THƯ PHÒNG LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

của Nhóm Tông Đồ Chúa Tình Thương

 

 

HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH - LỮ HÀNH HY VỌNG

Tống cựu Nghinh tân Nhị Vị Giáo hoàng Phanxicô và Lêô XIV

(23/4 - 11/5/2025)

 

Nội dung

 

Tham dự tống cựu nghinh tân Nhị vị Giáo hoàng Phanxicô và Lêô XIV

Tống cựu Giáo hoàng Phanxicô: Viếng xác và An táng (25-26/4)

Nghinh tân Giáo hoàng Lêô XIV: Mật nghị và Ra mắt (7-8/5)

 

Hành hương Giáo đô Vatican: Các Đền Thờ chính cùng các nơi liên quan

Đền Thánh LTXC Vatican (25+27/4 + 6+8+10/5)

Đền thờ Đức Bà Cả (25+29+30/4 & 2+5/5)

Đền thờ Gioan Laterano (1/5)

Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành (2+4/5)

Khu vực Thánh Phaolô Tông đồ bị chặt đầu (2/5)

Đền thờ Thánh Phêrô (3+9/5)

Vòm Đền thờ Thánh Phêrô (3/5)

Hầm mộ các vị Giáo hoàng dưới Đền thờ Thánh Phêrô (9/5)

Hang Toại đạo San Callisto (3/5)

 Quảng Trường Thánh Phêrô (3+5+6+7+8+9+10/5)

Tông dinh Giáo hoàng Nghỉ hè ở Castel Gandolfo (10/5)

 

Hành hương Thành Roma cùng các vùng phụ cận

Phép lạ Thánh Thể Lanciano và Tấm khăn Volto Santo (28/4)

Hang Thánh Biển Đức Subiaco (29/4)

Đấu trường Colosseum (29/4)

Đền Đức Mẹ của Thánh Luca (30/4)

Các Di tích Thánh Maria Goretti (1/5)

Di Tích Ngành Cappucino của Dòng Phanxicô (2/5)

Đền thờ Di tích Thánh Cecilia (4/5)

Mộ ĐHY Thuận, Thi hài Thánh Catarina Sienna và Đền thờ Chúa Giêsu Dòng Tên (9/5)

Giáo hoàng Học viện Angelicum Dòng Đa Minh (10/5)

 

 

Nhập cuộc

(được liệt kê theo thứ tự về thời gian phổ biến cũ trước mới sau)

1- Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời!

2- Lạ lùng ... Chuyến đi tạ biệt Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô.
3- Cộng đồng Dân Chúa viếng xác ĐTC Phanxicô Thứ Sáu 25/4/2025
4- Lễ An táng ĐTC Phanxicô lúc 10 sáng ở Quảng trường Thánh Phêrô ngày Thứ Bảy 26/4/2025

5- Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4 Năm Thánh 2025 tại Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican
6- Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Lòng tôn sùng Thánh Mẫu Maria
7- Bất ngờ gặp gỡ... tại Giáo đô Roma
8- Viếng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô

9- Đền thờ Đức Bà Cả: Nơi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô được an táng

10- ĐTC Phanxicô: "Những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây"
11- Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm
12- Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị tiền nhiệm Biển Đức XVI
13- Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô: Vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2
14- Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng - Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng 266 và 267...
15- Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Thừa sai Thương xót
16- Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm - Đức Gioan 24 "Chứng nhân của tình yêu"?
17- Mật nghị Hồng y chọn bầu tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô
18- Vị Giáo hoàng 267 - Phải chăng là vị giáo hoàng cuối cùng...
19- Mật nghị Hồng y Bầu chọn Giáo hoàng: Ngày thứ 2 Mùng 8/5/2025
20- Habemus Papam - Chúng ta đã có giáo hoàng
21- Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV - Đến từ vùng ngoại biên

22- Vị Giáo hoàng cuối cùng - Đạo binh Thương xót: Bí Mật Fatima phần 3...

23- Ảnh Mẹ Giáo Hội - Cung Nghinh ở Quảng Trường Thánh Phêrô tối Thứ Bảy mùng 10/5/2025

24- Đời tôi... Hai vị Giáo hoàng về LTXC: Thánh Gioan Phaolô II và ĐTC Phanxicô
25- Toàn bộ Lịch trình chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng Phanxicô và Lêô XIV

26- Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV: Những trùng hợp...

27- Giáo triều của Vị tân Giáo hoàng Lêô XIV: "Những chứng nhân của tình yêu"

28- Hang Toại đạo Thánh Callisto - Hang Toại đạo duy nhất ở Roma được Ơn Toàn Xá

29- Đức cố Giáo hoàng Phanxicô ở Đền thờ Đức Bà Cả: Gian mộ và Lễ dâng

30- Vòm Cung Đền thờ Thánh Phêrô - Giáo Hội: Ánh sáng Muôn dân Hải đăng Thế giới

(nhưng lại được theo dõi ngược thời gian mới trước cũ sau)

 

 Vòm Cung Đền thờ Thánh Phêrô - Giáo Hội: Ánh sáng Muôn dân Hải đăng Thế giới

(email sáng Chúa Nhật ngày 18/5/2025, Lễ đăng quang Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV)

 

Hôm nay, Chúa Nhật V Phục Sinh ngày 18/5/2025, Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV đã cử hành Lễ Đăng quang của ngài để khai triều, nghĩa là để bắt đầu giáo triều Giáo hoàng Lêô XIV của Ngài với tư cách là "người tôi tớ của các tôi tớ Chúa / servus servorum Dei / servant of the servants of God", trong vai trò kế vị Thánh Phêrô sau Đức cố Giáo hoàng Phanxicô.

Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa "đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) từ giòng máu Do Thái (xem Gioan 4:22) với tư cách hay vai trò là Kitô Thiên Sai, nhưng lại mang sứ vụ Cứu Thế (xem Luca 2:11), vì Người mặc lấy bản tính của chung loài người, một loài người đã bị hư đi ngay từ ban đầu bởi nguyên tội nhưng vẫn được LTXC đoái thương hứa ban ơn cứu chuộc cho họ (xem Khởi nguyên 3:15). Cũng thế, như Chúa Giêsu Kitô, dù là Giáo hoàng của nội bộ Dân Tân Ước Kitô hữu Công giáo, nhưng vì Giáo Hội là "lumen gentium / ánh sáng muôn dân" (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội do CĐ Chung Vaticanô II ban hành ngày 21/11/1964), Vị Giáo hoàng của Giáo Hội Công giáo đồng thời có thể nói đóng vai Lương tâm của cộng đồng nhân loại.

Thực tế cũng cho thấy như vậy, ở chỗ, Giáo Hội nguyên thủy và chân truyền nơi vai trò Giáo hoàng "thừa kế Thánh Phêrô" cho tới nay không phải chỉ thuần túy tôn giáo như là một Cộng đồng Dân Chúa, Cộng đồng Đức tin, Cộng đồng môn đệ Chúa Kitô, mà còn là một tổ chức dân sự, một Quốc đô Vatican / Vatican City State, có chân trong Liên Hiệp quốc với tư cách cố vấn, và có bang giao với 184 quốc gia trên thế giới, số quốc gia tự ý muốn thiết lập bang giao với Quốc Đô Vatican. Trong khi các vị lãnh đạo trên thế giới đến triều kiến Vị Giáo hoàng Roma thì vị Giáo Hoàng Roma ở từng chuyến tông du khắp thế giới của mình cũng đến gặp gỡ riêng vị lãnh đạo chính trị của từng nước và chung chính phủ của nước này.

Khi còn đóng vai trò là Bề trên Tổng quyền Dòng Augustino (2001-2013), vị tân Giáo hoàng Lêô XIV đã có kinh nghiệm "tông du" sau này khi ngài đã đến viếng thăm anh em tu sĩ Dòng của ngài ở 10 quốc gia khác nhau. Bởi thế, trong vai trò làm Giáo hoàng, ngài chắc chắn sẽ tiếp tục các chuyến tông du của các vị tiền nhiệm, như chính ngài xác nhận và báo trước trong buổi gặp gỡ ngoại giao đoàn với Quốc đô Vatican hôm Thứ Sáu 16/5/2025 mới đây, ở chỗ Chúa sẽ ban cho ngài nhiều cơ hội hơn nữa để viếng thăm các nước, đón nhận những cơ hội trong tương lai để củng cố đức tin của rất nhiều anh chị em rải rác khắp thế giới và xây dựng những cây cầu mới với tất cả mọi người thiện chí.

Trong chuyến Hành Hương Đại Năm Thánh 2000 với 175 anh chị em trong Cộng đồng Dân Chúa ở Hoa Kỳ do Nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu tổ chức, gia đình chúng em đã lên tới Vòm cung chóp đỉnh (dome) của Đền Thờ Thánh Phêrô, không ngờ 25 năm sau, cũng vào Năm Thánh, Năm Thánh 2025, với tuổi già sức yếu, chúng em vẫn cố gắng để lên cho tới Vòm cung chóp đỉnh này một lần nữa để chiêm ngắm chẳng những Giáo đô Vatican mà còn cả Thủ đô Roma bao quanh Giáo đô Vatican. Ở trên vòm cung chóp đỉnh của Đền Thờ Thánh Phêrô này em cảm thấy Giáo Hội Công Giáo như là một ngọn hải đăng của thế giới, cũng như Quảng trường Thánh Phêrô ở bên dưới là một vòng tay ôm toàn thể nhân loại vậy.

Đó là lý do, nhân dịp Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV long trọng cử hành Lễ Đăng quang Giáo hoàng hôm nay, Chúa Nhật V Phục Sinh 18/5/2025, để khai triều giáo hoàng của ngài theo linh đạo hiệp thông hiệp nhất của Thánh Au Quốc Tinh, người viết này mới phổ biến bộ video clips mà người viết đã quay được từ hôm Thứ Bảy mùng 3/5/2025 cho có ý nghĩa hơn. Ý nghĩa ở chỗ Giáo Hội, vì "là ánh sáng muôn dân - Lumen gentium" mà Giáo Hội chính là ngọn hải đăng của thế giới, ở giữa thế giới, ở với thế giới và đồng hành với thế giới, với tư cách là "GIÁO HỘI HIỆN THẾ", như Công đồng Chung Vaticanô II đã cảm nhận và tuyên bố ngay những lời mở đầu của Hiến chế về Mục vụ của Giáo Hội "Gaudium et spes - Vui mừng và hy vọng":

"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng của các môn đệ Chúa Kitô. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại".

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

Lên Vòm cung Đền Thờ Thánh Phêrô




1. Tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô
https://youtu.be/Mv1dWDsGkDc





2. Bên trong Quảng trường nhìn lên Vòm cung Đền thờ và ghé vào đúng chỗ để mua vé
(có hai giá vé: vé 10 Euro thì leo hết 551 bậc, còn vé 15 Euro thì leo 320 bậc sau đoạn thang máy bớt được 221 bậc - hầu như ai cũng đi thang máy)
https://youtu.be/mA1UY80cR9k





3. Từ nội đỉnh của Đền thờ nhìn xuống lòng Đền thờ thấy khách hành hương nhỏ bé li ti
https://youtu.be/O1qHpzEtX1I





4. Leo dốc thêm 320/551 bậc thang nữa mới tới vòm cung, sau khi đi thang máy với giá vé cao hơn để bớt được 221 bậc.
https://youtu.be/Z-6pnMEIIj8





5. Ngắm nhìn Giáo đô Vatican từ Vòm cung Đền thờ Thánh Phêrô
https://youtu.be/C1Ey5GTRDQU





6. Có thể ngắm nhìn Thành Rôma từ Vòm cung của Đền Thờ Thánh Phêrô
https://youtu.be/kpWeHjyJcmg

đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại 1*.

 

 

Đức cố Giáo hoàng Phanxicô ở Đền thờ Đức Bà Cả: Gian mộ và Lễ cầu

(email sáng Thứ Bảy ngày 17/5/2025)

 

Trong chuyến hành trình đột xuất Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng Phanxicô và Lêô XIV 19 ngày (23/4 - 11/5), phái đoàn 1 cặp 2 người đại diện TĐCTT chúng em đã được đến kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả chính thức tất cả là 5 lần: sáng Thứ Sáu 25/4, sáng Thứ Ba 29/4, chiều Thứ Tư 30/4, chiều Thứ Sáu mùng 2/5 và sáng Thứ Hai 5/5, chưa kể buổi chiều mưa Thứ Hai 28/4 từ Phép Lạ Thánh Thể ở Lanciano về và chiều Thứ Năm mùng 1/5 từ Đền Thờ Gioan Laterano về, những lần có tạt qua cho biết tình hình cộng đồng Dân Chúa vẫn tiếp tục xếp hàng dài, dù là bị mưa, để có thể được vào viếng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đáng kính đáng mến của chung Giáo Hội, nhưng không xếp hàng vào bên trong. 

Sở dĩ chuyến đi này, so với các chuyến hành hương ở Roma, như Năm 2000 với gia đình, Năm 2014 và 2021 với TĐCTT, mỗi chuyến chỉ được đến duy có 1 lần, trong khi chuyến đi đột xuất vừa rồi chúng em được đến Đền Thờ Đức Bà Cả này thường xuyên nhiều lần như vậy là vì 2 lý do chính: trước hết là vì Đền thờ này ở gần nơi khách sạn chúng em trú ngụ thuộc khu Termini bao gồm đủ mọi phương tiện chuyên chở chính của Roma trong thời gian đầu (23/4 - 5/5), chỉ cách nhau gần 1 cây số, bộ hành khoảng 10 phút, và sau nữa là vì ở Đền Thờ này còn có mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót, Vị Giáo hoàng đã trở thành mô phạm cho ơn gọi và sứ vụ thương xót của Nhóm TĐCTT và vì thế chính ngài đã trở nên nguyên động lực cho chuyến đi đột xuất này.

Chúng em đã đến kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả 5 lần như được liệt kê trên đây và được dự lễ 4 lần: 2 lần vào lúc 7 giờ sáng (29/4 và 5/5) ở Gian Nguyện đường Paolina, sát với mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, một Gian Nguyện đường có Tấm Ảnh Mẹ Ơn Cứu Độ của Dân Thành Rôma mà ngài vẫn tới trước và sau mỗi chuyến tông du để cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ, và 2 lần vào lúc 6 giờ chiều (30/4 và 2/5) ở Bàn thờ chính. Sáng Thứ Sáu 25/4/2025 chúng em chỉ đến để xem vị trí mộ của ngài ở trong Đền thờ này, sau đó cũng không kịp dự lễ cuối cùng ban sáng lúc 12 giờ trưa ở Gian Nguyện đường Paolina.

Trong 4 lần dự lễ, chúng em chỉ ghé viếng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô 3 lần: lần thứ 1 trước lễ sáng Thứ Ba 29/4, lần chúng em chụp 2 tấm hình 1 tấm riêng mộ của ngài và 1 một tấm có chúng em nữa, lần thứ hai vào chiều Thứ Tư, cũng trước lễ, để cố ý chụp thêm mấy tấm hình có tên của ngài trên mộ và những hàng chữ ở trên mặt nóc gian mộ của ngài, và lần thứ 3 trước lễ sáng Thứ Hai mùng 5/5 để từ giã ngài trước khi chúng em dọn về gần Quảng trường Thánh Phêrô để dễ theo dõi Mật Nghị Hồng y bầu chọn vị tân giáo hoàng thay cho ngài, thánh lễ cuối ở Đền Thờ Đức Bà Cả trong chuyến đi đột xuất này chúng em cố ý cầu nguyện cho ngài, đồng thời cũng xin ngài chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT, nên lần này em đã quay video thêm, hơn là chỉ chụp hình, vì em đã chụp đầy đủ hình ảnh về gian mộ của ngài rồi.

Nhóm TĐCTT xin hẹn trở lại viếng thăm mộ của ngài, vị Giáo hoàng mô phạm về LTXC, ở Đền Thờ Đức Bà Cả, cũng như mộ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, Vị Giáo hoàng sáng lập Nhóm TĐCTT, ở Đền Thờ Thánh Phêrô, vào Năm Thánh 2033 Mừng 2000 Năm Ơn Cứu Chuộc. Xin các ngài chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT để anh chị em chúng ta có thể xứng đáng sống ơn gọi thương xót và hiện thực sứ vụ thương xót, như được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 kêu gọi, và tuân theo giáo huấn cùng đường hướng mục vụ thương xót của Đức cố Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô. 

Trong tinh thần "hiệp thông tham gia sứ vụ" của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, chúng ta cùng nhau tiếp tục cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV, vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn từ vùng ngoại biên như vị tiền nhiệm Phanxicô của ngài, để làm sao cuối cùng lời tiên báo của Chúa Kitô Thiên Sai Cứu Thể được ứng nghiệm: "Chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên" (Gioan 10:16). 

em tĩnh



1. 
Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Gian Mộ của ngài trong Đền thờ Đức Bà Cả
https://youtu.be/BSKJ24DDmds





2. Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Dự lễ với ý nguyện cầu cho ngài - 1
https://youtu.be/XWo9FWp7AR0




3. Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Dự lễ với ý nguyện cầu cho ngài - 2
https://youtu.be/VIiHsh0xKqM





4. 
Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Dự lễ với ý nguyện cầu cho ngài - 3
https://youtu.be/qVZ6RwY-1dI

 

 

 

Hang Toại đạo Thánh Callisto

(email sáng Thứ Sáu ngày 16/5/2025)

 

Xin chào bình minh sáng Thứ Sáu ngày 16/5/2025 Quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên,

Tạ ơn LTXC đã quan phòng thần linh để làm sao cho Nhóm TĐCTT chúng ta có thể thực hiện được cả 2 chuyến đi tuyệt vời ân tình thánh tràn đầy ý nghĩa trong Năm Thánh 2025 này

Thật vậy, chuyến thứ nhất là chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 kéo dài 21 ngày 3 tuần lễ (11-31/3/2025).
Chuyến này đáng lẽ được tổ chức vào Tháng 5/2025 là Tháng Hoa Đức Mẹ mới thích hợp với danh xưng Hành Hương Thánh Mẫu.
Thế nhưng, vì trong Tháng 5/2025 gia đình chúng em có chuyện nên đành phải tổ chức sớm hơn trong Tháng 4.
Tuy nhiên, để tránh vào Tuần Thánh gây ngăn trở cho một số anh chị em tham dự có phận sự trong cộng đoàn, nên lại phải tổ chức sớm hơn nữa, vào Tháng 3.

Nếu chuyến  Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 được tổ chức vào Tháng 5 hay Tháng 4 thì làm sao có chuyến tiếp theo ...   
Như thế không phải là LTXC đã an bài thần linh muốn cho TĐCTT trong Năm Thánh 2025 chẳng những về VN để thể hiện tính cách thừa sai bác ái của mình ngay trong thời điểm tưởng niệm 50 năm tha hương, 
mà còn đủ thời gian để kịp thực hiện chuyến đi đột xuất Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng ở Giáo đô Vatican 19 ngày (23/4 - 11/5), chỉ sau 12 ngày chúng em vừa từ VN về Mỹ tạm lấy sức lại để có thể đại diện Nhóm TĐCTT và cùng với Cộng đồng Dân Chúa hoàn vũ tham dự hậu sự của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô cùng nghênh đón Vị tân Giáo hoàng Lêô XIV.

Ngay từ chuyến đi đầu tiên của Nhóm TĐCTT cách đây 11 năm: Chuyến Hành Hương Tia Sáng từ Balan 12 ngày 24/4 - 5/5/2014, em đã bắt đầu chụp hình để lưu niệm, và chỉ chú trọng đến hình ảnh hơn là video. Tuy nhiên, cho đến chuyến Hành Trình Truyền Giáo Thừa Sai bác Ái ở Calcutta Ấn Độ em mới thấy cần phải quay video nữa mới đầy đủ và trọn vẹn, nhất là ở những lúc và những nơi cần thiết và thích hợp, nhờ đó càng làm cho chuyến đi trở nên sống động và giá trị hơn. Để rồi em đã tiếp tục quay video cho chuyến Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất ở Phi Châu năm 2024, cả ở Ethiopia 5/2024 và Mozambique 10/2024. Em lại càng quay video nhiều hơn nữa trong 2 chuyến đi Năm Thánh 2025 này, nhất là chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng 19 ngày vừa qua.

Đúng thế, trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng Phanxicô và Lêô XIV vừa rồi, em đã cố ý chọn những bối cảnh hay phông cảnh thích hợp với các video chủ đề (tất cả là 11 video clips) em đã có ý định thâu

Chẳng hạn khi chia sẻ về "ĐTC Biển Đức XVI - Vị Giáo hoàng Thần học gia Nội tâm", em đã chọn phông cảnh là ở bên ngoài đan viện Biển Đức, nơi có Hang động Subiaco của ngài. Hay khi chia sẻ về "ĐTC Gioan Phaolô II, Vị Giáo hoàng Vui mừng và Hy vọng", em chọn phông cảnh cho phần đầu ở tiền đường Đền Thờ Thánh Phêrô mà bên trong phía cuối và bên phải của Đền thờ là mộ của ngài, và phần sau của Video chủ đề này ở Quảng trường Thánh Phêrô, nơi ngài đã bị ám sát chết hụt và cũng là nơi ngài đã hiệp cùng với các vị giám mục trên thế giới để hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Hoặc khi chia sẻ về "ĐTC Phanxicô, vị Giáo hoàng thừa sai thương xót", em chọn phông cảnh ở trước tiền đường Đền Thánh LTXC Vatican v.v.

Ngoài 11 video clips chủ đề em còn thâu thêm các nơi đặc biệt nữa, như Giáo Đô Vatican từ trên Vòm Cung của Đền Thờ Thánh Phêrô, hay Tông dinh Nghỉ hè của Quý Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, hoặc Đấu trường Colosseum và Hang Toại đạo San Callisto v.v

Hôm nay, Thứ Sáu 16/6/2025, ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô Thiên sai Cứu thế, em xin phổ biến video em đã quay trọn vẹn bài hướng dẫn của Cha Nguyễn Mạnh Đạt, SDB, được ngài trình bày tổng quan về Hang Toại đạo San Callisto khi chúng em đến kính viếng vào chiều Thứ Bảy mùng 3/5/2025, một hang toại đạo quan trọng nhất của Tòa Thánh và được chính Tòa Thánh quản trị, vì ở nơi đây có mộ của 9 vị giáo hoàng cũng như của Thánh nữ Cecilia, do đó đã trở thành nơi duy nhất, trong hơn 60 hang toại đạo ở Roma, được ban Ơn Toàn Xá cùng với 4 Đền Thờ chính của Tòa Thánh ở Roma. Hang Toại đạo San Callisto rộng 2 cây số và sâu 21 mét, được chia làm 3 tầng, nhưng chỉ được thăm tầng thứ 2 mà thôi. 

Tất cả có 20 vị linh mục Dòng Don Bosco thuộc nhiều quốc tịch khác nhau phuc vụ Hang Toại đạo này, trong đó có một linh mục Việt Nam mới từ Việt Nam sang vào Tháng 9/2024, đó là Cha Nguyễn Mạnh Đạt, SDB. Các ngài ở trong một dinh thự của Tòa Thánh gần đó và nhận lương từ Tòa Thánh. Xin quý Giáo hoàng và Thánh nữ Cêcilia đồng trinh tử đạo chuyển cầu cho thành phần Kitô hữu môn đệ của Chúa Kitô đang bị bách hại và sát hại ở thế giới cộng sản, thế giới Hồi giáo và Ấn giáo cực đoan, thậm chí ở ngay cả thế giới Kitô giáo, để tất cả được trở thành một Đạo Binh Thương Xót cho "thời điểm thương xót" hiện nay, thời điểm "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao".

em tĩnh

Sau đây là hình ảnh tiêu biểu kèm theo video về Hang Toại đạo San Callisto này.

 

Vị trì chờ đợi để các phái đoàn theo phiên được dẫn xuống hang toại đạo

Cha Nguyễn Mạnh Đạt, SDB, hướng dẫn viên nói tiếng Việt duy nhất từ Việt Nam sang, dịch vụ mới có từ cuối năm 2024

 

Tượng Thánh nữ Cêcilia bị chém 3 nhát vào cổ, nhưng sau đó chị vẫn sống thêm 3 ngày nữa để xin Đức Giáo hoàng bấy giờ biến ngôi nhà của chị thành nhà thờ.

Chị đã được chôn táng ở Hang Toại đạo San Callistus này, cho đến năm 1599 mới khám phá thấy xác của chị không bị hư hoại mà là ở tư thế như đang thiếp ngủ.

Thân xác bất hoại của chị đã được chuyển về Nhà thờ Thánh Cecilia ở Trastevere và nằm ngay dưới bàn thờ, còn khu vực nhà của chị ở dưới lòng nhà thờ này.

Cặp TĐCTT trong chuyến đi đột xuất đã được dẫn đến kính viếng ngay hôm sau Chúa Nhật mùng 4/5/2025, như tấm hình chụp dưới đây.

 

 

 

Giáo triều của Vị tân Giáo hoàng Lêô XIV: "Những chứng nhân của tình yêu"

(email sáng Thứ Tư ngày 14/5/2025)

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,


Ngay sau khi được tới Giáo đô Roma một cách đột xuất để kịp tham dự hậu sự cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, và đón mừng vị tân Giáo hoàng thay cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô vừa qua đời, nhất là trong thời gian Mật nghị Hồng y bầu chọn vị tân giáo hoàng thay cho Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, người viết này đã gửi một loạt email chủ đề về các vị Giáo hoàng cận đại, bao gồm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 và Đức Thánh Cha Phanxicô, để nhờ đó có thể biết được vị tân Giáo hoàng sẽ như thế nào, không cần biết ngài là ai.  


Để làm việc này, cho dù chỉ là những suy đoán và suy diễn cá nhân, người viết cũng đã phải căn cứ vào một văn kiện chính thức của Giáo Hội là Bức Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" được ĐTC Gioan Phaolô II ban hành ngày Lễ Chúa Hiển Linh mùng 6/1/2001, trong đó, nội dung có 4 phần chính, thứ tự là: "Gặp gỡ Đức Kitô, di sản của Năm Thánh 2000" (1), "Một dung nhan để chiêm ngắm" (2), "Bắt đầu lại từ Chúa Kitô" (3) và "Những chứng nhân của tình yêu" (4). 


Theo người viết thì vì bức Tông thư này được ban hành cho "một tân thiên kỷ" thì cũng không nhiều thì ít, không trực tiếp thì gián tiếp, liên quan đến các vị Giáo hoàng hay các triều đại Giáo hoàng thuộc ngàn năm thứ 3 Kitô giáo, trong đó có 3 vị Giáo hoàng được liệt kê trên đây, bao gồm cả vị tân Giáo hoàng vừa được bầu chọn là Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV. Và người viết đã vắn gọn chứng minh là 3 vị giáo hoàng tiền nhiệm của vị tân Giáo hoàng đều đã trở nên ứng nghiệm với 3 phần đầu của bức Tông Thư này: "Gặp gỡ Đức Kitô" với ĐTC Gioan Phaolô II; "Một dung nhan để chiêm ngắn" với ĐTC Biển Đức 16, và "bắt đầu lại từ Chúa Kitô" với ĐTC Phanxicô. Xin xem lại các email về 3 vị Giáo hoàng cận đại này ở Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng Phanxicô và Lêô XIV


Nếu 3 vị giáo hoàng tiền nhiệm của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV quả thực đã ứng nghiệm với 3 phần đầu của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" thì phải chăng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV cũng được LTXC tuyển chọn để hoàn tất phần thứ 4 của mình như được phác họa bởi bức tông thư có tính cách ngôn sứ này, đó là giáo triều của ngài phải là một giáo triều của "những chứng nhân của tình yêu", bao gồm trước hết và trên hết là chính bản thân của ngài?


Cho dù chúng ta chưa biết giáo huấn và những hoạt động của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV của chúng ta như thế nào trong tương lai nơi giáo triều của ngài, chúng ta cũng đã có thể thấy được chân trời mới nơi giáo triều của ngài, một giáo triều của "những chứng nhân của tình yêu", bao gồm trước hết và trên hết là chính bản thân của ngài. Ở chỗ nào? Câu trả lời của người viết đó là ở linh đạo của Dòng Augustino của ngài, một linh đạo đã ảnh hưởng sâu xa đến đời sống tu đức và mục vụ của ngài, đến độ khi gia nhập hàng giáo phẩm vào năm 2014 sau 2 khóa phục vụ Dòng ngài với tư cách là tổng quyền, ngài đã lấy câu châm ngôn từ bài giảng của Thánh Augustino: "In Illo uno unum - Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một".


Trong bài viết Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV chúng ta đọc thấy những lời rất quan trọng liên quan đến câu châm ngôn được ngài bày tỏ trong cuộc phỏng vấn với Tiziana Campisi của Vatican News ngày 10 tháng 7 năm 2023 như sau: “Như có thể thấy qua châm ngôn giám mục của tôi, sự hiệp nhất và hiệp thông chính là một phần đặc sủng của Dòng Thánh Augustinô, và cũng là cách tôi suy nghĩ và hành động. Tôi nghĩ rằng việc thúc đẩy sự hiệp thông trong Giáo hội là điều vô cùng quan trọng, và chúng ta đều biết rõ rằng hiệp thông, tham gia và sứ vụ là ba từ khóa của Thượng Hội Đồng. Vì thế, với tư cách là một tu sĩ Augustinô, đối với tôi, việc cổ vũ sự hiệp nhất và hiệp thông là điều cốt yếu. Thánh Augustinô đã nói rất nhiều về sự hiệp nhất trong Giáo hội và sự cần thiết phải sống điều đó.”

Đối với người viết, theo mạc khải Thánh kinh "Thiên Chúa là tình yêu" (1Gioan 4:8,16) thì tình yêu là sự sống hiệp thông và vì thế yêu là sống hiệp thông. Vậy với chủ trương của vị tân Giáo hoàng: "việc cổ vũ sự hiệp nhất và hiệp thông là điều cốt yếu", thì không phải hay sao, Giáo triều của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV phải là "những chứng nhân của tình yêu"! Như thế thì phải chăng mối hiệp nhất Kitô giáo sẽ xẩy ra trong giáo triều của ngài? Phải chăng Do Thái giáo cũng nhận biết Chúa Kitô trong giáo triều của ngài, để lời tiên báo của Chúa Kitô Mục tử được ứng nghiệm: "Chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên" (Gioan 10:16)?? Và phải chăng nhân loại cũng không còn tàn sát nhau và sẽ sống với nhau như con cái của một Cha trên trời??? Nhưng, để được như thế, phải chăng cần có "một người chết thay cho dân..." (Gioan 11:51) như Chúa Kitô "để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Gioan 10:52)!


Đến đây, chúng ta có thể thấy được viễn kiến của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô về vị Giáo hoàng kế vị của mình đã ứng nghiệm theo nghĩa bóng, khi ngài nói đến vị Giáo hoàng khác thay ngài là "Gioan 24", Vị Tông đồ chú trọng đã liên lỉ và chú trọng đến yêu thương và hiệp nhất đúng như ước vọng của Chúa Kitô trong Lời nguyện hiến tế kết thúc Bữa Tiệc Ly: " vị Giáo hoàng mang tông hiệu chủ trương "hiệp nhất" trong yêu thương: "Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con. (Gioan 17:20-23).


Bởi
vậy, cho dù Đức tân Giáo hoàng, vị Giáo hoàng 266 thừa kế Vị Giáo hoàng tiên khởi là Thánh Phêrô, tức là vị Giáo hoàng thứ 267 trong giòng lịch sử của Giáo Hội ngay từ ban đầu, không lấy tông hiệu là "Gioan 24" mà là "Lêô XIV", cũng vẫn theo đúng tinh thần và đường hướng yêu thương hiệp nhất của Thánh Gioan Tông đồ, như chính Thánh Âu Quốc Tinh đã chủ trương và đã được Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV trân trọng tiếp nối cùng thể hiện khi lấy châm ngôn giáo phẩm của mình là "In Illo uno unum - Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một". Nếu quả thực vì lý tưởng yêu thương và hiệp nhất này mà ngài có phải trả giá như Chúa Kitô "để quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối" (Gioan 10:52) thì lại càng ứng nghiệm hơn nữa về thân phận của Tông đồ Gioan được Chúa Kitô phục sinh tiên báo cho Vị Giáo hoàng tiên khởi Phêrô, vị "sẽ phải chết cách nào" (Gioan 21:19) biết: "Nếu Thày muốn nó ở lại cho tới khi Thày lại đến thì có việc gì tới con" (Gioan 21:22-23).

Tiếp tục tin tưởng vào sự quan phòng thần linh của Đấng đã thiết lập Giáo Hội, đã Vượt Qua "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18) và "ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế" (Mathêu 28:20), chúng ta tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV để Ngài được nên trọn theo ý muốn tối cao của Đấng an bài tất cả mọi sự đã tuyển chọn ngài cho thời điểm đang chia rẽ và vì vậy mà thế giới loài người đang bị hủy hoại hơn bao giờ hết hiện nay, về cả thể lý, tâm lý, triết lý lẫn luân lý, một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao", vì "chỉ trong LTXC thế giới mới có hòa bình và nhân loại mới có hạnh phúc" (ĐTC Gioan Phaolô II - Balan ngày 17/8/2002), một "thế giới ngày nay" đã được vị tân Giáo hoàng Lêô XIV khi vừa ra mắt chiều ngày 8/5/2025 đã lên tiếng bằng lời chào chúc trấn an như sau: 


"Bình an ở cùng tất cả anh chị em! Anh chị em thân mến, đây là lời chào đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh, vị Mục Tử nhân lành đã hiến mạng sống vì đoàn chiên của Thiên Chúa. Tôi cũng mong muốn lời chào bình an này thấm sâu vào lòng anh chị em, lan tỏa đến gia đình của mỗi người, đến mọi người, ở bất cứ nơi đâu, đến mọi dân tộc, đến khắp mặt đất. Bình an ở cùng anh chị em!"


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh


Trong Tuần san L'Osservatore Romano của Tòa Thánh số phát hành đặc biệt về Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV,
ngay bên trái hình của ngài ở trang bìa có hai nhan đề
"La corsa Pietro - Cuộc bỏ chạy của Thánh Phêrô" và "Abbandonarsia Colui che Guida la Chiesa - Cuộc công hãm vị dẫn dắt Giáo Hội",
và ở trang bên trong còn có thêm tấm hình Thánh Phêrô tử đạo ở tư thế bị đóng đanh ngược, không biết có liên quan gì đến Vị tân Giáo hoàng Lêô XIV này hay chăng?



 

 

Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV: Những trùng hợp...

(email sáng Thứ Ba ngày 13/5/2025)


Tạ ơn LTXC đã tuyển chọn Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV cho Giáo Hội Công Giáo nói riêng và cho thế giới loài người nói chung. Ngài đang được chung thế giới và riêng cộng đồng Dân Chúa của Giáo Hội theo dõi từng việc làm và lời nói cũng như thái độ và phản ứng của Ngài. Thật vậy, trong mấy ngày đầu tiên làm Giáo hoàng của Ngài, căn cứ vào lời nói cũng như việc làm của Ngài, hay những nhận định của những vị có thẩm quyền trong Giáo Hội, từ từ chúng ta thấy được nơi Ngài thêm một số trùng hợp nữa, ngoài 5 trùng hợp đã được người viết này nhận định trong email mùng 8/5/2025, ngày ngài được chọn bầu làm Giáo hoàng:

5 trùng hợp đã được sơ khởi nhận định và đề cập:
1- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô từ "tận cùng thế giới" là Á Căn Đình, ngài cũng xuất thân (về lãnh vực mục vụ) từ Nam Mỹ châu nghèo khổ - Peru;
2- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô là một tu sĩ Dòng Tên, Dòng Chúa Giêsu, ngài cũng xuất thân từ 1 Dòng tu, Dòng Augustine;
3- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô không lấy khẩu hiệu từ Thánh Kinh mà từ 1 vị thánh - từ một câu trong bài giảng về Thánh Mathêu được Chúa Giêsu tuyển chọn của Thánh Bêđa: "Miserando atque eligendo - Cảm thương nên chọn", ngài cũng lấy châm ngôn giáo phẩm của mình từ 1 vị thánh  từ một câu trong bài giảng của Thánh Augustinô về mối hiệp nhất: "In Illo uno unum - Trong Đấng duy nhất, chúng ta là một";
4- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ngài cũng đã từng làm bề trên Giám tỉnh của Dòng ngài, và còn hơn thế nữa, ở chỗ sau đó ngài còn đóng vai trò tổng quyền 2 khóa liền trước khi làm Giám mục;
5- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô nguyên quán từ Ý quốc, ngài cũng có gốc Âu Châu, nhưng lại mang 3 giòng máu Ý, Pháp và Tây Ban Nha, 3 nước có nhiều hiển thánh nhất trong Giáo Hội.

6 trùng hợp mới diễn ra xin được cập nhật thêm:
1- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô và cả Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II Ngài cũng đặc biệt tôn sùng Đức Mẹ, Đấng các ngài "đem Mẹ về nhà mình" (Gioan 19:27) để xin "Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành" cho vai trò chủ chiên của các ngài để các ngài biết qua "cửa đoàn chiên" (Jn 10:7) là Chúa Kitô, Vị "Chủ chiên nhân lành" (Jn 10:10). Thật vậy, trước khi ban Phép Lành Toàn Xá Urbi et Orbi cho thành Roma và thế giới lúc ra mắt lần đầu tiên chiều ngày Thứ Năm mùng 8/5/2025, Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV đã bỗng xướng lên và đọc chung với Cộng đồng Dân Chúa Kinh Kính Mừng, và 2 hôm sau, Thứ Bảy mùng 10/5, như bản tin Đức Thánh Cha Lêô XIV viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành ở Genazzano cho biết, Ngài đã đến kính viếng Đền thánh Đức Mẹ Chỉ bảo Đàng lành ở Genazzano, cách Roma khoảng 60 km. Đức Lêô XIV đã nhắc lại "lòng tin của mình vào Đức Mẹ Chỉ bảo đàng lành", như những lời Đức Maria đã chỉ bảo đàng lành cho phục dịch viên Tiệc cưới Cana: "Anh em hãy làm theo những gì Người bảo".

2- Trong email sáng Thứ Sáu mùng 9/5/2025, người viết đã khẳng định: "Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV - Đến từ vùng ngoại biên", một khẳng định đã được Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Bác ái ở bản tin Người nghèo vui mừng và xác tín Đức Thánh Cha Lêô XIV được Thánh Thần chọncông nhận khi ngài nói cho biết Chúa Thánh Thần hoạt động theo cách riêng của Người, và không cần thế giới bên ngoài nói với các Hồng y ai có thể là Giáo hoàng. Và đó là lý do tại sao hôm nay chúng ta có một Giáo hoàng đến từ vùng ngoại vi của thế giới...".

3- Trong email tối Thứ Sáu mùng 2/5/2025, người viết đã nhận định "Ngài (Đức cố Giáo hoàng Phanxicô) vừa nằm xuống truyền thông đã bắt đầu suy đoán trong số hơn 120 vị hồng y cử tri ai có thể là Vị Giáo hoàng 267 kế nhiệm ngài. Tất nhiên khi suy đoán người ta thường căn cứ vào tiếng tăm của vị hồng y khả đáng liên quan đến chức vụ quan trọng vị đó đang nắm giữ trong Giáo Hội, cùng với các hoạt động có tính cách toàn cầu nổi nang đáng lưu ý của vị ấy v.v., chứ ít khi chú trọng tới đời sống thánh thiện của vị này". Chưa hết, trong email Thứ Ba mùng 6/5/2025, người viết nhận định thêm: "Cho dù 133 vị hồng y cử tri hợp lệ có dịp gặp gỡ nhau chung riêng trước thời điểm mật nghị bầu chọn vị tân giáo hoàng, nhưng vẫn không thể nào tường tận biết nhau, nên các vị càng khách quan thì tác động Thánh Linh càng linh hiệu về vị tân giáo hoàng đúng như được chính Đấng thiết lập Giáo Hội mong muốn và tuyển chọn vào thời điểm của NgườiVị tân Giáo hoàng thứ 267 ấy là ai, không ai có thể dám đóng vai tiên tri tuyên bố vào lúc này." Cũng ở bản tin Người nghèo vui mừng và xác tín Đức Thánh Cha Lêô XIV được Thánh Thần chọnĐức Hồng Y Konrad Krajewski, Tổng trưởng Bộ Bác ái, cũng xác nhận rằng: "Chúng ta biết các Hồng y đến từ khắp nơi trên thế giới, mà các vị thường không biết nhau nhiều. Thực tế, chúng tôi không thể hiểu rõ một người chỉ sau một hai bài phát biểu, hoặc qua vài tấm hình và đôi hàng tiểu sử.Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Bác ái Konrad Krajewski  còn cho biết thêm rằng Đức Hồng Y Robert Francis Prevost không có tên trong danh sách của giới truyền thông. Ngài được Chúa Thánh Thần chọn với sự tham gia của các Hồng y. Chúa Thánh Thần hoạt động theo cách riêng của Người, và không cần thế giới bên ngoài nói với các Hồng y ai có thể là Giáo hoàng. 

