mang lại hy vọng và yêu thương.

Lễ này làm cho chúng ta tái nhận thức tặng ân và vẻ đẹp về việc được là một dân nước của thành phần lãnh nhận phép rửa, tức là của thành phần tội nhân được ân sủng của Chúa Kitô cứu độ, Đấng, nhờ Thánh Linh, thực sự đã tiến vào mối liên hệ con cái của Chúa Giêsu với Chúa Cha, và đã đón nhận vào lòng Mẹ Giáo Hội một tình huynh đệ vô biên giới và bất cách ngăn như thế.

Xin Trinh Nữ Maria giúp cho tất cả mọi Kitô hữu biết bảo tồn một nhận thức và lòng tri ân sống động gia tăng về phép rửa của chúng ta và trung thành theo đuổi con đường đã được bí tích tái sinh này của chúng ta khai mở.

(Sau Kinh Truyền Tin:)

Sáng hôm nay, trong bối cảnh của Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa này, tôi đã rửa tội cho một số em bé. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các em và cho gia đình của các em. Tôi cũng thêm lời cầu nguyện cho tất cả các cha mẹ trong giai đoạn này đang sửa soạn cho con cái mình rửa tội ...

 

https://zenit.org/articles/angelus-address-jan-8-on-our-baptism/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu                                                                        

 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ BAN BÍ TÍCH THÁNH TẨY CHO 28 BÉ SƠ SINH

Ở NGUYỆN ĐƯỜNG SISTINE CHÚA NHẬT 8/1/2016

bautismo-2-740x493

 

"Anh chị em đã xin đức tin cho con cái của anh chị em... Công việc của anh chị em đó là canh giữ đức tin này, làm cho nó lớn lên, để nó có thể trở thành chứng từ cho tất cả chúng ta. Cho tất cả chúng ta, cho cả linh mục và giám mục chúng tôi nữa".

 

Quí Phụ Huynh thân mến,

Anh chị em đã xin đức tin cho con cái của anh chị em. Đức tin sẽ được ban phát nơi phép rửa. Đức tin... đây nghĩa là sự sống đức tin, vì đức tin được sống động bằng cách bước đi trên con đường của đức tin và làm chứng từ cho đức tin. Đức tin không phải chỉ là việc đọc Kinh Tin Kính vào Lễ Chúa Nhật. Không phải chỉ có thế. Đức tin là tin những gì là chân lý, đó là Thiên Chúa, là Cha, Đấng đã sai Con của Ngài và Thần Linh, cống hiến sự sống cho chúng ta. Thế là tin tưởng vào Thiên Chúa, nên anh chị em cần phải dạy điều ấy cho các bé, bằng gương lành của anh chị em cũng như bằng đời sống của anh chị em. Đức tin là ánh sáng: nơi nghi thức phép rửa, anh chị em đã được trao cho một cây nến sáng, như trong những ngày sơ khai của Giáo Hội. Vào lúc bấy giờ, phép rửa được gọi là "việc sáng soi" vì đức tin soi chiếu tâm can, làm cho con người thấy các sự vật bằng một thứ ánh sáng khác.

Nhờ Phép Rửa Giáo Hội sẽ ban cho con cái của anh chị em đức tin. Anh chị em có nhiệm vụ phải làm cho đức tin này gia tăng, phải bảo trì nó và bảo đảm nó trở thành một chứng từ cho tất cả mọi người khác. Đó là ý nghĩa của nghi thức này. Đây là những gì tôi muốn nói cùng anh chị em: hãy gìn giữ đức tin, hãy gia tăng đức tin để nhờ đó đức tin trở thành một chứng từ cho người khác.

Thế rồi buổi hòa nhạc bắt đầu, chính vì các bé ở một nơi chúng không biết, có lẽ chúng bị đánh thức sớm hơn bình thường. Khi một bé bắt đầu thì bé kia chú ý, rồi bé khác hùa theo... Một số khóc chỉ vì đứa kia khóc. Chúa Giêsu cũng thế: Tôi thích nghĩ rằng 'bài giảng' đầu tiên của Chúa Giêsu trong hàng lừa là tiếng khóc... Rồi vì nghi thức hơi lâu nữa, có bé khóc vì đói nữa. Bởi vậy hỡi các bà mẹ hãy cho con bú! Đừng sợ, hoàn toàn là những gì bình thường thôi. Như Đức Mẹ cho Chúa Giêsu bú vậy. Đừng quên rằng anh chị em đã xin đức tin. Công việc của anh chị em đó là canh giữ đức tin này, làm cho nó lớn lên, để nó có thể trở thành chứng từ cho tất cả chúng ta. Cho tất cả chúng ta, cho cả linh mục và giám mục chúng tôi nữa. (đoạn sau cùng này có lẽ ĐTC nói khi nghe thấy các bé khóc bấy giờ...)

 

https://zenit.org/articles/popes-homily-at-baptism-of-28-babies-in-sistine-chapel/
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu