HỘI THÂN HỮU ĐỒNG CÔNG DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

Non ministrari sed ministrare (Mathêu 20:28)

 

 

THĐC Truyền giáo Đồng Công 2022

 

17- Đức Mẹ Tà Pao Giáo phận Phan Thiết

 

Phái đoàn THĐC trong Hành trình Việt Nam Truyền giáo Đồng Công 2022 hoàn toàn không bao gồm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao ngay từ ban đầu, bởi không biết ở Giáo phận Xuân Lộc có một giáo điểm của Dòng thuộc Giáo xứ Phú Lý. Ngay từ bữa tối đầu tiên ở Búi Chu Nam Định khi phân quĩ cho các nơi, Anh Lm Mai Hữu Tường đã đề cập đến Anh Lm Hiệp / Chi liên quan đến số tiền 4 ngàn MK được THĐC quyên góp năm 2021 cho Tu viện Dốc Mơ anh phục vụ nhưng bất thành, nhưng không ngờ lại được Anh Thuần quản lý tỉnh dòng gửi về cho Nhà Mẹ chung với tổng quĩ $20,600.00, nên tổng quĩ truyền giáo của THĐC tăng lên $24,600.00. Ngay tối hôm phân quĩ ấy, phái đoàn THĐC đại diện đã cùng nhau quyết định chia 4 ngàn MK này ra làm đôi, một nửa cho Anh Lân, Chánh xứ Giáo xứ Thuận Yên, một giáo xứ chính thống (chứ không phải truyền giáo) của Giáp phận Đà Nẵng, bởi anh cần tiền sửa sang nhà thờ bị hư hại gì đó, còn lại 2 ngàn tặng lại cho Anh Hiệp / Chi để hỗ trợ khu vực truyền giáo do chính anh tình nguyện tới phục vụ. 

Nghĩa là, ngay lúc phân quĩ truyền giáo vào tối đầu tiên ở Bùi Chu Nam Định ấy, phái đoàn THĐC chỉ quyết định tặng cho giáo điểm truyền giáo của Anh Hiệp / Chi số tiền 2 ngàn MK từ 4 ngàn MK do THĐC đã quyên góp cho việc anh xây cất Tu Viện Dốc Mơ trước đó, chứ không hề hay chưa có ý định ghé thăm anh. Tuy nhiên, đi trên xe sau này, Anh Lm Tường có lập lại về Anh Lm Hiệp / Chị và về giáo điểm khốn khổ của anh, thuộc Giáo xứ Phú Lý Giáo phận Xuân Lộc cũng do anh em dòng phục vụ, và đồng thời anh có đề cập tới Đức Mẹ Tà Pao ở gần vùng quí anh linh mục Đồng Công đang phục vụ ở Giáo phận Xuân Lộc, thế là em, sau khi nói đến Đức Mẹ Tà Pao, tự nhiên hứng lên quyết định thực hiện chuyến viếng thăm giáo điểm của Anh Hiệp / Chi cùng Giáo xứ Phú Lý, tiện thể kính thăm Đức Mẹ Tà Pao là một Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu, cũng có thể nói, là một Linh Địa Thánh Mẫu, vì ở đây có nhiều sự lạ xẩy ra, ngay từ ban đầu, khiến dân chúng càng ngày càng kéo tới đông đảo hơn bao giờ hết, nhất là vào những ngày 12-13 hằng tháng trong năm. Tất nhiên không ai bảo ai tất cả đều hoan hô lộ trình vừa thêm, vừa mới, lại vừa hay này.