4-
Trong bản tin Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV, Vị tân Giáo hoàng đã lập lại ý tưởng chính yếu như di chúc của Đức cố Giáo hoàng tiền nhiệm Phanxicô về niềm hy vọng vào quyền lực phục sinh của Chúa Kitô Vượt Qua ở bài giảng cuối cùng cho Lễ Đêm Phục Sinh Thứ Bảy 19/4/2025, cũng như ở Sứ Điệp Phục Sinh cuối cùng sáng Chúa Nhật hôm sau 20/4/2025, khi Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV bày tỏ: "Đức Thánh Cha (Phanxicô) ban phép lành cho Roma cũng là ban phép lành cho thế giới, cho toàn thể nhân loại, trong buổi sáng ngày lễ Phục Sinh. Xin cho phép tôi tiếp nối lời phép lành ấy: Thiên Chúa yêu thương chúng ta, Thiên Chúa yêu thương tất cả anh chị em, và sự dữ sẽ không bao giờ thắng thế! Tất cả chúng ta đều ở trong bàn tay Thiên Chúa. Vì thế, không sợ hãi, cùng nhau nắm tay Thiên Chúa và nắm tay nhau, chúng ta tiến bước. Chúng ta là môn đệ của Đức Kitô. Đức Kitô đi trước dẫn đường." 

4- Cũng trong Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV, Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV còn tỏ ra tiếp tục đường hướng "truyền giáo" được Đức cố Giáo hoàng tiền nhiệm Phanxicô ưu tiên và đẩy mạnh trong Tông Huấn "Niềm vui Phúc Âm" (2014), cũng như chiều hướng "hiệp thông tham gia sứ vụ" như Vị Tiền nhiệm đã phát đng cho 2 Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới 2023 và 2024 là 2 Thượng nghị đầu tiên Vị tân Giáo hoàng tham dự, như lời Vị tân Giáo hoàng kêu gọi: "Tất cả các Hồng Y anh em đã chọn tôi làm Người Kế Vị Thánh Phêrô, để cùng anh chị em bước đi, như một Giáo Hội hiệp nhất, luôn tìm kiếm hòa bình, công lý, luôn cố gắng sống như những người nam nữ trung thành với Đức Giêsu Kitô, không sợ hãi, để loan báo Tin Mừng, để trở thành những nhà truyền giáo... Chúng ta phải cùng nhau tìm cách trở thành một Giáo Hội truyền giáo, một Giáo Hội xây dựng nhịp cầu, đối thoại, luôn rộng mở để chào đón như quảng trường này với vòng tay rộng mở. Tất cả, tất cả những ai cần đến lòng bác ái, sự hiện diện, đối thoại và tình yêu của chúng ta... chúng ta mong muốn trở thành một Giáo Hội hiệp hành, một Giáo Hội bước đi, một Giáo Hội luôn tìm kiếm hòa bình, luôn tìm kiếm đức ái, luôn cố gắng ở gần những người đau khổ nhất".

5- Theo bản tin Đức Thánh Cha Lêô XIV cử hành Thánh lễ và cầu nguyện tại mộ Thánh Phêrô: "Sáng Chúa Nhật ngày 11/5/2025, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã cử hành Thánh lễ tại bàn thờ gần mộ Thánh Phêrô và sau đó cầu nguyện tại mộ thánh nhân cũng như tại mộ các vị tiền nhiệm của ngài. Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến Hầm mộ Vatican, nằm dưới Đền thờ Thánh Phêrô, để dâng Thánh lễ và cầu nguyện. Sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã đến cầu nguyện trong thinh lặng tại mộ của những vị tiền nhiệm của ngài như: Đức Piô XII, Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô I, Đức Biển Đức XVI..." Trong email sáng Thứ Sáu mùng 9/5/2025, người viết đã tường trình sinh hoạt của phái đoàn TĐCTT 2 người như sau: "Sau Thánh lễ 8 giờ sáng (Thứ Sáu mùng 9/5/2025), chúng tôi đã xuống hầm mộ của các vị Giáo hoàng dưới hầm Đền Thờ, trong đó, chúng tôi đặc biệt kính viếng Mộ của Thánh Phêrô Tông đồ ở ngay dưới Bàn thờ Đức tin chính của Đền Thờ, Vị Giáo hoàng đầu tiên đại diện Chúa Kitô trên trần gian này, rồi tới mộ của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô I, và Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI, và quỳ cầu nguyện xin các ngài chuyển cầu cho vị tân Giáo hoàng Lêô XIV thừa nhiệm của các vị được tiếp tục phục vụ Giáo Hội Chúa Kitô trong "thời điểm thương xót" khẩn trương hiện nay trên thế giới cũng như trong Giáo Hội." Sau đây là những tấm hình người viết chụp được hôm đó về các vị Giáo hoàng tiền nhiệm của Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV ở hầm mộ Giáo hoàng:

 

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

 

Toàn bộ Lịch trình chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Nhị Vị Giáo Hoàng Phanxicô và Lêô XIV

(email sáng Thứ Hai ngày 12/5/2025)


Quý AC TĐCTT rất thân thương của em trong LTXC vô biên, 

Tạ ơn LTXC và Thánh Mẫu thương xót Maria đã thương ban cho chúng em một chuyến đi tuyệt vời tràn đầy ân tình thánh, cho dù hoàn toàn đột xuất đối với một chuyến đi cần phải chuẩn bị cả năm trời như chuyến Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy vọng Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng ở Roma trong thời gian 16/19 ngày vừa qua (23/4 - 11/5), không kể 2 ngày đi và 1 ngày về.

Cảm ơn quý AC đã cầu nguyện cho chúng em và hiệp thông tham gia bằng cách theo dõi emails hầu như hàng ngày do em tường trình trực tiếp từ Giáo đô Roma. Chuyến đi đột xuất này vì lòng cảm mến và kính phục vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô đã gia tăng nơi chúng em lòng gắn bó với Giáo Hội và với vị Chủ chiên Giáo hoàng của chúng ta hơn nữa, nhờ một thời gian chúng em được trực tiếp ở hiện trường của vòng tay, (được tiêu biểu nơi 2 hàng cột cong vào của Quảng trường Thánh Phêrô), ôm ấp của Giáo Hội là Mẹ của chúng ta, nơi có Ảnh Mẹ Giáo Hội nhìn xuống Quảng trường để bảo vệ chở che đoàn con cái của mình, chẳng những ở quảng trường này mà còn ở khắp nơi trên thế giới nữa, vì Mẹ là Mẹ Giáo Hội.

Qua chuyến đi như có tính cách riêng tư này, mặc dù chúng em đã phải giữ chỗ gấp 3 phòng đôi cho phái đoàn 6 người trước khi rủ thêm 4 anh chị TĐCTT khác nữa nhưng bất thành, chúng em đã chấp nhận bị phạt bởi hủy mất 2 phòng nhưng bù lại chúng em đã thực sự chẳng những được hoan hưởng những giây phút lịch sử hiếm quý của Giáo Hội ở Quảng trường Thánh Phêrô, mà còn ở nhiều nơi hành hương quý báu khác hoàn toàn không được bao gồm trong 2 chuyến Hành hương Rôma 2014 và 2021 của TĐCTT. Lần này chúng em đã biết phần nào cách tự di chuyển ở Roma, dù là đi xe buýt hay bộ hành, đến những nơi quen thuộc như đến 4 Đền thờ chính của Tòa Thánh, chưa kể đến các tiệm ăn Việt Nam. Có thể nói chuyến đi của chúng em Năm Thánh 2025 này, theo quan phòng thần linh của LTXC, dường như là để dọn đường cho chuyến Hành hương mừng 2000 Năm Ơn Cứu chuộc 2033 (33 - 2033) của Nhóm TĐCTT chúng ta.

Bởi thế, trong lịch trình của toàn bộ chuyến đi của chúng em, có thể chia thành 2 phần, trước hết là phần tống cựu nghinh tân nhị vị Giáo hoàng Phanxicô và Lêo XIV ở Giáo đô Vatican, và sau đó là phần hành hương ở Roma và các vùng phụ cận để kính viếng các di tích / địa điểm thánh, và nhờ đó quý AC sẽ thấy được những điểm hành hương 2033 của chúng ta ngay từ bây giờ như những gì chúng em liệt kê dưới đây:

25.4 Thứ Sáu:
- Viếng xác ĐTC Phanxicô ở Đền thờ Thánh Phêrô;
- Viếng mộ của Thánh GH Gioan Phaolô II ở bên trái, từ trên cung Thánh nhìn xuống, cuối Đền Thờ để cầu nguyện cho Nhóm TĐCTT;
- Viếng Đền thờ Trung Tâm LTXC ở Vatican, nơi phái đoàn Hành hương Đức tin Chứng tích Phục Sinh Năm 2021 đã bị missed;
- Thâu video đề tài "Kho tàng Thương Xót" ngay trước tiền đường của Đền thờ LTXC này;
- Viếng Đền thờ Đức Bà Cả và đồng thời xem trước vị trí phần mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô.

26.4  Thứ Bảy:
- Dự Lễ an táng Đức cố Giáo hoàng Phanxicô ở Quảng trường Thánh Phêrô.

27.4 Chúa Nhật:
- Dự lễ LTXC ở Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican;
- Thâu video đề tài "Con Chiên đích thực của Vị Chủ Chiên nhân lành" ở ngay trước tiền đường Đền Thánh này;
- Thâu video đề tài "Chúa Kitô Vượt Qua - Chứng nhân Phục sinh" ở trên Đường Hòa Giải gần Quảng trường Thánh Phêrô cho Chúa Nhật thứ 3 Phục Sinh, giữa cảnh nhộn nhịp và ồn ào như tiêu biểu cho mẻ cá lạ trong bài Phúc Âm với 153 con cá lớn.

28.4 Thứ Hai:

- Viếng Phép lạ Thánh Thể ở Lanciano,
- Thâu video PVLC Chúa Nhật "Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô" Năm C ở trước Nhà thờ và trong khuôn viên Nhà thờ Phép lạ Thánh Thể này;
- Viếng Vương cung Thánh đường Lanciano ở gần ngay Nhà thờ xảy ra Phép lạ Thánh Thể;
- Ghé Đền Thánh Thánh Nhan Volto Santo để kính Viếng Dung nhan Chúa Kitô được in trên tấm khăn phủ mặt Chúa trước khi thi thể của Người được quấn khăn liệm, nay trở thành Khăn Liệm Thành Turin, như phái đoàn TĐCTT đã được chiêm ngắm 11/2021.

29.4 Thứ Ba:
- Viếng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô ở Đền thờ Đức Bà Cả;
- Dự lễ 7 giờ sáng ở gian bàn thờ Paolina, nơi có Ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của dân Thành Rôma và cũng là nơi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô từng đến trước và sau chuyến tông du để cầu xin cùng cảm tạ Đức Mẹ;
- Thâu video về "ĐTC Phanxicô, Vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn để chữa lành các thương đau" ở ngay trước tiền đường của Đền thờ Đức Bà cả, nơi có mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô;
- Thăm Hang Động Subiaco của Thánh Biển Đức;
- Thâu video về "ĐTC Biển Đức XVI: Vị Giáo hoàng thần học gia nội tâm" ở ngoài khuôn viên của đan viện có hang động Thánh Biển Đức này;
- Tham quan Đấu trường Colleseum;
- Thâu video về đề tài "Giáo đô Roma Chứng tích Phục Sinh" ở ngay Đấu trường là nơi đã từng sát hại các vị anh hùng đức tin trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội.

30.4 Thứ Tư:
- Viếng Đền Thánh Đức Mẹ Thánh Luca, nơi có hình ảnh về Đức Mẹ làm Phép lạ;
- Viếng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô một lần nữa ở Đền Thờ Đức Bà Cả;
- Dự lễ 6 giờ chiều ở bàn thờ Chính của Đền Thờ này.

1.5 Thứ Năm:
- Thăm khu nhà của Thánh Maria Goretti ở Nettuno;
- Thăm căn phòng tha thứ ở bệnh viện cứu mạng Thánh nữ nhưng bất thành;
- Viếng Nhà thờ có hầm mộ Thánh Maria Goretti;
- Viếng Đền thờ Gioan Latêranô;
- Dự lễ 5 rưỡi chiều ở Bàn thờ sau Bàn thờ chính của Đền thờ Gioan Latêranô;
- Thâu video về "Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm...?" sau lễ ngay bên trong Đền thờ này;
- Bộ hành từ Đền thờ Gioan Latêranô về Đền thờ Đức Bà cả là lộ trình (khoảng 1 dặm) Kiệu Thánh Thể hàng năm theo truyền thống của Tòa Thánh vào Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô được chính Đức Thánh Cha Chủ sự.

2.5 Thứ Sáu:
- Tham quan Bảo tàng và Hang toại đạo của Dòng Cappucino;
- Viếng Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành để dự lễ 12:30 pm nhưng không có;
- Viếng Đan viện Biển Đức nơi có di tích Thánh Phaolô Tông đồ bị chặt đầu;
- Lễ 6 giờ chiều ở Đền Thờ Đức Bà Cả.

3.5 Thứ Bảy:
- Lên đỉnh của Vòm (dome) Đền thờ Thánh Phêrô để ngắm toàn cảnh Giáo đô Vatican và Roma thành, sau 25 năm, từ lần đầu năm 2000;
- Dự lễ 9 giờ sáng ở Bàn thờ bên cánh phải của Bàn thờ chính trong Đền thờ Thánh Phêrô;
- Thâu video về "ĐTC Gioan Phaolô II: Vị Giáo hoàng Vui mừng và Hy vọng" ở ngay Tiền đường Đền Thờ Thánh Phêrô & ở bên dưới Quảng trường Thánh Phêrô;
- Ghé thăm dẫy văn phòng dịch vụ của Tòa Thánh ở Quảng trường Thánh Phêrô về phía bên phải từ Đền thờ nhìn xuống Quảng trường;
- Thâu video về "ĐTC Phanxicô: Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót" ở tiền đường Đền Thánh LTXC Vatican;
- Viếng Hang toại đạo San Callisto.
- Ghé khách sạn Hotel California gần ngay Tiệm Phở Việt và Đền thờ Đức Bà Cả để hỏi giá và nếu có thể thì chuyển nơi trú ngụ trong thời gian được dự tính ở lại thêm để theo dõi mật nghị hồng y bầu chọn Giáo hoàng cho tới khi có tân Giáo hoàng.

4.5 Chúa nhật:
- Tiếp tục thăm dò máy bay và khách sạn để nếu được thì thực hiện ý định ở lại theo dõi Mật nghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng cho tới khi có tân Giáo hoàng, bằng cách liên lạc lại với Hotel California xem còn giá như tối Thứ Bảy, nhưng giá đã tăng lên hơn 400 Euro cho 6 đêm, trong khi đó chuyến bay được đổi sang ngày 11.5 thay cho mùng 5.5 lại không bị phạt gì, nên ý nghĩ tại sao không chuyển về ở gần Quảng trường Thánh Phêrô đã xuất hiện, cuối cùng, cũng trong ngày Chúa Nhật này, theo sự an bài thần linh của LTXC, một khách sạn ở gần Quảng trường Thánh Phêrô thuận lợi hơn: gần hơn (đỡ mệt và đỡ tốn hơn vì không phải dậy sớm từ 6 giờ sáng để đi xe bus nửa tiếng mới tới Quảng trường), giá thuê lại rẻ hơn, phòng ốc rộng lớn khang trang thoải mái hơn v.v. đã được booked cho thời gian thêm 6 đêm nữa (5-11/5/2025);
- Dự lễ 12 giờ trưa ở Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành;
- Ghé Đền thờ Thánh Maria ở Cosmedin nơi có di tích bức tượng về cái miệng nói thật;
- Viếng Đền thờ Thánh Cecilia, nơi có xác của Ngài và khu hầm vẫn còn di tích về gia đình của Thánh nữ.

5.5 Thứ Hai:
- Dự lễ 7 giờ sáng ở Đền thờ Đức Bà Cả;
- Viếng mộ Đức cố Giáo hoàng Phanxicô lần thứ 3 cũng là lần cuối cùng;
- Chuyển chỗ ở từ khu vực Termini gần Đền thờ Đức Bà Cả về gần Quảng trường Thánh Phêrô;
- Tham quan Quảng trường Thánh Phêrô chiều hôm đó.

6.5 Thứ Ba:
- Chuyến đi tham quan cung điện nghỉ hè của các Vị Giáo hoàng ở Castel Gandolfo bất thành ở Termini bởi nhân viên xe lửa xuống đường hôm đó mà không biết;
- Về Quảng trường Thánh Phêrô ghé mua tem trống ngôi giao thời hiếm quý;
- Dự Chầu Thánh Thể lúc 6 giờ chiều và sau đó dự lễ 6 rưỡi chiều ở Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican để cầu nguyện cho Mật nghị hồng y cũng như cho vị tân Giáo hoàng.

7.5 Thứ Tư:
- Dự lễ 7 rưỡi sáng ở Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn vì cứ tưởng lễ 10 giờ sáng của Mật nghị hồng y bầu chọn Giáo hoàng ở Nhà nguyện Sistine chỉ giành riêng cho các Vị hồng y mà thôi;
- Thâu video lễ Khai Mạc Mật nghị hồng y ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô qua màn hình được trực tiếp phát hình;
- Chiều ra lại Quảng trường Thánh Phêrô để theo dõi các thủ tục và nghi thức bầu chọn Giáo hoàng cho tới khi thấy khói đen vào lúc 9 giờ tối.

8.5 Thứ Năm:
- Dự lễ 7 rưỡi sáng ở Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican;
- Trực ở Quảng trường Thánh Phêrô từ 8 giờ 45 sau lễ;
- 11:51 am khói đen bốc lên và tỏa ra trên nóc Nhà nguyện Sistine;
- Trở lại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 4:30 pm chờ kết quả cho tới 5:30 pm không thấy khói trắng nên cứ tiếp tục đợi kết quả vào lúc 7 giờ tối sau vòng bầu thứ 2 buổi chiều;
- Trong khi chờ 1 tiếng rưỡi ấy đã thâu video về cảm nhận bản thân "Đời tôi... 2 vị Giáo hoàng", không ngờ thâu xong 15 phút thì bất ngờ khói trắng bốc tỏa vào lúc 6:14 pm báo hiệu "Chúng ta đã có Giáo hoàng";
- Theo dõi diễn tiến từ lúc khói trắng cho tới khi vị tân Giáo hoàng được giới thiệu và ra mắt Cộng đồng Dân Chúa và toàn thế giới... và cho tới khi ngài ban phép lành lần đầu tiên với tư cách là Giáo hoàng, là một vị tân Giáo hoàng, vị Giáo hoàng thứ 267 kế vị Thánh Phêrô sau Đức cố Giáo hoàng Phanxicô.

9.5 Thứ Sáu:
- Dự lễ 8 giờ sáng ở Bàn thờ sau Bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô để Tạ Ơn LTXC về Vị tân Giáo hoàng Leo XIV và cầu nguyện cho ngài;
- Sau lễ xuống hầm mộ của các vị Giáo hoàng để kính viếng và cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng Leo XIV, nhất là nơi mộ Thánh Phêrô và các mộ của Quý Giáo hoàng tiền nhiệm của ngài từ Công Đồng chung Vaticanô II đầu thập niên 1960, bao gồm Thánh GH Gioan XIII, Thánh GH Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô I và Đức Benedict XVI;
- Viếng mộ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ở trên Đền thờ Thánh Phêrô lần thứ hai để cầu nguyện đặc biệt cho Nhóm TĐCTT để mỗi TĐCTT biết đáp ứng một cách xứng đáng lời kêu gọi làm nên Nhóm TĐCTT của ngài, bằng cách theo sát các huấn dụ thương xót và mục vụ thương xót của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô;
- Viếng mộ của Vị Hồng y Đầy Tớ Chúa Nguyễn Văn Thuận, nơi có tượng thi thể của Thánh Teresa Hài Đồng Giêsu nằm an nghỉ trong quan tài;
- Viếng thi hài của Thánh Catarina Sienna ở Đền thờ Thánh Maria Sopra Minerva;
- Viếng Nhà Thờ Chúa Giêsu của Dòng Tên, nơi có Thánh tích của 2 Đấng sáng lập là Ignatio và Phanxicô Xavier
- Ghé thăm Nhà thờ Thánh Tông đồ Batolomeo.

10.5 Thứ Bảy:
- Tham quan Tông dinh nghỉ hè của các vị Giáo hoàng ở Castel Gandolfo, nơi đã từng cho dân Do Thái nương náu trốn lánh khỏi bị Đức quốc xã diệt chủng, và cũng là nơi có 2 Đài Quan sát thiên văn của Giáo Hội;
- Bữa trưa ở tiệm Phở Việt gần Đền thờ Đức Bà Cả để tạ từ 2 vị linh mục du sinh Dòng Đaminh ở Roma đã được LTXC sử dụng để hiện thực một cách gấp rút nhưng hoàn hảo cho chuyến đi đột xuất Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy vọng Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng Phanxicô và Lêô XIV, và xin 1 lễ tạ ơn LTXC.
- Tham quan Giáo hoàng Học viện Angelicum của Dòng Đaminh, nơi 2 vị giáo hoàng đã từng theo học là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và vị tân Giáo hoàng Leo XIV, vị sẽ đến khai giảng Niên Học mới ở đây vào ngày 27.5.2025 như Ngài đã nhận lời khi chưa trở thành Giáo hoàng;
- Dự lễ 6 rưỡi chiều ở Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican, lần thứ ba, và lần cuối cùng này để cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng Leo XIV cũng như cho Nhóm TĐCTT;
- Tham dự cuộc cung nghinh Mẹ Giáo Hội ở Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 9 giờ tối để nhờ Mẹ tạ ơn LTXC cho chuyến Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy vọng Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng. 
Em tĩnh

Giờ đây, với tất cả tâm tình tri ân cảm tạ LTXC, và trong khi chờ đợi những bài tưởng trình từng ngày trong chuyến đi này, 
xin mời quý AC theo dõi lại toàn bộ tất cả các emails em đã gửi từng ngày khi còn ở hiện trường Giáo đô Roma ở cái link tổng hợp sau đây:





Đời tôi... Hai vị Giáo hoàng về LTXC: Thánh Gioan Phaolô II và ĐTC Phanxicô

(email sáng Chúa Nhật 11/5/2025)



Trước khi ra phi trường Fiumicino ở Roma, nơi xuất phát các chuyến tông du của chư vị Giáo hoàng, để từ Ý quốc về lại Hoa Kỳ sau chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Các Vị Giáo Hoàng đột xuất 19 ngày 23/4 - 11/5/2025, xin trân trọng chuyển đến Cộng đồng Dân Chúa email cuối cùng của chuyến đi lịch sử tràn đầy ân tình thánh tuyệt vời này từ Giáo đô Roma. 


Trong thời khoảng của cuộc đời song thất của tôi ở vào năm Thánh 2025 này, tôi đã được sinh ra và sống đời ở dưới 7 triều Giáo hoàng: ĐTC Piô XII (1939-1958), ĐTC Gioan XXIII (1958-1963), ĐTC Phaolô VI (1963-1978), ĐTC Gioan Phaolô I (1978), ĐTC Gioan Phaolô II (1978-2005), ĐTC Biển Đức XVI (2005-2013) và ĐTC Phanxicô (2013-2025). 


Tuy nhiên, chỉ có 2 vị Giáo hoàng ảnh hưởng đến khoảng đời sống tông đồ giáo dân của tôi từ năm 1987 tới nay, đó là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và ĐTC Phanxicô, vì cả 2 vị này đều được LTXC tuyển chọn cho "thời điểm thương xót" liên quan đến Sứ điệp Thương xót được Chúa Giêsu ban bố qua Thánh Nữ Faustina (thập niên 1930), vào thời điểm giữa 2 Thế chiến I (1914-1918) và II (1939-1945), cho chung nhân loại và cho riêng Giáo Hội của Người hiện nay.


Thật vậy, trước hết là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng liên quan đến cả Thánh Mẫu Fatima lẫn LTXC, qua các việc ngài thực hiện trong suốt giáo triều dài 26 năm rưỡi của ngài, nhất là qua thời điểm ngài qua đời (2/4/2005) và được phong Chân phước (1/5/2011) đều bao gồm 2 khía cạnh Thánh Mẫu (Thừ Bảy Đầu Tháng 2/4 và đầu Thánh Hoa Đức Mẹ 1/5 và 2 Lễ LTXC 2005 và 2011), đã tác động tôi vào thời điểm giỗ 3 năm qua đời của ngài (4/2005 - 2008), một tông đồ giáo dân cũng từng phục vụ Thánh Mẫu Fatima qua Phong trào Thiếu Nhi Fatima ở TGP LA (1991-2007) và Phong trào Tông Đồ Fatima Thế Giới hay Đạo Binh Xanh VN ở Hoa Kỳ (2007-2019), để Nhóm TĐCTT được hình thành vào thời điểm giỗ 4 năm qua đời của ngài (4/2005 - 2009), cho tới nay đã chính thức được trở thành một Hội đoàn Công giáo Tiến hành trong Giáo Hội, như đã được công nhận bởi Giáo quyền Giáo phận Orange ngày 17/7/2018, sau Đại hội mừng 10 Năm Ơn Khởi Động.


Tuy nhiên, về tinh thần và đường hướng sinh hoạt cùng hoạt động theo ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót "là chứng nhân cho tình thương" như được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 kêu gọi thì Nhóm TĐCTT lại hoàn toàn theo giáo huấn thương xót và gương mục vụ thương xót của ĐTC Phanxicô, vị Giáo hoàng đã tỏ hiện một Chúa Kitô là "Dung Nhan Thương Xót" / Misericordiae Vultus" (nhan đề Tông sắc mở Năm Thương Xót được ngài ban hành ngày 11/4/2015), nên ngài đã chú trọng đến "ngoại biên" về cả địa dư lẫn nhân bản và luân lý, bởi thế ngài đã "muốn một Giáo hội nghèo và cho người nghèo", và nhất là ngài đã không loại trừ một ai như LTXC, kể cả những anh chị em đáng thương nhất về luân lý, bị khinh bỉ và loại trừ bởi thành phần truyền thống quá khích trong Giáo Hội, như thể mặc nhiên cho mình không có tội nên được quyền ném đá tội nhân nấp dưới chiêu bài bảo vệ Giáo Hội "thánh thiện"! 


Theo đường hướng "ngoại biên" bao gồm cả địa dư lẫn người nghèo và tội nhân của ngài, Nhóm TĐCTT, trước hết về lãnh vực "ngoại biên" liên quan đến tội nhân, Nhóm TĐCTT hằng ngày ở các tiểu bang khác nhau, qua hệ thống FCC (Free Conference Calls) cùng nhau lần chuỗi Thương Xót vào 3 giờ chiều từ ngày 1/1/2015 để cầu nguyện cho phần rỗi của "chúng con và toàn thế giới". Trong giờ cầu nguyện của mình, Nhóm cũng cầu nguyện cho tất cả anh chị em TĐCTT, bao gồm cả những anh chị em không tiếp tục sinh hoạt với mình, vào ngày quan thày hay sinh nhật hoặc kỷ niệm tuyên hứa của họ hoặc qua đời của họ.


Sau nữa, về lãnh vực "ngoại vi" liên quan đến địa dư và nghèo khổ, ngay từ năm 2012 đã thực hiện các chuyến tặng qua cho anh chị em homeless ở downtown Los Angeles vào dịp Giáng sinh và Tết, nhưng sau này chuyển sang Ngày Thế Giới Các Người Nghèo được ngài thiết lập từ năm 2016 vào ngày Chúa Nhật 33 Thường Niên, thời điểm Nhóm TĐCTT cũng bắt đầu thực hiện các chuyến truyền giáo Xuyên Việt 2016 và 2018, ở các vùng sâu vùng xa ở Việt Nam, sau đó ở khắp thế giới như ở Calcutta Ấn độ 10/2022 và Phi Châu 2024 (Ethiopia tháng 5 và Mozambique tháng 10). Hằng năm, từ năm 2021, sau đại dịch, Nhóm TĐCTT không tặng quà cho anh chị em homeless ở Los Angeles nữa nhưng, còn hơn thế nữa, đã bắt đầu thực hiện quyên góp Quỹ Bác Ái vào Tháng 2, tháng có Ngày Thế Giới Bệnh Nhân do ĐTC Gioan Phaolô 2 thiết lập, để hỗ trợ cho các cơ quan phục vụ bác ái xã hội của các dòng nữ ở Việt Nam, nhất là quĩ cứu trợ các nạn nhân của thời cuộc gây ra bởi thiên tai (động đất, đại dịch, bảo lụt v.v.) hay nhân tai (chiến tranh v,v,) cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới.


Chính vì 2 vị Giáo hoàng về LTXC này có liên quan đến Nhóm TĐCTT, một vị liên quan đến việc hình thành của nhóm, và một vị liên quan đến đường hướng tông đồ của nhóm, nên khi vị sáng lập là ĐTC Gioan Phaolô 2 được Giáo Hội tôn phong hiển thánh ngày Chúa  Nhật 27/4/2014, đã có một phái đoàn 24 anh chị em tham dự ở Giáo đô Vatican 11 năm trước đây, và khi vị mô phạm tông đồ về LTXC qua đi là ĐTC Phanxicô thì cũng có ít là 2 TĐCTT đại diện tham dự đầy đủ hậu sự của ngài cho đến khi có một vị tân Giáo hoàng Lêô XIV, vị Giáo hoàng "ngoại biên" có thể nói đã được LTXC qua vị Giáo hoàng tiền nhiệm Phanxicô chú trọng để thay thế ngài trong một thời gian phá kỷ lục từ năm 2023. 


Ngay trong ngày thứ 2 của Mật Nghị hồng y bầu chọn tân Giáo hoàng mùng 8/5, Thứ Năm, chiều hôm ấy, tôi đã có ý định mặc áo polo LTXC mang dấu chỉ hy vọng của Năm Thánh 2025 theo chiều hướng của ĐTC Phanxicô, hy vọng sẽ có tân Giáo hoàng, sau khi tôi mặc 2 chiếc polo mầu đen hay xanh đậm ở 3 vòng bầu trước, và ngay sau vòng bầu thứ 3 vì chưa thấy kết quả khói trằng vào lúc 5 rưỡi chiều, tôi liền lợi dụng thời gian chờ đợi khói hiệu vào lúc 7 giờ tối, thực hiện một video clip về "đời tôi... 2 vị giáo hoàng" ở ngay Quảng trường Thánh Phêrô vào chính thời điểm bầu chọn vị tân Giáo hoàng thay vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô, và không ngờ vừa thâu xong 15 phút thì khói trắng xuất hiện báo hiệu "chúng ta đã có Giáo hoàng". Tạ ơn LTXC.


Trong tinh thần và đường hướng của ĐTC Phanxicô "hiệp thông tham gia sứ vụ" với Đjức tân Giáo hoàng Lêô XIV và với chung Cộng đồng Dân Chúa, và cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng, xin mời cộng đồng dân Chúa theo dõi một số video clips với tất cả lòng yêu mến Giáo Hội sau đây:


Khung Hình ảnh các vị Giáo hoàng trong giòng lịch sử của Giáo Hội ở Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành - 1
https://youtube.com/shorts/vGOX80e1IaE

Khung Hình ảnh các vị Giáo hoàng trong giòng lịch sử của Giáo Hội ở Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành - 2
https://youtube.com/shorts/1VRyYqOjoDI

Khung Hình ảnh các vị Giáo hoàng trong giòng lịch sử của Giáo Hội ở Đền thờ Thánh Phaolô Ngoại thành - 3  
https://youtube.com/shorts/qtlOQ2ujTt8

Đời tôi... 2 Vị Giáo hoàng
https://youtu.be/joW5UjOpPJM

 

Ảnh Mẹ Giáo Hội - Cung Nghinh ở Quảng Trường Thánh Phêrô tối Thứ Bảy mùng 10/5/2025

(email đêm Thứ Bảy ngày 10/5/2025)


Tạ ơn LTXC. Không ngờ, lại thêm một không ngờ nữa, từ đầu cho tới tận cuối dọc suốt chuyến đi đột xuất Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Các Vị Giáo Hoàng 19 ngày 23/4 -11/5/2025, đó là cuộc cung nghinh Ảnh Mẹ Giáo Hội ở Quảng Trường Thánh Phêrô vào tối Thứ Bảy ngày 10/5/2025, ngay tối áp ngày trở về Mỹ của cặp TĐCTT chúng tôi, Chúa Nhật 11/4/2025, Lễ Chúa Chiên Lành.


Từ NAIF Suites gần ngay Quảng Trường Thánh Phêrô là nơi chúng tôi trú ngụ trong thời gian bầu Mật Nghị Giáo hoàng, chúng tôi đã đi lễ 6 rưỡi ở Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican, kế cận Quảng Trường Thánh Phêrô, nơi chúng tôi đã tham dự Lễ LTXC Chúa Nhật 2 Phục sinh ngày 4/5/2025 tuần trước, để sau lễ chúng tôi vào ngay Quảng Trường Thánh Phêrô cho nhanh để có thể tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ là Mẹ của Giáo Hội ở ngay tâm điểm của Giáo Hội hoàn vũ, một cuộc cung nghinh Đức Mẹ về tính cách và địa điểm chắc chắn không nơi nào bằng, dù là cuộc cung nghinh ở Linh Địa Thánh Mẫu Fatima và Lộ Đức chúng tôi đã tham dự năm 2017, và các cuộc cung nghinh Đức Mẹ ở Ngày Thánh Mẫu ở Carthage Missouri mà chúng tôi đã từng tham dự nhiều lần.


Trong Thánh lễ Chúa Nhật IV về Chúa Chiên Lành ở Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican lúc 6:30 pm cũng như trong cuộc cung nghinh Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội lúc 9 giờ tối ở Quảng Trường Thánh Phêrô, chúng tôi đều dâng lời cảm tạ ngợi khen LTXC về chuyến đi tuyệt vời chưa từng thấy này, đồng thời cũng cầu nguyện cho Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV, cho 3 vị linh mục, 2 Dòng Đaminh và 1 Dòng Don  Bosco lở Roma đã được LTXC sử dụng làm nên chuyến đi để đời của chúng tôi, và cầu cho các ý chỉ được anh chị em TĐCTT nhờ nguyện cầu ở Giáo đô Vatican trong dịp hiếm quí này. Đồng thời chúng tôi cũng không quên dâng ý định thực hiện chuyến Hành Hương Mừng 2000 Năm Ơn Cứu Chuộc (33 - 2033) được phác họa bao gồm từ Ai Cập (tiêu biểu cho dân ngoại) về Jerusalem (Do Thái giáo) đến Roma (Kitô giáo), một chuyến đi cuối cùng trong các chuyến hành hương (năm lẻ) và truyền giáo (năm chẵn) của Nhóm TĐCTT do chúng tôi tổ chức hằng năm từ năm 2014. 


Xin Thánh Gioan Phaolô 2 là Đấng sáng lập Nhóm TĐCTT và ĐTC Phanxicô là mô phạm sống LTXC và loan truyền LTXC của Nhóm TĐCTT chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT được hoàn trọn ơn gọi thương xót và sứ vụ thương xót của mình trong thời điểm thương xót cho LTXC được hiển linh trong ":thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" hiện nay. Amen.


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh



Ảnh Mẹ Giáo Hội: Quảng trường Thánh Phêrô trước cuộc cung nghinh lúc 7:30 pm


Ảnh Mẹ Giáo Hội: Quảng trường Thánh Phêrô trước cuộc cung nghinh lúc 8:45 pm


Ảnh Mẹ Giáo Hội: Quảng trường Thánh Phêrô - Cộng đồng Dân Chúa cung nghinh


Ảnh Mẹ Giáo Hội ở Quảng trường Thánh Phêrô coi sóc Cộng đồng Dân Chúa bao gồm cả Giáo hoàng 
https://youtube.com/shorts/BcJz4jED2GU



 

 

Vị Giáo hoàng cuối cùng - Đạo binh Thương xót: Bí Mật Fatima phần 3...

(email sáng Thứ Bảy mùng 10/5/2025)


Tạ ơn LTXC đã ban cho Giáo Hội của Chúa Kitô một vị tân Giáo hoàng Lêô XIV vào lúc  6:08 chiều hôm qua Thứ Năm mùng 8/5/2025 sau 4 vòng bầu chọn của Mật nghị Hồng y đoàn 133 vị, một vị Giáo hoàng, như vị tiền nhiệm Phanxicô, cũng xuất thân từ một vùng ngoại biên, bởi cuộc đời mục vụ của ngài hầu như hoàn toàn ẩn khuất ở Nam Mỹ Châu, nhưng chính vì thế mà ngài đã được LTXC theo dõi ngài qua vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô cũng xuất thân từ Nam Mỹ Châu, nên ngài đã được vị Giáo hoàng tiền nhiệm chú trọng đến vùng ngoại biên thăng tiến ngài lên hàng giáo phẩm và sửa soạn cho ngài hết sức mau chóng trong năm 2023 để ngài có thể tiến lên Ngai Tòa Thánh Phêrô từ ngày hôm qua.


Vị tân Giáo hoàng Lêô XIV này có phải là vị Giáo hoàng cuối cùng hay chăng? Nếu căn cứ vào Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" được ĐTC Gioan Phaolô 2 ban hành ngày 6/1/2001, thì, như người viết đã cảm nhận và phân tích về 3 vị giáo hoàng cận đại là Gioan Phaolô 2, Biển Đức 16 và Phanxicô thì dường như mỗi vị đã ứng nghiệm với từng phần theo thứ tự của 4 phần làm nên nội dung của Bức Tông Thư có tính cách ngôn sứ này, bao gồm cả vị thứ 4 là vị Giáo hoàng 267 kế nhiệm Thánh Phêrô, ở chỗ, Vị tân Giáo hoàng sau Đức cố Phanxicô này sẽ là một trong "những chứng nhân của tình yêu", phần thứ 4 và cũng là phần cuối cùng của Tông thư trên đây. Và như thế thì "Vị Giáo hoàng 267 - Phải chăng là vị giáo hoàng cuối cùng...?"


Tất nhiên, đó chỉ là một giả thiết theo suy đoán cá nhân của bản thân người viết. Không thể nào biết được. Biết đâu vị tân Giáo hoàng Lêô XIV lại có một văn kiện nào đó liên quan đến các vị Giáo hoàng kế nhiệm ngài như Tông Thư Mở Màn cho một tân thiên kỷ của ĐTC GP2 thì sao? Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chúng ta có quyền và có thể suy đoán một cách hợp tình hợp lý để thấy được dấu chỉ thời đại mà đáp ứng theo chiều hướng an bài thần linh của Thiên Chúa mà thôi như Ngài hằng mong muốn nơi chúng ta. Chính Chúa Kitô đã khẳng định Người cũng không biết được ngày giờ tận thế, Người vẫn cung cấp cho các môn đệ các dấu hiệu chính xác và đích thực liên quan đến ngày tận thế để giúp cho các vị dễ dàng nhận biết (trong nhiều cái giả tạo như thế giới fake news lừa đảo dối trá hiện nay) mà tỉnh thức (xem toàn bộ đoạn 24 của Phúc âm Thánh Mathêu, nhất là câu 26 và 42), như 5 cô phù dâu / trinh nữ khôn ngoan mang theo dầu đèn để nghênh đón chàng rể bất ngờ tới (xem Mathêu 25:1-13).


Nếu dựa vào tình hình thế giới loài người càng ngày càng khủng hoảng chưa từng thấy, cả về nhân tai lẫn thiên tai do chính con người vừa là nạn nhân vừa là phạm nhân gây ra, đến độ loài người cần hơn bao giờ hết "những chứng nhân của  tình yêu" của Giáo Hội Chúa Kitô, "những chứng nhân" có thể "yêu cho đến cùng" (Gioan 13:1) như chính Chúa Kitô, Đấng đã báo trước cho vị Trưởng Tông đồ đoàn Phêrô về cái chết của ngài giống như Người kèm theo lời Người kêu gọi ngài "hãy theo Thày" (Gioan 21:19), trong khi đó Thánh Gioan Tông đồ được Người cho biết rằng "còn ở lại cho tới khi Thày đến" (Gioan 21:22).


Thánh Phêrô là đại diện của Chúa Kitô được Người tuyển chọn đầu tiên để phục vụ đoàn chiên đã được nên giống Thày ở chỗ chết như Thày, cũng bị đóng đanh như Thày, nhưng ngài cảm thấy bất xứng  nên xin được được đóng đanh lộn ngược. Số phận của Giáo Hội là Nhiệm thể của Người cũng thế, cũng như Thánh Phêrô, vì "tôi tớ không hơn chủ, thừa sai không hơn chủ sai" (Gioan 13:16), nên vào ngày cùng tháng tận cũng sẽ trải qua cuộc khổ nạn và tử giá như Thánh Thể của Người trong cuộc vượt qua gần 2 ngàn năm trước đây, trước khi được phục sinh vinh quang như "Tân Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà đến, như tân nương diễm lệ nghênh đón tân lang" (Khải Huyền 21:2). Chính Chúa Kitô cũng đã báo trước cho các môn đệ của mình về thân phận khổ nạn và tử nạn của họ vào ngày cùng tháng tận (xem Luca 21:12). Thực tế cũng đang cho thấy lời cảnh báo này của Chúa Kitô đã, đang và càng ngày càng ứng nghiệm nơi thành phần Kitô hữu Công giáo nói riêng đang bị bách hại và sát hại chẳng những ở thế giới cộng sản vô thần, ở thế giới Hồi giáo và Ấn giáo cực đoan, mà nhất là ở cả thế giới Kitô giáo Âu Mỹ Tây phương. 