Bởi thế, sau khi tham quan và kính viếng Tháp Tượng Đài Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng và ghé Bến Đá thăm di tích lịch sử "xuất hành" của anh em Đồng Công sáng Chúa Nhật 27/4/1975, phái đoàn THĐC đã trực chỉ Linh Địa Đức Mẹ Tà Pao ở Tỉnh Bình Thuận Giáo phận Phan Thiết, trước khi thăm 2 nơi được anh em linh mục Đồng Công phục vụ ở Giáo phận Xuân Lộc, để chấm dứt lộ trình 20/22 ngày từ bắc vô nam của Hành trình Truyền giáo Đồng Công 2022 đầy ý nghĩa và lên tinh thần của mình. Phái đoàn THĐC đã tự động tham quan và kính viếng Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Tà Pao này, cử hành Thánh Lễ 8 giờ tối trên chính Tượng đài Đức Mẹ Tà Pao, ăn tối và về trọ qua đêm ở nhà khách của các Sơ Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, và sáng hôm sau lên đường. Tuy nhiên, trên đường từ Vũng Tầu về phái đoàn đã ghé ăn trưa dọc đường, bữa trưa cuối cùng trong chuyến đi của mình... đầy những hương vị quê hương thơm ngon dọc suốt hành trình đất nước thân yêu.

 

Bữa trưa đơn sơ thanh đạm mà tuyệt vời hương vị Việt Nam

Trên đường đi, cả ở bắc trung nam, thỉnh thoảng có những cảnh của đàn trâu nghênh ngang giữa đường oai hùng đến độ xe phái tránh chúng hay chờ chúng đi ngang qua mới có thể tiến hành

 

Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao: Khu vực bên ngoài và bên dưới Khuôn viên chính của Trung Tâm

 

Từ ngoài đường lộ nhìn vào

Từ trong nhìn ra đường lộ

Hai bên cổng vào

Ngay bên phải lối vào tử cổng, ở khoảng giữa, là các văn phòng phục vụ Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao

Bên trái là một dẫy hàng quán và khu đậu xe rộng lớn

Tiếp liền với khu vực văn phòng của Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao là khu vệ sinh

tiếp theo khu vệ sinh là trạm y tế kèm theo cả bến xe chở khách hành hương trong khu vực Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao vừa rộng lớn vừa dốc cao

Tuy em mới đi được 6/10 Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu, thì phải nói là, trong 6 nơi này, Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao rộng nhất và đẹp nhất, hơn cả Đức Mẹ Lavang Quảng Trị.

Để tiến vào và tiến lên chính khuôn viên Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao, khách hành hương phải băng qua một cái cầu trên một rạch nước cũng không kém phần thơ mộng như ở Lộ Đức vậy

 

Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao - Khuôn viên chính: Cảnh vật và cấu trúc cao nguyên

 

Ở bên phải trước cổng vào khuôn viên Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao là phía Nhà Nguyện Thánh Thể, có một big screen màn ảnh lớn để giáo dân có thể theo dõi từ bãi đậu xe

Ở bên trái trước cổng vào khuôn viên Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao là phía dốc chính lên Tượng đài Đức Mẹ Tà Pao, cũng có một big screen màn ảnh lớn để giáo dân có thể theo dõi từ bãi đậu xe

Lễ đài chính rộng lớn thẳng ngay cổng vào là nơi để cử hành phụng vụ lễ đại trào mỗi dịp khách hành hương đông đảo tuôn về tràn ngập khắp mọi nơi

Khuôn viên bao gồm các ô cỏ xanh tươi của lễ đài chính ở đây trông thoáng rộng và hấp dẫn, có thế nói là rộng hơn khuôn viên lễ đài của Ngày Thánh Mẫu Missouri Hoa Kỳ

Bên trên sườn đồi ở đằng sau lễ đài chính là hàng chữ nổi bằng cỏ độc đáo: "Trung Tâm Thánh Mẫu Tà Pao"

Trước lễ đài là những ô bãi cỏ xanh tươi mát mắt, nhưng không có cây cối mát ở hai bên lễ đài như ở Ngày Thánh Mẫu của tỉnh dòng Đồng Công Hoa Kỳ Carthage Missouri

Bên phải là các cấp bậc tiến lên Tượng đài ở cao trên núi (hình trên), và bên trái của lễ đài từ cổng vào là Nhà nguyện Thánh Thể (hình dưới)

Phía bên trái của lễ đài chính từ cổng vào Khôn viên Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao là Nhà nguyện Thánh Thể, có lối từ cổng trực tiếp đi lên nhà nguyện này (2 hình dưới)

Từ cổng vào khuôn viên chính của Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao, có thể tiến lên khu Nhà nguyện Thánh thể bằng lối dốc, sát trên rạch nước và nhìn xuống bãi đậu xe

Qua cổng từ khuôn viên trước Lễ đài của Trung Tân Đức Mẹ Tà Pao lên Nhà nguyện Thánh Thể

Lối leo lên Tượng Đài Đức Mẹ Tà Pao trên đồi cao ở phía bên trái từ cổng vào khuôn viên Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao mát mẻ và thiên nhiên hơn, với cây cối chung quanh và có những ghế đá được bàn tay khéo léo nào đó khoét tạo

Như trên Núi Tao Phùng ở Vũng Tầu, ở đây, dọc theo sườn đồi thiên nhiên Đức Mẹ Tà Pao, tuy không cao bằng Núi Tao Phùng, khách hành hương vẫn có thể say mê ngắm nhìn cảnh vật ngoạn mục bên dưới

Chẳng những cảnh ngoạn mục ở bên dưới mà còn cảnh ngay hai bên lối lên cũng không thể nào bỏ qua mà không dừng chân quan sát ngắm nhìn

Gần Tượng Đài Đức Mẹ Tà Pao trên đồi cao có một kiến trúc đang được thực hiện, phải chăng là ngôi Nhà thờ Đức Mẹ Tà Pao ở trên đồi cao, thay vì lễ đài ở ngoài trời cho một thiểu số giới hạn?

Như ở Đức Mẹ Măng Đen Giáo phận Kontum, chính Đức Mẹ đã biến nơi đó, mới hơn 1 năm nay, trở thành chẳng những trung tâm hành hương mà còn là một khu du lịch thế nào...

thì ở Đức Mẹ Tà Pao này còn hơn thế nữa, vì chính Đức Mẹ Tà Pao linh thiêng với dân chúng này đã biến khu vực 60 cây số từ đường lộ chính vào, nhất là khu vực gần Trung tâm trở thành sầm uất, thành địa danh hành hương duyên dáng hấp dẫn

Sau khi lên tới Tượng Đài và lễ đài Đức Mẹ Tà Pao trên đồi cao, em đi xuống theo lối khác để cùng với Anh Lm Tường, sau khi liên lạc về giờ lễ, huy động phái đoàn THĐC về Nhà khách của các sơ Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục

Từ trên đối cao nhìn xuống thì dù lối lên hay lối xuống, cảnh vật bên dưới bao giờ cũng ngoạn mục

Chiều hôm ấy cũng có một phái đoàn quí sơ Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn đến kính viếng Đức Mẹ Tà Pao và cũng trọ đêm ở Nhà Khách của Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục như phái đoàn THĐC

từ lưng chừng lối xuống đồi nhìn lên Tượng Đài (hình trên) và nhìn xuống bãi đậu xe bên ngoài khuôn viên chính của Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao

Phái đoàn THĐC, trong khi Anh Lm Tường liên lạc dâng lễ và tìm nơi trọ đêm, và sau khi tự động tham quan cùng kính viếng Tượng Đài, thì cùng về Nhà Khách Mẹ Thăm Viếng ở sát ngay khu vực hành hương lấy phòng, nghỉ ngơi trước lễ 8 giờ tối

 

Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao: By Night về Đêm và Thánh Lễ tối

 

Sau khi xuống khỏi Tượng đài và Lễ đài trên đồi cao của Đức Mẹ Tà Pao, và sau khi nhận phòng cùng nghỉ ngơi cho tới 7:15 hai vợ chồng chúng em trở lại Tượng đài và Lễ đài dự lễ 8 giờ tối

Bấy giờ cảnh vật đã khác hẳn, đã về đêm, đã chìm vào trong bóng tối nhưng lại nổi lên bởi những ánh đèn ở khắp nơi, mang một dáng vẻ hấp dẫn khác

Lối lên bên phải thì có một khúc bao gồm cả lối xe lên cho đỡ mệt với những ai không đủ sức khỏe hay muốn nhanh hơn...