Như thế, dấu hiêu cho ngày cùng tháng tận của toàn thể nhân loại đó là tình trạng bị bách hại và sát hại của Giáo Hội Chúa Kitô nói chung, bao gồm các cơ cấu hữu hình và quản trị
 của Giáo Hội cũng bị phá hoại, nhất là chính bản thân của thành phần Kitô hữu Công giáo là "những chứng nhân của tình yêu", trong đó đi tiên phong là vị Giáo hoàng thừa kế Thánh Phêrô đồng thời cũng là đại diện Chúa Kitô trên trần gian này bấy giờ, vào thời điểm của ngài được Chúa Kitô tuyển chọn, cũng sẽ như Thánh Phêrô và Chúa Kitô, trải qua cuộc khổ nạn và tử giá. Biết đâu vị giáo hoàng cuối cùng này chính là vị giáo hoàng đã được Thánh Malachy tiên báo, trong số 112 vị giáo hoàng, là "Phêrô Thành Rôma / Peter the Roman / Petrus Romanus"?


Nếu quả thực Thánh Phêrô tông đồ đã trải qua khổ nạn và tử giá như Chúa Kitô thì vị giáo hoàng cuối cùng "Phêrô Thành Rôma" cũng sẽ như vị Giáo hoàng tiên khởi trưởng Tông đồ đoàn Phêrô. Và như thế cũng ứng nghiệm thị kiến trong phần Bí Mật Fatima thứ 3, trong đó, "vị giám mục mặc áo trắng", ám chỉ giám mục Rôma đồng thời cũng là giáo hoàng, cùng với đoàn người bao gồm đủ mọi thành phần trong Giáo Hội: giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân" đang tiến lên một ngọn núi dốc đứng, trên đó có một cây Thánh giá vĩ đại, nơi đoàn người này quỳ chung quanh như Mẹ Maria và Tông đồ Gioan cùng Chị Mai Đệ Liên bên thập giá Chúa xưa (xem Gioan 19:25), nhưng bất ngờ tất cả đều bị bắn chết bởi một đám lính bất ngờ xuất hiện. Để rồi máu tử đạo của các vị đã được 2 vị Thiên thần đứng 2 bên Thánh giá thu lại cho vào một chiếc bình pha lê ở trên tay của mỗi vị, để 2 vị dùng máu tử đạo này vẩy lên trên tất cả những người tiến đến cùng Thiên Chúa, như thể máu của các vị trong "đạo binh thương xót" ấy đã được hiệp với giá máu vô cùng châu báu của Chúa Kitô Thiên Sai Cứu Thế đã mang lại ơn cứu độ cho "những linh hồn cần đến LTXC hơn".
  

Mà "những linh hồn cần đến LTXC hơn" ở đây là ai theo ý của Đức Mẹ Mân Côi Fatima trong Lời nguyện Fatima được Mẹ Maria bảo 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải ngày 13.7.1917 đọc thêm vào cuối mỗi chục Kinh Mân Côi, sau khi Mẹ đã tỏ cho các em biết toàn bộ 3 phần của Bí Mật Fatima, với phần 1 về thị kiến hoả ngục là nơi có nhiều linh hồn hư mất vô cùng đáng thương, phần 2 về sự kiện "cuối cùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria sẽ thắng" quyền lực của cộng sản, và phần 3 về thị kiến Cứu độ qua đạo bình thương xót của Vị Nữ Vương Mân Côi Fatima. Theo người viết "những linh hồn cần đến LTXC hơn", theo ý của Mẹ Mân Côi Fatima, trên hết và trước hết, là chính đám lính bất ngờ xuất hiện đã ác độc ra tay tàn sát toàn bộ đạo binh thương xót trong thị kiến phần 3 của Bí Mật Fatima. 


Họ là ai? Người viết cho rằng họ thuộc đạo quân "Gog và Magog", tức hai chủ nghĩa bất khả phân ly vô thần và duy vật, những khuynh hướng và chủ nghĩa được Satan tung ra "man vàn như cát biển... tràn lan khắp mặt đất, (những khuynh hướng và chủ nghĩa cũng ảnh hưởng trầm trọng đến nội bộ của Giáo Hội như) vây hãm doanh trại của dân Thánh và thành đô yêu dấu của Thiên Chúa" (Khải Huyền 20:8), vào chính thời đại con người văn minh về vật chất và văn hóa về nhân bản, đến độ họ trở thành duy nhân bản trong tinh thần và tương đối hóa trong luật pháp, như được ĐTC Gioan Phaolô 2 đã cảm nhận: "Con người ngày nay sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu... Họ đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa... Họ cho mình có toàn quyền hạn định sự sống của con người" (Bài giảng cho Lễ Cung Hiến Đền Thờ LTXC ở TGP Krakow Balan ngày Thứ Bảy 17/8/2002). 


Lời cảnh giác báo động này của Vị Giáo hoàng đến từ một xứ sở xa xôi" là Balan thuộc khối cộng sản Đông Âu này như âm vang lời tiên báo của vị Tông đồ Dân ngoại với Cộng đoàn Thành Thessalonica như sau: "Tên lăng loàn (lawlessness) tôn mình lên trên tất cả những gì được gọi là thần và được sùng bái, thậm chí nó còn ngồi trong Đền Thờ Thiên Chúa và tự xưng là Thiên Chúa.... Tên gian ác này xuất hiện là do tác động của Satan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ." (2 Thess 2:4, 9-10)


Năm 1983 được ĐTC Gioan Phaolô II cử hành cùng với Giáo Hội hoàn vũ để mừng 1950 năm (33-1983) Ơn Cứu Chuộc, thời điểm ngài đã hiệp cùng hàng giáo phẩm hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria đúng như cách thức Thiên Chúa muốn, như Mẹ Maria đã cho Chị nữ tu  Lucia  là  1 trong 3 Thiếu Nhi Fatima thụ khải năm 1917 còn sống sót vào ngày 13.6.1929, nên Thiên Chúa đã giữ đúng lời hứa là làm cho Nước Nga trở lại vào chính ngày Lễ Giáng Sinh 25.12.1991 khi nước này đã chính thức tự động từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản.


Năm 2033 là thời điểm đúng 2 ngàn năm (33-2033) Thiên Chúa Cứu độ Loài Người, thường sẽ trở thành Năm Thánh mừng 2 ngàn năm Ơn Cứu Chuộc. Biết đâu vào Năm Thánh 2000 năm Cứu Chuộc này lại xảy ra một biến cố lịch sử nào đó cho chung Giáo Hội hay cho riêng vị giáo hoàng bấy giờ. Vì như thực tế cho thấy 2 trong 3 vị giáo hoàng tiền nhiệm cận đại liên quan đến  LTXC của vị tân Giáo Hoàng Lêô XIV này đều qua đời vào Năm Thánh, như ĐTC Gioan Phaolô II vào Năm Thánh Thể 2005 và  ĐTC Phanxicô vào Năm Thánh 2025, và cả 2 vị giáo hoàng về LTXC này đều trải qua cuộc khổ nạn về bệnh nạn trong Mùa Chay trước khi qua đời vào đầu Mùa Phục Sinh. 


Tuy nhiên, vấn đề ở đây là người viết chỉ nói về vị Giáo hoàng cuối cùng thôi, còn Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV có phải là vị Giáo hoàng cuối cùng hay chăng người viết không hề và không dám khẳng định. Xin hãy tiếp tục theo dõi các dấu chỉ thời đại theo sự an bài thần linh của LTXC...


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh



Nhà thờ "Domine Quo Vadis  -  Thày đi đâu?"
 ở gần khu vực hang toại đạo Thánh Callisto, 
nơi còn tảng đá lưu dấu chân của Chúa Kitô tiến vào Thành Roma để chịu đóng đanh một lần nữa 
thay cho Thánh Phêrô bỏ chạy khỏi bị bắt đạo ở Roma
(Người viết chụp được Nhà thờ này vào chiều Thứ Bảy khi đến viếng Hang Toại Đạo Thánh Callisto Thứ Bảy mùng 3/5/2025)


Thánh Phêrô đã bị đóng đanh
 như Thày, nhưng ngài cảm thấy bất xứng nên xin được đóng đanh ngược.
(Tượng Thánh Phêrô bị đóng đang ngược này người viết chụp ở Nhà thờ Thánh Phaolô bị chặt đầu sáng ngày Thứ Sáu mùng 2/5/2025)


Cây Thánh giá ở Đấu trường cũng gọi là Hí trường Colesseum Roma, 
nơi đã là vị trí tử đạo của các anh hùng đức tin trong 3 thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo dưới thời Đế quốc Roma.
(Người viết chụp tấm hình này vào chiều Thứ Ba 29/4/2025 khi tham quan tàn tích một thời của đế quốc Rôma kéo dài 1480 năm này)


Giáo Đô Roma - Chứng Tích Phục Sinh https://youtu.be/bPTF0xsuv0E
Chiều Thứ Ba 29/4/2025 ở Hí trường / Đấu trường Colesseum Roma





Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV - Đến từ vùng ngoại biên

(email sáng Thứ Sáu mùng 9/5/2025)


Sáng hôm nay cặp TĐCTT chúng tôi 
đã dự lễ 8 giờ sáng ở Bàn thờ ngay sau Bàn thờ Đức tin chính của Đền thờ Thánh Phêrô, do Đức Cha ở Jefferson Missouri HK chủ tế bằng tiếng Anh. Trong Thánh lễ, chúng tôi đặc biệt cầu nguyện cho vị tân Giáo hoàng Lêô XIV vừa được LTXC tuyển chọn chiều hôm qua sau 4 vòng bầu chọn của Mật nghị Hồng y trong Mùa Phục Sinh Năm Thánh 2025. Tối hôm qua, sau khi đọc được tiểu sử của ngài từ Vatican News  Robert Francis Prevost – Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng, tôi đã thấy được Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV là chân truyền của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ở ít nhất 5 điểm rõ ràng như sau:


1- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ngài cũng xuất thân (về lãnh vực mục vụ) từ Nam Mỹ châu nghèo khổ;
2- Như Đức  cố Giáo hoàng Phanxicô, ngài cũng xuất thân từ 1 Dòng tu, Dòng Augustine;
3- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ngài cũng lấy khẩu hiệu từ 1 vị thánh, hơn là từ Phúc Âm hay Thánh kinh;
4- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ngài cũng đã từng làm bề trên Giám tỉnh Dòng Augustine của ngài, nhưng sau đó còn đóng vai trò tổng quyền;
5- Như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ngài cũng có gốc Âu Châu, nhưng lại mang 3 giòng máu Ý, Pháp và Tây Ban Nha, 3 nước có nhiều hiển thánh nhất trong Giáo Hội.


Thế nhưng, vấn đề đáng chú ý ở đây là ngài đã lọt vào "con mắt thần" của ĐTC Phanxicô, đến độ, vai trò tham gia vào hàng giáo phẩm của ngài đều được ĐTC Phanxicô tuyển chọn từ năm 2014, để rồi đang là một vị giám mục ở ngoại biên Peru Nam Mỹ hầu như chẳng có tiếng tăm gì, lại được Vị Giáo Hoàng chủ trương và chú trọng tới "ngoại biên" chọn làm Tổng trưởng Thánh Bộ Giám Mục, một Thánh bộ rất hệ trọng trong Giáo triều Rôma liên quan đến việc quản trị các Giáo Hội ở địa phương trên khắp thế giới. Và vì là một Tổng trưởng của một bộ trọng yếu trong Giáo Hội, ngài đã được thăng làm Tổng Giám mục, rồi sau đó được phong hồng y, cả 3 sự kiện này xẩy ra chỉ trong năm 2023, nghĩa là ngài được tiến chức quá mau, đến tận Ngài tòa Thánh Phêrô chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm từ khi được phong tước Hồng Y vào Tháng 09/2025. 


Như thế, có thể nói Đức tân Giáo Hoàng Lêo XIV là chân truyền của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. Thế nhưng tại sao ngài không lấy tông hiệu là Phanxicô đệ nhị mà là Lêô XIV. Câu trả lời xin chờ giáo triều của ngài, hay chờ chính ngài cho biết trong một cuộc phỏng vấn nào sớm nhất trong tương lai gần. Trong khi chờ đợi, theo suy diễn của người viết này thì chỉ vì ngài mến mộ 2 vị Giáo hoàng Lêo Cả và Lêô XIII, vì cả 2 vị Giáo Hoàng Lêô này đều thực hiện các việc cải cách canh tân Giáo Hội và xã hội vào thời điểm của các vị. Trong khi ĐTC Lêô Cả đã cứu Âu Châu khỏi quyền lực của đế quốc Mông cổ của Thành Cát Tư Hãn và đã củng cố nền thần học về Chúa Kitô, thì ĐTC Lêô 13 đã mở màn và đặt nền tảng cho học thuyết Công giáo về xã hội phản ngược với chủ nghĩa cộng sản mới bùng lên bấy giờ. Phải chăng Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV sẽ theo linh đạo của Thánh Augustino để phục vụ Giáo Hội theo đường hướng của các vị tiền nhiệm Lêô của ngài, như Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã theo linh đạo của Thánh Ignatio để phục vụ Giáo Hội theo tinh thần của Thánh Phanxicô Khó Khăn, nhờ 2 vị mà Giáo Hội càng trở nên phong phú hơn!?!


Sau Thánh lễ 8 giờ sáng, chúng tôi đã xuống hầm mộ của các vị Giáo hoàng dưới hầm Đền Thờ, trong đó, chúng tôi đặc biệt kính viếng Mộ của Thánh Phêrô Tông đồ ở ngay dưới Bàn thờ Đức tin chính của Đền Thờ, Vị Giáo hoàng đầu tiên đại diên Chúa Kitô trên trần gian này, rồi tới mộ của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô I, và Đức cố Giáo hoàng Biển Đức XVI, và quỳ cầu nguyện xin các ngài chuyển cầu cho vị tân Giáo hoàng Lêô XIV thừa nhiệm của các vị được tiếp tục phục vụ Giáo Hội Chúa Kitô trong "thời điểm thương xót" khẩn trương hiện nay trên thế giới cũng như trong Giáo Hội. 


Còn mộ của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ở trên Đền thờ Thánh Phêrô, bao gồm cả hôm nay, cũng như mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô ở Đền thờ Đức Bà Cảchúng tôi đã kính viếng mộ của từng vị ít là 3 lần rồi trong chuyến đi đột xuất Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng Tống Cựu Nghinh Tân Các Vị Giáo Hoàng 2025 này (23/4 - 11/5), và cả ở 2 mộ của 2 vị Giáo hoàng về LTXC này, chúng tôi đã xin các ngài chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT, một Hội đoàn Công giáo tiến hành trong Giáo Hội đã đuợc hình thành và hoạt động từ lời kêu gọi của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 và sống LTXC cùng loan truyền LTXC theo tinh thần và đường hướng thương xót của ĐTC Phanxicô.


Sau khi viếng thăm mộ của các vị Giáo hoàng dưới hầm Đền thờ Thánh Phêrô, chúng tôi đã ra Quảng trường Thánh Phêrô để, qua các đại màn hình ở Quảng Trường này, dự lễ bế mạc Mật nghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng vào lúc 11 giờ ở Nhà mnguyện Sistine do Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV chủ tế. Tuy nhiên, sau khi chờ đợi 1 tiếng rưỡi, từ 9:45 đến 11:15 am, không thấy gì, chúng tôi đã về khách sạn để là việc, như soạn thảo và gửi email này, trước khi chúng tôi đến viếng mộ ĐHY Nguyễn Văn Thuận ở gần Đền Thờ Thánh Cêcilia vào lúc 4 giờ chiều nay.


Tiếp tục hiệp thông cầu cho Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV, chúng ta có thể theo dõi một số hình ảnh kèm theo video clip sau đây:




Ngày bế mạc Mật nghị Hồ
ng Y mùng 9/5/2025: Quảng trường Thánh Phêrô lúc 8 giờ sáng



Ngày bế mạc Mật nghị Hồ
ng Y mùng 9/5/2025: Lễ cầu cho Đức tân Giáo hoàng Lêô XIV



Ngày bế mạc Mật nghị Hồ
ng Y mùng 9/5/2025: Viếng mộ của các Đức Giáo hoàng 



Ngày bế mạc Mật nghị Hồ
ng Y mùng 9/5/2025: Quảng trường Thánh Phêrô lúc 9 rưỡi sáng





Habemus Papam - Chúng ta đã có giáo hoàng

(email tối Thứ Năm mùng 8/5/2025)


Thế là chúng ta đã có được một vị tân Giáo hoàng chỉ sau 4 vòng bầu chọn của mật nghị hồng y 133 vị, một mật nghị bầu giáo hoàng nhanh chóng như mật nghị bầu ĐHY Joseph Ratzinger làm giào hoàng năm 2005 sau khi Đức cố HGioan Phaolô 2 qua đời ngày 2/4/2005 vậy.

Tối hôm qua, mùng 7/5, ngày khai mạc, chỉ có một vòng bầu chọn duy nhất kéo dài 3 tiếng 15 phút, từ 5:45 pm sau khi từng vị hồng y tuyên thệ cho tới khi có khói trắng vào lúc 9:00 pm.

Sáng hôm nay, mùng 8/5, ngày thứ hai của mật nghị hồng y, vào lúc 11:55 am, sau 2 vòng bầu chọn, vẫn tái diễn khói đen bốc lên từ mái Nhà nguyện Sistine như 9 giờ tối hôm qua.

Chiều hôm nay, vào lúc 5:30 pm, tức sau vòng bầu đầu tiên trong 2 vòng bầu buổi chiều, không thấy khói gì hết, khiến mọi người cứ tưởng như buổi sáng sau lần bầu đầu tiên không có khói bốc lên vào lúc 10:30 am thì phải đợi tới 12:00 pm. Không ngờ, chỉ gần 45 phút sau 5:30 pm, tức vào lúc 6:14 pm, đột nhiên khói trắng tỏa ra từ ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine đồng thời với tiếng chuông của Đền Thờ Thánh Phêrô vang lên cùng với tiếng la hò hớn hở vui mừng của cộng đồng dân Chúa ở Quảng trường Thánh Phêrô bấy giờ.

Đúng là có đến tham dự trực tiếp vào cuộc theo dõi mật nghị hồng y bầu giáo hoàng với thấy được mối hiệp thông trong Giáo Hội toàn cầu (giữa các dân nước cũng như giữa các thành phần trong Giáo Hội: giám mục, giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân), mới thấy được cộng đoàn Dân Chúa vẫn gắn bó với Giáo Hội, vẫn trân trọng vị thừa kế Thánh Phêrô và đồng thời cũng là vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian này. Quả thực Cộng đồng Dân Chúa đang đi theo chiều hướng được Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô phát động qua 2 Thượng Nghị Giám mục Thế giới 2023-2024 là "hiệp thông tham gia sứ vụ".

Chúng ta hãy tạ ơn LTXC đã ban cho chúng ta một vị Giáo hoàng thuộc Dòng Augustino ở Bắc Mỹ châu, như Người đã chọn cho chúng ta vị Giáo hoàng Dòng Tên ở Nam Mỹ Châu vậy. Và chúng ta cầu nguyện cho Ngài để Ngài có thể và xứng đáng hoàn thành sứ vụ mục tử của Ngài như Chúa Kitô là vị mục tử nhân lành mà Đấng được Giáo Hội cử hành phụng vụ vào Chúa Nhật thứ 4 Phục sinh 11/4/2025 tới đây, sứ vụ chăn dắt đàn chiên của Chúa được ủy thác cho Ngài trong thời điểm đủ mọi khủng hoảng hiện nay trên thế giới cũng như trong nội bộ của Giáo Hội.

Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu chụp được và video quay được tại hiện trường vào những giây phút lịch sử của Giáo Hội hiện nay:



Quảng
 trường Thánh Phêrô chờ đón vị tân giáo hoàng



Khói trắng: Chúng ta đã có Giáo hoàng - Habemus Papam



Đức tân Giáo Hoàng Lêo XIV






Mật nghị Hồng y Bầu chọn Giáo hoàng: Ngày thứ 2 Mùng 8/5/2025

(email trưa Thứ Năm mùng 8/5/2025)

Hôm nay là ngày thứ 2 trong thời gian Mật mghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng đang diễn tiến, không biết tới bao giờ mới xong. Nhưng chắc chắn đã không quá nhanh như Mật nghị bầu Giáo hoàng Gioan 23 năm 1503 ch trong vòng 10 tiếng đồng hồ, hay sẽ quá dài tới 1006 ngày như thời trung cổ từ 1268, thời điểm ĐTC Clementê IV qua đời, tới 1271, thời điểm tân giáo hoàng Gregory X, một cuộc mật nghị hồng y chia rẽ đến độ đã bị cộng đồng giáo dân ở nơi các vị bầu chọn giáo hoàng là Viterbo khóa chặt cửa để giam nhốt các vị lại cùng với nhau ở một chỗ cho đến khi phải bầu xong Giáo hoàng, nên từ đó mới có chữ "mật nghị" hồng y - Conclave (từ ngữ Latinh này bao gồm ý nghĩa "cùng" / "con" và "chìa khóa" / "clavis"). 