Hành lang từ dưới nhìn lên, ở bên phải Lễ đài và Tượng đài, nơi cho khách hành hương ngồi dự lễ, vì ở ngoài trời không đủ chỗ, nhất là khi trời nắng nóng hay mưa ướt

Tượng Đức Mẹ Tà Pao có một đặc điểm khác lạ, đó là ban ngày chụp không rõ nét tượng (hình dưới), mà chỉ có ban đêm thôi (2 hình trên), vì Mẹ "đẹp như mặt trăng" (Diễm Tình ca 6:10) về đêm mà.

Anh Lm Mai Hữu Tường, CRM, chủ tế, còn vị linh mục đồng tế là Cha Giám Đốc Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao giảng lễ tối hôm đó

Cuối lễ vị linh mục làm phép các ảnh tượng

Gần Tượng đài và Lễ đài cùng phòng áo lễ của quí cha có một nhà nguyện kiêm phòng giải tội (hình phải)

Nhìn từ trên xuống dưới đã hấp dẫn nhưng nhìn từ dưới lên lại càng ngây ngất

 

Nhà hàng và Nhà khách

Sau Thánh lễ 8 giờ tối, phái đoàn THĐC rủ nhau đi ăn tối ở một tiệm được Anh LM Tường vốn quen biết địa phương này chỉ điểm đi về hướng nào - quẹo về phía trái khi ra khỏi cổng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao

Dù không phải là những ngày đông đảo khách hành hương như 12-13 hằng tháng, nhưng các tiệm ăn vẫn mở muộn - dù bấy giờ đã 9:30 tối.

Sau bữa tối, sang bên kia đường là chỗ xe đậu, Anh Tường chỉ cho phái đoàn THĐC thấy một vị trí đã có từ lâu đời, có liên hệ với GĐTHĐC trước đây anh phục vụ

Đó là Quán Cô Hiền là nơi GĐTHĐC cả chục năm, cứ tháng nào cũng vào ngày 12-13 trong thang là kéo nhau đến với Đức Mẹ Tà Pao linh thiêng

nghỉ đêm ở quán ăn kiêm nhà khách này trên những chiếc võng đu đưa, chứ không có giường nằm như ở Nhà Khách Đức Mẹ Thăm Viếng là nơi phái đoàn THĐC về trọ đêm sau bữa tối

Phòng ngủ rất rộng, có thể cho cả gia đình 5-7 người hay một nhóm trên 10 người nằm nếu không cần giường

 

Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao: Từ lúc trời còn tối chưa sáng hẳn

 

Phái đoàn THĐC không dự lễ 5 giờ sáng ở Nhà Nguyện Thánh Thể Đức Mẹ Tà Pao, mà là 8 giờ tối tại Nhà Mẹ Thủ Đức... Chưa tới 5 giờ sáng đã có người quét đường ở bên ngoài khu vực của Dòng Nữ Tý Chúa Giêsu Linh Mục

Bãi đậu xe yên ắng, vắng vẻ và thưa thớt khách hành hương, tuy nhiên, cũng có một số khách hành hương chắc đến muộn nên giăng màn ngủ ngay bên xe ở bãi đậu xe

Lễ đài ngay ở khuôn viên chính của Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao vào lúc còn tối này khác hẳn với cảnh buổi chiều tà hôm qua

Cổng từ khuôn viên trước lễ đài tiến lên Nhà Nguyện Thánh Thể

Một mình em tiến lên Nhà Nguyện Thánh Thể, không phải để dự lễ chung với cộng đồng dân Chúa bấy giờ, mà là để kính viếng nhà nguyện coó một ý nghĩa Thánh Mẫu tuyệt vời này đối với em...

nơi có thể nói giống như Đền thờ Thánh Piô X ở Lộ Đức... một Đền thờ chứa được 20 ngàn người, hằng ngày vào lúc 5 giờ chiều có nghi thức Kiệu Thánh Thể chữa lành

Đối với em, Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao có Nhà Nguyện Thánh Thể rất là ý nghĩa, bởi Thánh Thể từ cung dạ trinh nguyên của Mẹ nên bất khả phân ly với Mẹ.

Ai tôn sùng Mẹ mà không sùng ái Chúa Giêsu Thánh Thể thì kể như chưa "Thành thực sùng kính Mẹ Maria" (nhan đề tác phẩm Thánh Mẫu nổi tiếng của Thánh Long Mộng Phố - Louis Montfort đầu thế kỷ 18)

Ngược lại, ai tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể mà không tôn sùng Thánh Mẫu thì, ở một nghĩa nào đó, cũng có tính chất "phản kitô", nghĩa là không giống như Chúa Kitô,...

Đấng đã được thụ thai và hạ sinh nhờ Mẹ, và vì là người thật, là Con của Mẹ thật, nên Người đã tỏ ra thiết tha yêu mến Mẹ, kính mến Mẹ, nghe lời Mẹ (xem Luca 2:51 và Gioan 2:3,5,7)

Lối lên Tượng đài và Lễ đài trên đồi cao là lối em lên chiều hôm qua

Nếu "sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, Maria Mai Đệ Liên đi đến mộ" (Gioan 20:1) để viếng xác và xức dầu cho Chúa Kitô tử giá thế nào...

thì hôm đó, Chúa Nhật 27/11, cũng là "ngày thứ 1 trong tuần", và cũng ở vào lúc "trời còn tối", em đã đến kính viếng Nhà Nguyện Thánh Thể của Trung Tâm Đức Mẹ Tà Pao thật là một cảm nghiệm thần linh nơi em!

Trên đường trở về Nhà Khách Đức Mẹ Thăm Viếng khi trời vẫn còn tối, băng qua khuôn viên Lễ Đài đại trào từ cổng vào, em hướng lên Đức Mẹ Tà Pao đang đứng trên đồi cao nhìn xuống thung lũng châu lệ của con cái Evà trên trần gian này

Từ trên khuôn viên của lễ đài cũng nhín thấy, ở bên phải, khu vực tu viện và nhà khách Mẹ Thăm Viếng của Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, được Anh Toản (Anh Ba) của Đồng Công sáng lập

Sau lễ 5 giờ sáng ở Nhà Nguyện Thánh Thể, khách hành hương trở về bãi đậu xe khi bầu trời bắt đầu rạng đông bên trên đồi cao, khu vực Lễ đài và Tượng đài Đức Mẹ Tà Pao

Phái đoàn THĐC đã thanh toán tiền trọ cho sơ bề trên Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục sau Lễ 5 giờ sáng rồi lặng lẽ lên đường tiếp tục Hành trình Truyền giáo Đồng Công ở chặng cuối cùng hôm đó ...

"Khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng (Mathêu 28:1) - "Ngày thứ nhất trong tuần vừa tảng sáng" (Luca 24:1) - "Lúc sáng tinh sương mặt trời hé mọc vào ngày thứ nhất trong tuần" (Marco 16:2)

 

 

Nếu chỉ vì nghe thấy Đức Mẹ Tà Pao có thể ghé kính viếng vì tiện đường tới hai nơi anh em Đồng Công đang phục vụ ở Giáo phận Xuân Lộc là Giáo họ được Anh Hiệp / Chi phục vụ và Giáo xứ Phú Lý được Anh Lâm Chánh xứ phục vụ, thì phải nói rằng chính Đức Mẹ là động lực Truyền giáo Đồng Công của phái đoàn THĐC 2022. Bởi nếu không nghe thấy có Đức Mẹ Tà Pao thì chưa chắc hay không hề có chuyện phái đoàn THĐC 2022 đã ghé thăm quí anh linh mục Đồng Công đang phục vụ ở Giáo phận Xuân Lộc. Phải chăng trường hợp này cũng đã xẩy ra cho chính Đấng sáng lập Dòng Đồng Công, một dòng mang danh xưng của Đức Mẹ, bởi ngài được ơn soi động vào chính ngày Lễ Mẹ Đau Thương 4/4/1941 (theo phụng vụ trước Công đồng Chung Vaticanô II thập niên 1960). Dòng ngài sáng lập là để giúp cho người Việt Nam nên thánh, có thánh như người Tây Âu, những vị Thánh Tây Âu có một tinh thần truyền giáo siêu vượt, đã dấn thân đi khắp thế giới, bao gồm cả đất nước Việt Nam nhỏ bé và lạc hậu từ tiền bán thế kỷ 17, như 11 vị tử đạo thừa sai Dòng Đaminh Tây Ban Nha, hay 10 vị tử đạo thừa sai Hội Thừa Sai Balê Pháp quốc, và vì thế, theo hiến pháp, dòng Đồng Công được Cha Đaminh Maria Trần Đình Thủ lập là một dòng truyền giáo!