Bình thường thì từ 2 đến 3 ngày mới xong cuộc bầu chọn, như đã xẩy ra cho 3 vị giáo hoàng cận đại: ĐTC Gioan Phaolô 2 với 8 vòng bầu (cuối ngày thứ 3, ĐTC Biển Đức 16 với 4 vòng bầu (cuối ngày thứ 2) và ĐTC Phanxicô với 5 vòng bầu (cuối ngày thứ 2). Theo người viết này thì lần bầu chọn 2025 này, vì không có vị hồng y nào nổi bật như Hồng y Joseph Ratzinger, và tính cách đa dạng quốc tế hóa của 133 vị hồng y lần này nên cũng khó lòng mà nhanh được như năm 2005 của ĐTC Biển Đức vốn là Hồng y thần học gia nổi tiếng kiêm Trưởng Thánh bộ Tín Lý Đức Tin thâm niên, do đó mật nghị hồng y bầu chọn giáo hoàng lần này có thể sẽ kéo dài như trường hợp phải qua 8 vòng bầu giống ĐTC Gioan Phaolô II hay cùng lắm là 9 vòng bầu, nghĩa là vào cuối ngày thứ 3, hay Thứ Bảy ngày 10/5/2025 cuối tuần này. 


Nếu quả thực mật nghị hồng y lần này trong Năm Thánh 2025 kéo dài tới cuối ngày thứ 3, với 8-9 vòng bầu, thì có nghĩa là vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn không như loài người suy tưởng mà là một "kho tàng được chôn giấu trong thửa ruộng" (Mathêu 13:44) tìm mãi mới ra... Trong khi chờ đợi và tiếp tục hiệp thông cầu nguyện chúng ta cùng nhau theo dõi 3 video clips sau đây:


Mật nghị Hồng y ngày thứ hai mùng 8/5: Buổi sáng



1- Quảng trường Thánh Phêrô lúc 8:50 am - Cộng đồng dân Chúa từ từ kéo đến... các vị trí truyền thông



2- Quảng trường Thánh Phêrô lúc 10:30 am - Không khói, tiếp tục vòng bầu thứ 2 ban sáng



3- Quảng trường Thánh Phêrô lúc 11:55 am - Khói đen, chưa có giáo hoàng, tiếp tục chờ đợi...




Vị Giáo hoàng 267 - Phải chăng là vị giáo hoàng cuối cùng...

(email tối Thứ Tư mùng 7/5/2025)


Hôm nay, Thứ Tư mùng 7/5/2025, là ngày đầu tiên Mật nghị Hồng y bầu chọn vị tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức cố Phanxicô vừa qua đời. Theo các quy định trong tông hiến "Universi Dominici Gregis" của Đức Gioan Phaolô II, được Đức Biển Đức XVI cập nhật bằng Tự sắc ngày 11/6/2007 và bằng Tự sắc vào ngày 22/2/2013 thì lễ an táng cho vị giáo hoàng tiền nhiệm quá cố từ 4 đến 6 ngày sau khi vị tiền nhiệm qua đời, và mật nghị hồng y bầu chọn tân giáo hoàng kế nhiệm bắt đầu từ 15 đến 20 ngày sau khi vị giáo hoàng tiền nhiệm qua đời, nghĩa là sau tuần chín ngày cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho Đức cố Giáo hoàng. Bởi thế, sau khi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô qua đời hôm 21/4 thì ngài được an táng ngày 26/4/2025 (tức 5 ngày sau, trong thời khoảng 4-6 ngày), và mật nghị hồng y bầu chọn tân giáo hoàng kế nhiệm vào ngày 7/5/2025 (tức 16 ngày sau, trong thời khoảng 15-20 ngày). 


Thường thì ngày đầu tiên của mật nghị hồng y bầu chọn vị tân Giáo hoàng kế nhiệm hầu như là một vòng bầu thử nghiệm sơ khởi, kể như không tính, nhưng sang đến ngày thứ hai có thể đã xuất hiện tên tuổi và hình ảnh lờ mờ vị tân giáo hoàng ở số phiếu vượt trội nhưng chưa tới 2/3 để khỏi cần kéo dài thêm tiến trình bầu chọn, nên ống khói ở nóc Nhà nguyện Sistine, nơi mật nghị hồng y bầu chọn giáo hoàng chưa tới lúc bốc lên khói trắngthường phải mất trung bình 2 ngày sau ngày khai mạc đầu tiên mới có kết quả về vị tân giáo hoàng, như đã xẩy ra cho cả 3 mật nghị bầu chọn 3 vị giáo hoàng cận đại: Gioan Phaolô 2, Biển Đức 16 (dù ngài nổi tiếng và sáng giá nhất) và Phanxicô.


Thực tế chiều hôm nay cho thấy, 4 giờ bắt đầu diễn tiến Mật nghị Hồng y bầu chọn vị tân Giáo hoàng, phần đầu bao gồm nghi thức tuyên thệ của từng vị hồng y cử tri đã kéo dài 1 tiếng 45 phút, từ 4 tới 5:45 pm, sau đó là cánh cửa Nhà nguyện Sistine khép lại, chỉ còn các vị hồng y cử tri, và cộng đồng dân Chúa tràn ngập ở Quảng trường Thánh Phêrô đừng đợi suốt 3 tiếng 15 phút, từ 5:45 tới 9:15 pm. Có một số, như chúng tôi tận mắt thấy khoảng một chúc anh chị em trong đó có một số trong phái đoàn VN từ Úc sang không thể chờ đợi ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine nhả khói đời người mới có một lần đã phải bỏ về, số còn lại trong họ về sau thì tự liệu chuyên chở. 


Vấn đề ở đây là hầu như ai cũng nghĩ là khói đen chứ không thể nào có khói trắng, ấy thế mà vẫn ráng chờ hơn 3 tiếng đồng hồ dưới bầu trời càng về đêm càng lạnh. Họ cố chờ vì biết đâu lại là khói trắng thì sao? Họ chờ cũng có thể hầu hết chưa bao giờ được thấy cảnh tượng lịch sử này của Giáo Hội của họ.



Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: 
Cộng đồng Dân Chúa ở Quảng trường Thánh Phêrô trước Mật nghị

Các Hồng y Bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Nghi thức dẫn nhập, nhất là việc từng vị tuyện thệ


Tuy nhiên, không phải thực tế như thế mà Cộng đồng Dân Chúa ở khắp nơi qua truyền thông, nhất là đang đích thân túc trực ở Quảng trường Thánh Phêrô, lơ là 2 ngày đầu mà chỉ tập trung vào ngày thứ 3. Ai cũng mong biết được kết quả của việc chọn bầu vị tân giáo hoàng của mật nghị hồng y, bao gồm cả thành phần ngoài Giáo Hội Công Giáo, một thực tại cho thấy vai trò cùng ảnh hưởng của vị Giáo hoàng Roma có tính cách toàn cầu mà không một lãnh tụ đạo đời nào, dù chính trị hay tôn giáo, trên thế giới này có được.


Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Cộng đồng Dân Chúa ở Quảng trường Thánh Phêrô chờ khói bốc lên



Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Khói đen bốc lên như hiện thực


Các Hồng y bầu chọn Vị Giáo hoàng 267: Khói đen bốc lên qua màn ảnh

Thế nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là, nếu người viết cho rằng: không ai có thể biết chắc được vị hồng y nào sẽ là tân giáo hoàng 267 của Giáo Hội Công Giáo, vẫn có thể căn cứ vào tính cách liên hệ giữa các đời giáo hoàng cận đại và tính cách liên tục của các giáo triều để suy đoán vị tân giáo hoàng sẽ như thế nào, dù là vị nào chăng nữa, dù lấy tông hiệu gì đi nữa. 


Tính cách liên hệ giữa và liên tục của các đời giáo hoàng cận đại thuộc thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo, theo người viết đều theo chiều hướng "duc in altum" (Luca 5:4), và mỗi vị đều đã thứ tự ứng nghiệm từng phần trong 4 phần của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" của ĐTC Gioan Phaolô 2, như người viết đã vắn gọn nhận định và phân tích trong các emails trước. Vậy có phải vị tân giáo hoàng ở phần thứ 4 trong Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" này là vị giáo hoàng cuối cùng của lịch sử Giáo Hội Công giáo hay chăng?  


Xin đón xem tiếp trong email ngày mai: "Tân giáo hoàng 267 - Bí Mật Fatima phần 3"

Trong khi chờ đợi, xin đọc thêm nhiều chi tiết quan trọng bất khả thiếu và bỏ qua về chính cuộc bầu chọn của Mật nghị Hồng y cho tới khi xuất hiện vị tân Giáo hoàng ở bài viết sau đây: 


 

Mật nghị Hồng y chọn bầu tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức cố Giáo hoàng Phanxicô

(email trưa Thứ Tư mùng 7/4/2025)




Chúng tôi, dù ở ngay gần Quảng trường Thánh Phêrô, tức là gần với các cơ quan của Tòa Thánh Vatican, thế mà vẫn phải theo dõi sát nút tin tức từ Vatican News để nắm vững được diễn tiến sự kiện mật nghị hồng y chọn bầu vị tân giáo hoàng 267 kế vị Thánh Phêrô, nhất là chi tiết về thời điểm và địa điểm của sự kiện lịch sử này. Thế mà chúng tôi vẫn bị missed một biến cố quan trọng đó là Thánh lễ khai mạc mật nghị hồng y này. 


Lý do trùng hợp đó là trong khi chúng tôi nghĩ rằng lễ khai mạc lúc 10 giờ sáng Thứ Tư mùng 7/5/2025 của mật nghị hồng y chỉ có hồng y đoàn cử tri mà thôi nên sẽ cử hành ở tại Nhà nguyện Sistine là nơi các vị sẽ bầu chọn giáo hoàng, thì bản tin Chương trình của các Hồng y trong Mật nghị cũng không thấy nói đến địa điểm Thánh lễ khai mạc, cho nên chúng tôi nhẩn nha từ từ ra Quảng trường Thánh Phêrô sau 10 giờ, sau khi chúng tôi dự lễ 7 rưỡi ở Nhà thờ Santa Maria cách khách sạn 5 phút bộ hành, điểm tâm và giải quyết trục trặc kỹ thuật ở email xong, đến nơi thì thấy màn hình đang chiếu Thánh lễ khai mạc ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô cho cộng đồng dân Chúa không kịp vào bên trong tham dự. 


Tuy nhiên, bản thân chúng tôi bị missed được tham dự Thánh lễ Khai mạc trong Đền thờ, nhưng ở ngoài Quảng trường Thánh Phêrô tôi lại quay được toàn bộ cảnh cả bên trong Đền thờ Thánh Phêrô lẫn bên ngoài Quảng Trường Thánh Phêrô, mà nếu ai theo dõi qua phương tiện truyền thông sẽ không thể nào thấy được trọn vẹn như thế. Mọi sự đã được LTXC an bài, như chính bản thân vị tân giáo hoàng cũng chẳng biết được mình sẽ là vị giáo hoàng 267 thừa kế Thánh Phêrô sau Đức cố Giáo HoàngPhanxicô trong Năm Thánh 2025 này.


Chiều hôm qua Thứ Ba mùng 6/5, chiều ngày áp mật nghị hồng y bầu chọn tân giáo hoàng, cặp TĐCTT chúng tôi đã đến Đền thờ Trung Tâm LTXC ở Vatican Chầu Thánh Thể từ 6 giờ và dự lễ 6 rưỡi để cùng cộng đoàn phụng vụ ở đấy bấy giờ cầu nguyện cho mật nghị hồng y cùng vị tân giáo hoàng sẽ được chọn bầu trong nay mai, cuối lễ cộng đoàn đã cùng chủ tế đoàn đọc kinh cầu cho mật nghị hồng y và vị tân giáo hoàng bằng tiếng Ý, bản tiếng việt như sau:


Trong tinh thần tin tưởng và hiệp thông nguyện cầu cho mật nghị hồng y và vị tân giáo hoàng, chúng ta cùng nhau theo dõi một số video clips do chính người viết này ghi hình liên quan đến Thánh lễ Khai mạc của mật nghjị hồng y hôm nay, Thứ Tư mùng 7/5/2025 ở những cái links sau đây:

Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y phần 1: Cộng đồng Dân Chúa ở ngoài và trong Quảng trường Thánh Phêrô 
https://youtu.be/A7Ft9RDqG00

Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y phần 2:  Bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô và bên ngoài Quảng trường Thánh Phêrô
https://youtu.be/xbDaFrBHPYg

Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y phần 3: Sau Thánh lễ ở Quảng trường Thánh Phêrô
https://youtu.be/c0_fxO1c9Bg

Thánh lễ khai mạc Mật nghị Hồng y phần 4: Sau Thánh lễ bên ngoài Quảng trường Thánh Phêrô
https://youtube.com/shorts/iFb7Xb8HEmE

 

 

 Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm - Đức Gioan 24 "Chứng nhân của tình yêu"?

(email Thứ Ba mùng 6/5/2025)


Tối hôm nay Thứ Ba mùng 6/5/2025 ở Giáo đô Rôma là ngày áp Mật nghị Hồng y bầu chọn Tân giáo hoàng thứ 267 thừa kế Thánh Phêrô sau Đức cố Giáo hoàng Phanxicô.  việc bầu chọn 1 vị tân Giáo hoàng là một biến cố vô cùng trọng đại, còn hơn cả biến cố vị Giáo hoàng tiền nhiệm qua đi nữa, mà cặp TĐCTT chúng tôi không thể trở về Mỹ hôm qua mùng 5/5 sau khi đã đột xuất sang Rôma để kịp viếng xác ngài hôm Thứ Sáu 25/4 và dự lễ an táng ngài Thứ Bảy 26/4, phải ở lại cho tới khi vị tân Giáo hoàng 267 của Giáo Hội được LTXC tuyển chọn xuất hiện. 


Do đó, chúng tôi đã dứt khoát quyết định ở lại thêm 6 ngày nữa, từ Thứ Hai mùng 5/5 tới Chúa Nhật 11/5, một thời khoảng chúng tôi hy vọng đã có vị tân giáo hoàng, bởi thực tế cho thấy thời gian bầu chọn 3 vị giáo hoàng cận đại là ĐGH Gioan Phaolô 2, ĐGH Biển Đức 16 và ĐGH Phanxicô, tất cả đều chỉ có 2 ngày. Hy vọng lần này cũng thế, cho dù mật nghị hồng y vào ngày 7/5 tới đây lên đến 133 vị, quá con số tối đa 120 vị như trước đây, và cho dù các vị hồng y ở rải rác khắp nơi trên toàn thế giới, theo chủ trương của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô về một Giáo Hội thật sự cần phải được hoàn vũ và phổ quát hóa nơi hàng ngũ hồng y. 


Cho dù 133 vị hồng y cử tri hợp lệ có dịp gặp gỡ nhau chung riêng trước thời điểm mật nghị bầu chọn vị tân giáo hoàng, nhưng vẫn không thể nào tường tận biết nhau, nên các vị càng khách quan thì tác động Thánh Linh càng linh hiệu về vị tân giáo hoàng đúng như được chính Đấng thiết lập Giáo Hội mong muốn và tuyển chọn vào thời điểm của Người. Vị tân Giáo hoàng thứ 267 ấy là ai, không ai có thể dám đóng vai tiên tri tuyên bố vào lúc này. 


Tuy nhiên, căn cứ vào tính cách liên hệ giữa các đời giáo hoàng cận đại và tính cách liên tục của các đời giáo hoàng tiền nhiệm gần nhất, đặc biệt là 3 vị tiền nhiệm liên quan đến thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo là ĐGH Gioan Phaolô 2, ĐGH Biến Đức 16 và ĐGH Phanxicô, như người viết, trong 3 emails về từng vị vừa rồi đã phân tích và chứng minh theo nội dung 4 phần của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" của ĐTC Gioan Phaolô 2 ban hành ngày 6/1/2001, chúng ta có thể suy đoán vị ấy như thế nào và ra sao hơn là người nào


Theo người viết thì vị tân Giáo hoàng phải là một trong "những chứng nhân của tình yêu", nội dung của phần 4 cũng là phần cuối cùng của Tông thư này. Thật vậy, nếu 3 vị giáo hoàng tiền nhiệm của vị tân giáo hoàng 267 này đã quả thực được LTXC tuyển chọn cho thời điểm của từng vị trong ngàn năm thứ 3 Kitô giáo trong vai trò, như ĐGH Gioan Phaolô 2, làm cho chung nhân loại và cộng đồng Dân Chúa "gặp gỡ Chúa Kitô" trong giáo triều 26 năm rưỡi của ngài, bằng việc "chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitônhư ĐGH Biển Đức 16 đã nỗ lực thực hiện trong giáo triều 8 năm của ngài, nhờ đó thế giới loài người mới có thể nhờ Giáo Hội và với Giáo Hội "bắt đầu lại từ Chúa Kitô", như ĐGH Phanxicô đã đẩy mạnh cuộc cải cách canh tân về nguồn trong giáo triều 12 năm của ngài, và cũng chỉ sau khi đã "bắt đầu lại từ Chúa Kitô", Giáo Hội mới có thể trở thành "những chứng nhân của tình yêu", một sứ vụ chính yếu của Giáo Hội bất khả thiếu và thậm chí còn khẩn trương hơn bao giờ hết trong thời điểm của vị tân Giáo hoàng 267 tới đây. 


Vị tân Giáo Hoàng 267 này, cho dù không thể quyết chắc là vị hồng y nào trong 133 vị tham dự Mật nghị bầu chọn tân Giáo hoàng vào ngày Thứ Tư mùng 7/5 tới đây, nhưng vẫn có thể suy đoán vị tân Giáo hoàng này sẽ lấy tông hiệu là Gioan 24, một tông hiệu đã bất ngờ được Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đề cập tới trên chuyến bay từ Mông Cổ về Roma ngày 4/9/2023 khi trả lời về chuyện ngài có đến VN hay chăng: "Nếu tôi không đến được thì chắc chắn Đức Gioan 24 đến". 


Nếu vị tân Giáo hoàng thứ 267 của Giáo Hội Công giáo quả thực tiếp nối sứ vụ của 3 vị tiền nhiệm thuộc về thiên niên kỷ thứ 3 Kitô giáo trong vai trò và sứ vụ là "chứng nhân của tình yêu" thì không còn gì thích hợp hơn tông hiệu "Gioan", vì Thánh Gioan là vị "tông đồ của tình yêu" trong các Thư của ngài, nhất là Thư Thứ 1, một bức Thư được mở đầu chứng từ: "Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa,
để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người." (1Gioan 1:3). 


"Người môn đệ được Chúa Giêsu yêu" mang tên Gioan này đã làm chứng cho "tình yêu đến cùng" (Gioan 13:1) của Chúa Kitô khi ngài cùng Mẹ Maria đứng kề bên thập giá của Chúa Kitô và đã chứng kiến cùng làm chứng cho "tình yêu đến cùng" của Vị Thày vô cùng kính mến đáng tôn thờ của mình về sự kiện "một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin" (Gioan 19:34-35).


Nếu vị tân Giáo hoàng 267 của Giáo Hội Công giáo không lấy tông hiệu là Gioan 24 mà là Phanxicô đệ nhị hoặc là bất cứ một tông hiệu nào khác, như Phaolô VII, Gioan Phaolô III hay Biển Đức XVII v.v. thì ngài vẫn tiếp nối những gì đã được các vị tiền nhiệm của ngài thực hiện trong thời điểm của các vị, theo thứ tự rất thích hợp và khít khao với từng phần của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" là văn kiện thực sự liên quan đến các vị giáo hoàng thuộc thiên kỷ thứ 3 Kitô giáo này, bao gồm cả vị tân giáo hoàng 267 trong thời điểm giáo hoàng của ngài với sứ vụ "là chứng nhân của tình yêu". 