Dòng Đồng Công (danh xưng về Mẹ của dòng đã được Tòa Thánh công nhận khi phê chuẩn hiến pháp dòng ngày 15/12/1952, 70 năm trước), hay Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (danh xưng về Mẹ của dòng từ sau Tu Nghị VII 11/2017), là một Dòng truyền giáo. Thực tế thì Mẹ Maria không đi truyền giáo khắp thế giới như các Thánh Tông Đồ sau khi Chúa Giêsu về cùng Cha là Đấng đã sai Người, nhưng Mẹ lại được Giáo Hội, trong Kinh Cầu Đức Bà, tuyên xưng Mẹ là "Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ" và "Nữ Vương các Thánh Tử Đạo", ám chỉ Mẹ là Nữ Vương của thành phần Chứng Nhân Chúa Kitô. Bởi vì, ai trong Giáo Hội Chúa Kitô, cho dù là Thánh Phaolô Tông Đồ, có thể ngang hàng với Mẹ Maria về vai trò Chứng Nhân Chúa Kitô. Nếu Chứng Nhân Chúa Kitô là phản ảnh trung thực và sống động Chúa Kitô trên trần gian này, như một Chúa Kitô khác, another Christ - alter Christus, về tinh thần và theo tinh thần của Người, thì ai như Mẹ và bằng Mẹ, đệ nhất môn đệ và cũng là môn đệ đệ nhất của Chúa Kitô Con Mẹ, Người Mẹ đã cộng tác với Chúa Kitô để hạ sinh chung nhân loại và riêng Giáo Hội Chúa Kitô, với vai trò Đồng Công cứu chuộc của mình, nhất là khi Mẹ đứng dưới chân Thánh Giá Con Mẹ trên Sọ trường Canvê (xem Gioan 19:25).  

 

 

 

tâm phương cao tấn tĩnh

Cám ơn quí CRM đã liên tục theo dõi đến hôm nay:  

Các Khu Đồng Công

1- Về Nguồn Đồng Công ở Giáo phận Bùi Chu Nam Định

2- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Hưng Hóa

3- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Lạng Sơn

4- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Bắc Ninh

5- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Kontum

6- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Buôn Mê Thuột

7- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Long Xuyên

8- Truyền giáo Đồng Công ở Giáo phận Mỹ Tho và Giáo phận Xuân Lộc

9 - Về Nguồn Đồng Công ở Nhà Mẹ Thủ Đức TGP Sài Gòn

10- Hội Ngộ Thân hữu Đồng Công Hoa Kỳ và Việt Nam

Các Chỗ Kính viếng

11- Đan Viên Xitô Nho Quan Ninh Bình, nơi nghỉ hưu của ĐTGM Ngô Quang Kiệt 

12- Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu Lavang Quảng Trị

13- Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương ở GP Qui Nhơn

14- Đức Mẹ Măng Đen GP Kontum và Đức Mẹ Thác Mơ ở GP Buôn Mê Thuột

15- Trung Tâm Hành hương Cha Trương Bửu Diệp

16- Chúa Kitô Vua trên Núi Tao Phùng Vũng Tầu

 

XIN XEM TIẾP  

17- Đức Mẹ Tà Pao Giáo phận Phan Thiết

 Các Cảnh Thưởng ngoạn

18- Động Thiên Đường và Động Phong Nha ở Quảng Bình

19- Đảo ngọc Phú Quốc: Nam đảo và Bắc đảo

20- Từ Ải Nam quan đến Mũi Cà Mau