Sáng Thứ Bảy mùng 3/5/2025, cặp TĐCTT này đã đến Quảng trường Thánh Phêrô để lên đỉnh của vòm Đền Thờ Thánh Phêrô sau 25 năm từ năm 2000.
Quảng trường Thánh Phêrô cũng là nơi họ cùng với Cộng đồng Dân Chúa quy tụ ở đó nao nức và hào hứng đợi chờ khói trắng bay lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine báo hiệu 
"Chúng ta đã có Giáo hoàng - Habemus Papam"



Chiều ngày Thứ Năm mùng 1/5/2025, cặp TĐCTT này đã đến Đền Thờ Gioan Laterano 
chẳng những để kính viếng mà còn để dự lễ 5 rưỡi chiều ở khu vực hậu bàn thờ chính 
với ý nguyện cầu cho mật nghị hồng y trong việc bầu chọn vị tân giáo hoàng, nhất là cầu cho vị tân giáo hoàng 267 của Giáo Hội nữa. 



Chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng đã bị hủy bỏ nhưng không ngờ lại được tái diễn ngay sau biến cố qua đời của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô,
mà cặp TĐCTT chúng tôi đột ngột được đại diện chung nhóm tham dự, đã tạo cơ hội cho chúng tôi được đến kính viếng và dự lễ ít là 1 lần ở từng Đền Thờ chính Giáo đô Roma:
Đền Thờ Đức Bà Cả 5 lần (4 lễ: 2 ở bàn thờ chính và 2 ở nhà nguyện Paolina), Đền Thờ Thánh Phêrô 2 lần (1 lễ), Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành 2 lần (1 lễ) và Đền Thờ Gioan Lateranô 1 lần (1 lễ), 
chưa kể đến các nơi hành hương khác mà chúng tôi chẳng hề biết và đến kính viếng bao giờ trong 3 chuyến hành hương bao gồm cả Giáo đô Roma trong các năm 2000, 2014 và 2021.



Hiệp thông và tin tưởng cầu nguyện trong khi chờ đợi mật nghị hồng y bầu chọn vị tân giáo hoàng được khai mạc vào lúc 10 giờ sáng Thứ Tư mùng 7/5 
và chờ được thấy khói trắng bốc lên từ ống khói trên đỉnh Nhà nguyện Sistine vẫn từng là nơi bầu chọn các vị giáo hoàng,
chúng ta có thể theo dõi cảnh tượng sinh động ở Quảng trường Thánh Phêrô trước Mật nghị Hồng y Bầu chọn Giáo hoàng 
nhất là đến ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine ở Quảng Trường Thánh Phêrô trong 2 video clips dưới đây:


Cảnh tượng Quảng trường Thánh Phêrô trước ngày Mật nghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng


Ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine báo hiệu "Chúng ta đã có Giáo hoàng - Habemus Papam"
https://youtube.com/shorts/pZ0un_RC5lA





From: hiepqvu 
Date: Tue, May 6, 2025 at 1:58 PM
Subject: Re: Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm - Đức Gioan 24 "Chứng nhân của tình yêu"?
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Xin chia sẻ với anh chị lời răn mình của linh mục Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh trong dịp tiễn đưa Đức Thánh Cha Phanxicô.

https://youtu.be/cV4O5pofuok?si=3mc8PGHOkbAEK-85

hiệp vân, bolivia 

 

Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Thừa sai Thương xót

(email tối Thứ Hai mùng 5/5/2025)




Xin tiếp tục đề tài về Vị tân Giáo hoàng 267 kế vị Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, một đề tài lại liên quan đến các vị tiền nhiệm của vị tân Giáo hoàng đang được truyền thông suy đoán theo tiêu chuẩn của họ và sắp được Mật nghị Hồng Y đoàn bầu chọn vào ngày Thứ Tư mùng 7/5/2025 tới đây.   


Như 3 emails từ tối hôm Thứ Sáu mùng 2/5 về "Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm"..., tối hôm Thứ Bảy mùng 3/5 về "Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị tiền nhiệm Biển Đức 16", và tối hôm Chúa Nhật mùng 4/5 về "Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2", người viết đã nhận định về diễn tiến của các triều Giáo hoàng cận đại, đặc biệt là 3 vị Giáo hoàng: vị Giáo hoàng cận đại thứ nhất là Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng người Balan "từ một xứ sở xa xôi" và ở ngay vào thời điểm giao thời giữa cuối thiên kỷ thứ 2 và đầu thiên kỷ thứ ba Kitô giáo (từ 1978 đến 2005); vị Giáo hoàng cận đại thứ hai là Đức Benedicto 16 xuất thân từ nước Đức (2005 - 2013), và Vị Giáo hoàng cận đại thứ ba là Đức Phanxicô đến "từ tận cùng thế giới" Á Căn Đình (2013 - 2025).


Căn cứ vào diễn tiến này, người viết thấy có một mối liên hệ chặt chẽ khít khao và liên tục giữa 3 triều Giáo hoàng cận đại trên đây, theo chiều hướng "duc in altum - nuớc sâu thả lưới" (Luca 5:4) được ĐTC Gioan Phaolô 2 cảm nhận và mời gọi Giáo Hội trong Tông Thư Mở Màn cho một tân thiên kỷ - Novo Millennio Ineunte, và vì thế, theo người viết, các vị Giáo hoàng đều đáp ứng từng phần trong 4 phần làm nên nội dung của bức Tông Thư cho thiên kỷ thứ 3 của Giáo Hội. 


Nếu 2 vị tiền nhiệm của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã đáp ứng sứ vụ của mình theo nội dung 4 phần chính yếu làm nên Tông Thư Mở Màn cho một Tân Thiên Kỷ: Đức Gioan Phaolô 2 liên quan đến phần 1 về "sự gặp gỡ Chúa Kitô là di sản của Năm Thánh" và Đức Benedict 16 liên quan đến phần 2 của bức tông thư cho ngàn năm thứ 3 Kitô giáo này về "một dung nhan để chiêm ngắm", thì Đức Phanxicô, vị Giáo hoàng liên quan đến phần 3 của cùng bức tông thư ấy cũng đã nỗ lực hoàn tất công cuộc "bắt đầu lại từ Chúa Kitô".


Thật vậy, qua 12 năm 1 tháng 8 ngày phục vụ Giáo Hội Chúa Kitô của ĐTC Phanxicô, chúng ta thấy có rất nhiều thay đổi..., trong đó có những "thay đổi" liên quan đến luân lý, đến tội nhân, như thái độ ngài cởi mở với những người anh chị em đồng tính, ly dị tái hôn hay cộng sản v.v,, vì ngài coi họ là những con chiên lạc cần phải tìm về theo LTXC và cho LTXC (xem Luca 19:10, 15:1-7), nhưng đối với thành phần bảo thủ cực đoan tự cho mình là công chính hơn ai hết, lại là những tội nhân như trường hợp của chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình cần phải ném đá cho chết theo lề luật ấn định (xem Gioan 8:4-11), nên thành phần biệt phái và luật sĩ kinh sư Kitô hữu tân thời này đã nhân danh Giáo Hội và luật lệ của Giáo Hội để bênh vực Giáo Hội đã công khai ra mặt hung hăng trách cứ ngài và dữ dội chống đối ngài, thậm chí có vị tổng giám mục nguyên sứ thần tòa thánh ở Hoa Kỳ (2011-2016) còn dám công khai cho ngài là "đầy tớ của Satan", vị đã bị vạ tuyệt thông vào ngày 4/7/2024.


Đức cố Giáo hoàng Phanxicô chẳng những đã sống LTXC và thực hiện mục vụ thương xót với thành phần "ngoại biên" về cả địa dư (xa xôi như Papua New Guinea ở Đại Dương Châu và nhỏ bé như cộng đoàn Công giáo Mông cổ không ai lưu ý tới) lẫn nhân bản (nghèo khổ, nạn nhân thời cuộc như di dân tỵ nạn, dễ bị tổn thương như phụ nữ, già lão, thai nhi, trẻ em và bệnh nhân) và luân lý (các tội nhân), mà còn nhầt là với cả thành phần giáo sĩ và giáo phẩm trong Giáo Hội nữa, nhất là những vị vẫn còn đầu óc và chủ trương quan liêu giáo sĩ trị (clericalism), bao gồm cả thái độ nghiêm khắc với tất cả những gì và những ai không theo truyền thống cực đoan bảo thủ như các vị. 


Đó là lý do Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã phải nỗ lực thực hiện cuộc cải cách canh tân về nguồn, như phần thứ 3 về "việc bắt đầu lại từ Chúa Kitô" của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên kỷ" của ĐTC Gioan Phaolô 2. Câu nói thời danh tiêu biểu cho tính cách canh tân về nguồn "để "bắt đầu lại từ Chúa Kitô" của vị Giáo hoàng thứ 266 này trong việc cải cách tân về nguồn với LTXC đây là câu ở đoạn 49 trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm sau đây:


"Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security). Tôi không muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và phương thức." 

Rõ ràng nhất là trong bài giảng cuối cùng cho Lễ Vọng Phục Sinh Năm Thánh 2025, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã kết thúc với chữ "bắt đầu lại" nguyên văn như sau: "Anh chị em thân mến, trong niềm ngỡ ngàng của đức tin Phục Sinh, mang trong tim mọi khát vọng bình an và giải thoát, chúng ta có thể thưa: Cùng Chúa, lạy Chúa, tất cả đều mới mẻ. Cùng Chúa, tất cả lại bắt đầu."





Vị Giáo hoàng tôn sùng Đức Mẹ là phần rỗi của Dân Thành Rôma" cũng được Dân thành Roma cảm mến và thương tiếc,
đến độ, ở ngay trạm xe bus cũng xuất hiện hình của ngài ở trên màn hình quảng cáo bất ngờ xuất hiện 
được người viết chụp được chiều ngày Chúa Nhật 4/5/2025.


Vị thừa kế Đức cố Giáo hoàng Phanxicô là ai? Vẫn chưa xuất hiện nên khung tròn hình ảnh của vị Giáo hoàng 267 sau hình Vị giáo hoàng 266 là Đức Phanxicô? (Tấm hình người viết cố ý chụp như thế sau Lễ 12 giờ trưa Chúa Nhật mùng 4/5/2025 ở Đền Thờ Thánh Phaolô ngoại thành). Phải chăng là một trong "những chứng nhân của tình yêu", (phần 4 của Tông thư Mở Màn cho Một Tân Thiên kỷ), nhận tông hiệu là "Gioan 24", như được Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đề cập đến trên chuyến bay tông du từ Mông Cổ trở về Vatican ngày 4/9/2023: "Về chuyến đi Việt Nam, nếu tôi không đi thì chắc chắn Đức Gioan 24 sẽ đi - On the Vietnam journey, if I don’t go, John XXIV certainly will.".


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh


Trước khi sang Vị kế nhiệm của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, 
xin mời theo dõi bài chia sẻ về "ĐTC Phanxicô: Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương Xót" ở cái link youtube sau đây: 




 Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng - Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng 266 và 267...

(email sáng ngày Thứ Hai mùng 5/5/2025)



Email này em gửi quý AC vào lúc vừa qua 12 đêm ở Hoa Kỳ nhưng vào lúc hơn 9 giờ rưỡi sáng ở Ý quốc, không phải từ trên máy bay ở Phi trường Fiumicino airport, nơi các vị giáo hoàng vẫn khởi đầu các chuyến tông du quốc tế của các ngài, một chuyến bay của hãng Italian vừa cất cánh vào lúc 9:30 am hôm nay để về đưa chúng em về lại Hoa Kỳ, tái ngộ quý AC chiều hôm nay ở Mỹ, mà là ở trong một căn phòng trọ chật hẹp thô sơ hẻo lánh kín ẩn xa Quảng trường Thánh Phêrô, nơi chúng em trọ 12 đêm vừa qua, từ đêm Thứ Năm 24/5 tới hôm nay, 5/5/2025, với giá xứng với tình trạng gấp rút khi Roma đang ở vào khúc khan hiếm phòng trọ nhất do bởi biến cố đông đảo khách hành hương Năm Thánh từ khắp nơi trên thế giới đổ về Giáo đô Roma, kèm theo sự kiện qua đời của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô.


Thật vậy, chúng em vẫn còn ở lại Giáo đô Roma cho tới Chúa Nhật 11/5/2025, thời điểm Mother's Day ở Mỹ. Câu chuyện thay đổi ý định ở lại thêm 6 đêm nữa thay vì về hôm nay được diễn tiến như sau. Đó là vào hôm 28/4/2025, sau 2 ngày an táng Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, ngay sau khi nghe thấy tin Mật nghị Hồng y chọn bầu tân Giáo hoàng vào ngày Thứ Tư mùng 7/5/2025, em đã có ý định tiếp tục ở lại Giáo đô Rôma để đích thân chứng dự lần đầu tiên, chẳng những hậu sự của vị nguyên Giáo hoàng vừa qua đời mà còn được chứng dự những giây phút hào hứng và nao nức đợi chờ kết quả bầu chọn tân giáo hoàng của mật nghị hồng y đoàn, cùng được chứng kiến dung nhan vị tân Giáo hoàng thứ 267 của Giáo Hội, Vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian này được chính Người tuyển chọn trong "thời điểm thương xót" (ĐTC Phanxicô 6/3/2014) cho một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II 17/8/2002) với tư cách là một trong "những chứng nhân của tình yêu".


Không ngờ, hoàn toàn không ngờ, như chính chuyến đi đột xuất của chúng tôi từ hôm Thứ Tư 23/4/2025 sang Giao đô Roma để đại diện chung Nhóm TĐCTT tham dự hậu sự, sau khi chúng em dự tính ở lại thêm để chứng dự một cách trực tiếp cuộc bầu chọn tân Giáo hoàng, bằng cách chực chờ theo dõi ở ngay Quảng trường Thánh Phêrô Giáo đô Vatican, thay vì chỉ ở xa tại chỗ của mình nghe hay xem tin tức qua các phương tiện truyền thông như các cuộc bầu chọn giáo hoàng trước đây. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở, cả đời người may ra mới có một lần, tại sao chúng em không chộp bắt mà lại bỏ về vào ngày ấn định mùng 5/5/2025, trong khi chỉ còn 2 ngày nữa là mật nghị hồng y bầu chọn tân giáo hoàng diễn ra. 


Quả thực, ý định ban đầu của em về việc ở lại thêm để chứng dự mật nghị hồng y bầu chon vị tân giáo hoàng, cho đến khi chúng em dứt khoát thực hiện vào hôm Thứ Bảy mùng 3/5/2025 khi chúng em đến Quảng trường Thánh Phêrô để lên chóp đỉnh của vòm Đền Thờ Thánh Phêrô mà ngắm toàn cảnh thành phố Roma và giáo đô Vatican, thì LTXC đã tỏ mình ra một cách tỏ tường


Ở chỗ, trước hết, về chuyến bay cần dời lại cho đến Chúa Nhật 11/5, thay vì Thứ Hai mùng 5/5/2025, sau khi liên lạc với hãng bay Italian bằng online chúng tôi đã đổi được chuyến bay mà không phải trả thêm gì hết và cũng vào thời giờ như cũ; sau nữa về chỗ trú ngụ trong thời gian 6 đêm còn lại (5-11/5/2025), chúng em đã tìm được một khách sạn lý tưởng, đó là chúng em không còn ở một phòng trọ thô sơ kín đáo xa xôi (cách Quảng trường Thánh Phêrô nửa tiếng xe bus), mà là ở khách sạn gần Quảng trường Thánh Phêrô nhất, chỉ cách 300 mét, một khách sạn vừa gần hơn, sang hơn lai rẻ hơn, thì còn gì bằng nữa, đỡ mệt cho chúng em phải dạy sớm để đến Quảng trường Thánh Phêrô từ 6 giờ sáng như hôm dự lễ an táng của Đức cố Phanxicô Thứ Bảy 26/4/2025. 


Thời gian chúng em quyết định ở lại thêm 6 đêm nữa, từ 5/5 đến Chúa Nhật 11/5, sau ngày bầu chọn giáo hoàng 7/5 đến 4 ngày là vì chúng em ngày ngày cần phải trực ở Quảng Trường Thánh Phêrô như đông đảo cộng đồng dân Chúa bấy giờ để theo dõi kết quả cuộc chọn bầu vị tân Giáo hoàng thôi, chứ không đi đâu nữa, và chúng em dự đoán cũng phải mất từ 2 đến 3 ngày mới có kết quả bầu chọn tân giáo hoàng, như kinh nghiệm cho thấy 3 cuộc bầu chọn các vị Giáo hoàng cận đại là Đức Gioan Phaolô 2, Đức Benedict 16 và Đức Phanxicô đều mất 2 ngày mới có khói trắng bốc lên từ nóc Nguyện Đường Sistine là nơi mật nghị hồng y bầu chọn các vị tân giáo hoàng diễn ra. 


Được ở lại để đích thân trực tiếp theo dõi lần đầu tiên cũng là lần duy nhất vô cùng quý báu của cả một đời người đã ở vào tuổi song thất gần bát tuần như em hay gần thất tuần như nhà em, quả thực là diễm phúc, em sẽ cố gắng từng ngày tường trình về tình hình ở Quảng trường Thánh Phêrô, nơi Cộng đồng Dân Chúa hành hương quốc tế cũng là nơi 4 ngàn cơ quan truyền thông quốc tế đang chực sẵn để hào hứng theo dõi và chờ đợi giây phút khói trắng bay lên từ ống khói mới được lắp đặt ở Nhà nguyện Sistine, thành quả của việc mật nghị hồng y đoàn bầu chọn vị tân giáo hoàng kế vị Đức cố Giáo hoàng Phanxicô. 


Hy vọng chúng em cũng được chiêm ngắm một cách hiện thực (real), chứ không phải ảo (virtual) qua màn ảnh truyền thông như những ai không ở tại hiện trường lúc vị tân Giáo hoàng xuất hiện lần đầu tiên để ngỏ lời chào thế giới loài người nói chung và cộng đồng Dân Chúa toàn cầu nói riêng, dung nhan của Chúa Kitô nơi vị tân Giáo hoàng đại diện Người trên trần gian vào thời điểm ngài được LTXC tuyển chọn để thay Người và với Người, trong việc tiếp nối đường hướng của các vị tiền nhiệm phục vụ Giáo Hội Chúa là "ánh sáng muôn dân - lumen gentium" (21/11/1964) để nhờ đó có thể mang "vui mừng và hy vọng - gaudium et spes" (7/12/1965) đến cho "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP 2 17/8/2002) trong "thời điểm thương xót" (ĐTC Phanxicô 6/3/2014) càng ngày càng khẩn trương hơn bao giờ hết hiện nay.


Ngay từ hôm nay, TĐCTT chúng ta bắt đầu hiệp thông cầu nguyện cho Mật nghị Hồng y bầu tân Giáo hoàng vào ngày Thứ Tư mùng 7/5/2025 tới đây và cầu cho vị tân Giáo hoàng thứ 267 của chúng ta nhé.

em tĩnh

 

From: Diep Do 
Date: Mon, May 5, 2025 at 7:55 AM
Subject: Re: Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng - Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng 266 và 267...
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Tạ ơn Chúa, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse phù hộ cho các ACE trong suốt thời gian ở bên Roma. Xin LTXC tiếp tục đổ thêm năng lượng và ban cho các ACE ơn sức mạnh, ơn khôn ngoan và lòng nhiệt huyết để chứng kiến được Tân ĐTC qua ơn Đức Chúa Thánh Thẩn chọn, là người sống đem Chúa đến với mọi người trên toàn thế giới. Với khẩu hiệu “Chúa là Tình Yêu “ và “ Ai tin vào Chúa thì sẽ có sự sống đời đời “ Alleluia Amen

 

From: Chan Nguyen 
Date: Mon, May 5, 2025 at 11:24 AM
Subject: Re: Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng - Tống cựu Nghinh tân các Vị Giáo hoàng 266 và 267...
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>


excellent, anh Tinh. Co hoi ngan nam moi co mot lan. Enjoy tung ngay and ta on Chua cua Long Thuong xot khong ngoi

Em,
My Chan, fmm

 

Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô: Vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2

(email tối Chúa Nhật mùng 4/5/2025)


Đức Gioan Phaolô 2 được vị thừa kế của mình, vị được ngài phong hồng y năm 2001, là Đức Phanxicô, vị đã nhận định về ngài với hàng giáo sĩ Roma ngày 6/3/2014 rằng "hơn 30 năm trước... ngài đã trực giác thấy được ... đây là thời điểm thương xót". 


Thật vậy, chính vì trực giác thấy được "đây là thời điểm thương xót", ở chỗ, như ngài cảm nhận thấy được: "Con người ngày nay sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu... Họ thậm chí đặt mình vào vị thế của Thiên Chúa... trong việc toàn quyền quyết định về sự sống..." (Bài giảng Lễ cung hiến Đền thờ LTXC ở TGP Krakow Balan ngày 17/8/2002). 


Đó là lý do ngay ở bài giảng khai triều của mình trong lễ đăng quang ngày 22/10/1978, ngài đã kêu gọi con người rằng: "Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô", nghĩa là con người cần phải đón nhận Chúa Kitô ở mọi lãnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo v.v.), cần phải gặp gỡ Chúa Kitô, phải tin vào Người do con người đang lo sợ bởi chính những gì họ chế tạo ra và không thể tự độ, tự giải cứu lấy bản mình cho khỏi bị tự diệt, ngoài "Đấng Cứu chuộc Nhân trần - Redemptor hominis" (tên của bức thông điệp đầu tay được ngài ban hành ngày mùng 4/3/1979).


Chính vì con người sợ Chúa KItô, Đấng Cứu chuộc Nhân trần của họ, đến độ họ thà chết chứ không mở cửa cho Người, không đón nhận Người, không tin vào Người, mà ngài đã phải than lên: "Thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (cùng bài giảng ngày 17/8/2002). Họ thật là thảm thương và đáng thương khi họ tỏ ra sợ chính Đấng có thể cứu độ họ, bởi họ ý thức được rằng một khi họ "mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô", nghĩa là một khi họ đón nhận Người thì họ sẽ bị mất hết tự do hoan hưởng những thứ quyền sát sinh (license to kill) và quyền phạm tội (license to sin)!


Phải chăng đó là lý do ngài đã tỏ ra lo sợ khi thế giới Cộng sản vô thần sụp đổ và thế giới tư bản hưởng thụ duy nhân bản lên ngôi, sau khi ngài hiệp cùng với hàng giáo phẩm hoàn vũ hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria ngày 25/3/1984, nên ngài đã phải đích thân tông du 104 chuyến trong giáo triều 26 năm rưỡi của ngài ở khắp nơi trên thế giới, với tư cách là Giáo hoàng, vị đại diện Chúa Kitô trên trần gian, đến để gặp gỡ con người nói chung, nhất là những ai không dám hay chưa dám mở các cánh cửa cho Chúa Kitô. 


Như thế, ĐTC Gioan Phaolô 2, Vị giáo hoàng giao thời giữa 2 thiên kỷ Kitô giáo, từ cuối thế kỷ 20 hay thiên kỷ thứ 2 sang đầu thế kỷ 21 hay đầu thiên kỷ thứ 3, quả thật đã nỗ lực để lại cho Giáo Hội một "di sản của Năm Thánh 2000" là "sự gặp gỡ Chúa Kitô", nội dung ở phần thứ 1 của Tông Thư Mở Màn cho một tân Thiên Kỷ do chính ngài là tác giả. 


Bởi vì, Công đồng Chung Vatican 2, ở Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay Gaudium et Spes - Vui mừng và Hy vọng, một hiến chế mà ngài là nghị phụ chủ chốt trong việc đóng góp và soạn thảo, thì "mầu nhiệm về con người chỉ thực

 sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể
. Bởi vì Adam con người đầu tiên đã là hình bóng của Adam sẽ đến 20, là Chúa Kitô. Chúa Kitô, Adam mới, trong khi mạc khải về Chúa Cha và tình yêu của Ngài, đã cho con người biết rõ

về chính con người và tỏ cho họ biết thiên chức rất cao cả của họ
." 
(khoản 22) 



Mộ của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2 ở trong Đền Thờ Thánh Phêrô, (chứ không ở dưới hầm mộ như hầu hết các vị giáo hoàng), 
và gian mộ này của ngài ở gần cuối Đền thờ, sát ngay sau Gian nguyện đường Đức Mẹ Sầu Bi từ cửa vào. Mộ của ĐTC Phanxicô ở Đền Thờ Đức Bà Cả cũng thế, cũng sát ngay bên Gian nguyện đường có Ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân Thành Rôma.



Bức ảnh Mẹ Giáo Hội - Mater Ecclesiae được khắc chữ "Totus Tuus - Tất cả của con là của Mẹ", câu khẩu hiệu của ĐTC Gioan Phaolô II trên đây được ngài chỉ định gắn ở góc đỉnh tông dinh của Giáo hoàng và nhìn xuống Quảng trường Thánh Phêrô
, cố ý xin Người Mẹ của Giáo Hội coi sóc và gìn giữ Cộng đồng Dân Chúa, từ Giáo hoàng trở xuống, những tâm hồn hoàn toàn "totus tuus" tin tưởng cậy trông vào Mẹ, vẫn còn tồn tại đến nay sau khi ngài bị ám sát chết hụt ở Quảng trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981.

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

Trước khi sang đến Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, vị Giáo hoàng liên quan đến phần thứ 3 là "việc bắt đầu lại từ Chúa Kitô" trong Tông Thư Mở Màn cho một tân thiên kỷ, xin theo dõi bài chia sẻ "ĐTC Gioan Phaolô 2: Vị Giáo hoàng Vui mừng và Hy vọng" ở cái link youtube sau đây:
https://youtu.be/CEIB7w4gTVk





Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị tiền nhiệm Biển Đức XVI

(email tối ngày Thứ Bảy mùng 3/5/2025)



Trong email tối hôm qua về "Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị kế nhiệm..." thì như người viết đã suy đoán theo chiều hướng liên hệ và liên tục giữa các đời Giáo hoàng trong lịch sử của Giáo Hội, nhất là 3 vị gần đây nhất, thì "vị đó
 đang là một trong 'những chứng nhân của tình yêu'"...


Tại sao ng
ười viết lại suy đoán có vẻ khẳng định như thế? Vì người viết từng liên lỉ theo dõi diễn tiến cả 3 đời giáo hoàng cận đại nhất là Đức Gioan Phaolô 2, Đức Biển Đức 16 và Đức Phanxicô thì thấy được tính cách liên hệ và liên tục này.


Nếu ĐTC Gioan Phaolô 2, vị giáo hoàng với giáo triều dài 26 năm rưỡi, từ cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, đã ban hành Tông Thư "Mở Màn cho Một Tân Thiên Niên Kỷ" để mời gọi và thúc đẩy Giáo Hội "duc in altum - nước sâu thả lưới", và đã được 2 vị giáo hoàng kế nhiệm ngài thực hiện, như đã nhận định trong cùng email tối hôm qua, thì 4 phần của Tông Thư "Mở màn cho một tân thiên niên kỷ", theo người viết, là bản lược đồ liên quan tới các vị Giáo hoàng từ Đại Năm Thánh 2000 trở đi, nhất là các vị giáo hoàng thuộc thiên niên kỷ thứ 3, tiừ sau năm 2000, bao gồm cả vị tân Giáo hoàng 267 sắp điược mật nghị hồng ý đoàn bầu chọn vào ngày Thứ Tư mùng 7/5/2025.


Th
ật vậy, Bức Tông Thư “Mở Màn Cho Một Tân Thiên Niên Kỷ” mới này, ngoài phần mở và kết, được chia làm 4 phần chính, phần một về việc Gặp Gỡ Chúa Kitô là Di Sản của Năm Thánh, phần hai về Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng, phần ba về việc Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô, và phần bốn về Những Chứng Nhân Tình Yêu


Ph
ần 1 "Gặp Gỡ Chúa Kitô là Di Sản của Năm Thánh" liên quan đến giáo triều của ĐTC Gioan Phaolô II, vị đã long trọng sửa soạn cho Đại Năm Thánh 2000 này, với 3 năm dọn mình: Năm 1997 về Chúa Giêsu Kitô, 1998 về Chúa Thánh Thần và 1999 về Chúa Cha. Ngay trong Lễ đăng quang của mình ngày 22/10/1978, ngài đã kêu gọi chung nhân loại và riêng Giáo Hội rằng "Đừng sợ, hãy mở rộng các cánh cửa cho Chúa Kitô". Ngài lập Ngày Giới Trẻ Thế Giới từ năm 1984 để trở thành cơ hội cho Giới trẻ gặp gỡ Chúa Kitô ở nơi Vị Giáo hoàng đại diện của Người trên trần gian, và ngài đã thực hiện 104 chuyến tông du trên khắp thế giới để giúp cho các dân nước có thể gặp gỡ Chúa Kitô một cách dễ dàng hơn v.v. 


Phần hai về Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng 
liên quan đến giáo triều của ĐTC lấy tông hiệu là Biển Đức XVI, mà Biển Đức là tên của vị tổ phụ đơn đan tu bằng đời sống chiêm niệm và lao động. Do đó, Giáo triều 8 năm của ĐTC Biển Đức XVI có thể âm thầm hơn vị tiền nhiệm và kế nhiệm của ngài. Thành quả của việc chiêm niệm hay chiêm ngưỡng ở nơi vị Giáo hoàng thần học gia nội tâm này là bộ 3 thông điệp đi sâu vào Vị "Thiên Chúa là Tình Yêu" (2005), "Niềm hy vọng cứu độ" (2007) và "Yêu thương trong chân lý" (2009). 


Thực tế cũng cho thấy vị Giáo hoàng Thần học gia nội tâm này đã chiêm ngắm Dung Nhan Thiên Chúa được tỏ ra nơi Nhân vật Lịch sử "Giêsu Nazarét", một Nhân vật Lịch sử "là Đức Kitô Con Thiên Chúa" (Mathêu 16:16), một chân lý cứu độ ngài đã phải chứng thực bằng bộ tác phẩm 3 cuốn mang tực đề "Jesus Nazareth". Lịch sử còn cho thấy vị giáo hoàng liên quan đến Một Dung Nhan Để Chiêm Ngưỡng này, vào ngày 1/9/2006 đã đến Ngôi Nhà Thờ đồng thời cũng là Đền Thánh Nhan Thánh Volto Santo. 





Người viết đã không ngờ được dẫn đến Đền Thánh Thánh Nhan Volto Santo này vào chiều Thứ Hai 28/4/2025, nhờ đó đã chụp được Dung nhan Chúa Kitô ở trên tấm khăn lọt mặt Mẹ Maria đã phủ lên nhan thánh của Con Mẹ trước khi toàn bộ thi thể của Chúa KItô tử giá Con Mẹ được quấn bằng một tấm vải liệm, tấm vải liệm ấy đã trở thành tấm khăn Thành Turin ngày nay. Dung nhan của Chúa Kitô được in dấu trên tấm khăn đó đã được ĐTC Biển Đức đến kính viếng vào ngày 1/9/2006.

Trước khi tiếp tục với phần 3 Bắt Đầu Lại Từ Chúa Kitô liên quan đến Giáo triều của ĐTC Phanxicô, xin theo dõi bài chia sẻ về "ĐTC Biển Đức XVI: Vị Giáo hoàng Thần Học gia Nội tâm" ở cái link sau đây: https://youtu.be/gdA5SlKCX50

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 


Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Vị Kế nhiệm

(email tối Thứ Sáu mùng 2/5/2025)



Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo vừa qua đi hôm Thứ Hai 21/4 đầu Tuần Bát Nhật Phục Sinh Năm Thánh 2025, hưởng thọ 88 tuổi, sau 12 năm 1 tháng và 8 ngày (13/3/2013 - 21/4/2025) phục vụ Giáo Hội được Thiên Chúa uỷ thác cho ngài với tư cách thừa kế Thánh Phêrô và đại diện Chúa Kitô trên trần gian này. 

Sau lễ an táng ở Quảng Trường Thánh Phêrô sáng ngày Thứ Bảy 26/4/2025, áp Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2025, ngài đã được an táng như di nguyện của ngài ở Đền Thờ Đức Bà Cả, gần Nhà nguyện Paolina là nơi có Ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân thành Roma, nơi ngài hằng đến trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài để cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ.

Ngài vừa nằm xuống truyền thông đã bắt đầu suy đoán trong số hơn 120 vị hồng y cử tri ai có thể là Vị Giáo hoàng 267 kế nhiệm ngài. Tất nhiên khi suy đoán người ta thường căn cứ vào tiếng tăm của vị hồng y khả đáng liên quan đến chức vụ quan trọng vị đó đang nắm giữ trong Giáo Hội, cùng với các hoạt động có tính cách toàn cầu nổi nang đáng lưu ý của vị ấy v.v., chứ ít khi chú trọng tới đời sống thánh thiện của vị này.

Đó là lý do truyền thông đã bị hố to khi đột ngột xuất hiện trên ngai tòa Thánh Phêrô một Đức Gioan Phaolô II ngày 16/10/1978, vị Giáo hoàng thứ 264 không phải là người Ý sau 455 năm liên tục, mà là một người Âu Châu, nhưng lại là một nước Balan Âu Châu thuộc khối Cộng sản Đông Âu! Sau đó 35 năm (1978 - 2013), vào ngày 13/3 lại xuất hiện một vị Giáo hoàng không phải "từ một nước xa xôi" (ĐTC GP 2 ngày 16/10/1978) là Balan cách xa Giáo đô Roma hơn là ở Ý gần gũi, mà "từ tận cùng thế giới" là Á Căn Đình, một quốc gia ở tận đáy Mỹ Châu là ĐTC Phanxicô, vị đã hoàn toàn khuất mắt truyền thông.  

Phải chăng vì thế mà lần này truyền thông càng chú trọng hơn đến các vị hồng y khắp các châu lục, bao gồm cả Á Châu và Phi Châu, những châu lục không phải Âu Châu chính gốc hay Âu Châu nới rộng thành Mỹ Châu và Úc Châu như hiện nay, nhưng lại là những châu lục đang có những vị hồng y được Đức cố Giáo hoàng Phanxicô bất ngờ tuyển chọn, nhất là một số vị hồng y ở 2 châu lục này đang nắm vai trò quan trọng trong Giáo triều Roma? 

Vậy thì vị Giáo hoàng 267 kế nhiệm Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô là ai lần này lại càng khó đoán, không dễ đoán như khi bầu chọn Vị Giáo hoàng Kế nhiệm ĐTC GP 2 là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vì ngài quá nổi nang về mọi mặt, ở chỗ ngài  một thần học gia, vừa là tổng trưởng thánh bộ tín lý đức tin thâm niên  là người phụ tá thân tín với vị tiền nhiệm của mình hơn ai hết. 

Có một sự lạ xẩy ra giữa 3 đời Giáo hoàng gần đây nhất đó là sự kiện vị giáo hoàng nào cũng qua đời vào một năm đặc biệtĐTC Gioan Phaolô 2 qua đời khi chưa hoàn tất Năm Thánh Thể do chính ngài mở ra; ĐTC Biển Đức XVI qua đời khi Năm Đức Tin do ngài mở ra cũng đang diễn tiến, và ĐTC Phanxicô cũng qua đi khi Năm Thánh 2025 là Năm "Lữ Hành Hy Vọng" đang được ngài phát động và theo đuổi theo chiều hướng tin tưởng vào Chúa Kitô Vượt Qua, như trong bài giảng và Sứ Điệp Phục Sinh cuối cùng của ngài! 

Vấn đề được đặt ra ở đây là giáo triều của 3 vị Giáo hoàng này: Đức GP 2, Đức Biển Đức 16 và Đức Phanxicô có liên hệ gì với nhau chăng hay rời rạc chẳng liên hệ gì với nhau? Thật ra, theo sự an bài thần linh của Đấng đã thiết lập Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế thì tiến trình của Giáo Hội được tiếp diễn nhịp nhàng từ Giáo hoàng đời trước đến Giáo hoàng đời sau, theo chiều hướng của "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8). Nếu căn cứ vào yếu tố liên tục và liên hệ giữa các đời Giáo hoàng như thế chúng ta cũng có thể suy đoán vị giáo hoàng tương lai như thế nào dù không biết chắc vị đó là ai, hay nhờ đó cũng có thể suy đoán ra vị nào trong hồng y đoàn nếu vị này đang theo đuổi chiều hướng liên hệ và liên tục này!

Nếu nói về mối liên hệ trong 3 đời giáo hoàng gần đây nhất giữa ĐTC GP 2, ĐTC Biển Đức XVI và ĐTC Phanxicô thì mối liên hệ và liên tục của các vị là ở chỗ "duc in altum - nước sâu thả lưới" (Luca 5:4), ý tưởng chính trong bức Tông Thư "Mở màn cho một tân Thiên niên kỷ" được ĐTC GP 2 ban bố ngày Lễ Hiển Linh 6/1/2001 sau Đại Năm Thánh 2000. 

Thật vậy, trong khi ĐTC Biển Đức 16 đã thực hiện trong giáo triều 8 năm của mình chiều hướng "nước sâu thả lưới" ở chỗ nội tâm, liên quan đến phụng vụ và tu đức: Về phụng vụ ngài đã cho phép làm lễ Latinh v.v.; về tu đức ngài đã ban bố bộ 3 thông điệp "Thiên Chúa là tình yêu" (2005), "Niềm hy vọng cứu độ" (2007) và "yêu thương trong chân lý" (2009), thì ĐTC Phanxicô đã thực hiện trong giáo triều 12 năm của mình chiều hướng "nước sâu thả lưới" ở chỗ mục vụ thương xót "ngoại biên" (vùng sâu vùng xa). Như thế, vị tân Giáo hoàng 267 của Giáo Hội Công Giáo phải là vị đang theo chiều hướng "nước sâu thả lưới" này... nhưng vị đó là ai trong Hồng y đoàn hiện nay?




Theo người viết này thì vị đó
 đang là một trong "những chứng nhân của tình yêu"... như được chia sẻ ở video được thâu ngay trong Đền Thờ Gioan Laterano là Vương cung Thánh đường chính tòa của Giám mục Roma cũng là Giáo hoàng sau thánh lễ 5 rưỡi chiều Thứ Năm mùng 1/5/2025 ở cái link sau đây:
https://youtu.be/NfEQSl0jVZU

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh

 

ĐTC Phanxicô: "Những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây"

(email tối ngày Thứ Năm mùng 1/5/2025)


Thật vậy, vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn cho "thời điểm thương xót" để chữa lành các thương đau của chung nhân loại, nhất là của thành phần nghèo khổ và tội nhân, mà ngài đã công khai tuyên bố khi gặp gỡ 5 ngàn ký giả truyền thông vào ngày 16/3/2013 rằng: "Tôi muốn một Giáo Hội nghèo và cho người nghèo". 


Để rồi sau đó ngài lập cho riêng ngài văn phòng phát chẩn để vị Giám mục người Balan giúp ngài chăm sóc và phục vụ cho người nghèo, nhất là ở Rôma ngay trước mắt ngài, bằng việc tặng quà, hay cung cấp dịch vụ hớt tóc, khám bệnh, cung cấp cho họ phòng tắm v.v.., thậm chí mời họ ăn mừng sinh nhật với ngài, và sử dụng họ để tặng sách Phúc Âm làm quà cho khách hành hương trong Ngày Chúa Nhật Lời Chúa sau Kinh Truyền Tin v.v. Trong bài giảng cho Thánh Lễ sáng kính Thánh Tôma Tông Đồ ngày 3/7/2013 tại Nhà Thánh Matta, ngài đã nhắc nhở chúng ta rằng:


"Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng cách để gặp gỡ Người đó là tìm kiếm các thương tích của Người. Chúng ta tìm thấy các thương tích của Chúa Giêsu nơi các việc thực thi tình thương, bằng cách cống hiến cho thân xác - thân xác - cả linh hồn nữa - nhưng tôi nhấn mạnh đến thân xác của những người anh chị em bị thương tích, vì họ đói, vì họ khát, vì họ trần truồng, vị họ bị hạ nhục, vị họ bị làm nô lệ, vì họ bị tù tội, vì họ ở trong bệnh việnĐó là những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây. Và Chúa Giêsu xin chúng ta hãy thực hiện một bước nhẩy vọt đức tin tới với Người, nhưng qua các thương tích của Người.... Chúng ta cần phải chạm đến các thương tích của Chúa Giêsu, chăm sóc các vết thương của Chúa Giêsu, nhẹ nhàng băng bó chúng; chúng ta cần phải hôn lên các vết thương của Chúa Giêsu, được hiểu theo nghĩa đen." (Bài giảng cho Thánh Lễ sáng kính Thánh Tôma Tông Đồ ngày 3/7/2013 tại Nhà Thánh Matta)


Năm 2022, trong chuyến Hành trình Truyền giáo Thừa sai Bác ái ở Calcutta Ấn Độ trong Nhóm TĐCTT 8 anh chị em, chúng tôi đã thấy tận mắt những thân xác của anh chị em tôi ở Ấn Độ nằm khá nhiều ở ngoài hè phố hầu như khắp nơi. Nếu "thân xác của những người anh chị em bị thương tích vì họ đói, vì họ khát, vì họ trần truồng..." "là những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây" thì quả thực Chúa Kitô khổ nạn vẫn đang hiện diện thảm thương và đáng thương nơi thân phận bần cùng khốn khổ của anh chị em chúng ta. 


Trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng 23/4 - 5/5/2025 đột xuất này của 2 vợ chồng chúng tôi đại diện cho Nhóm TĐCTT viếng xác và tham dự lễ an táng Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, chứ không đi hành hương chung nhóm với Nawas International Travels như 5 lần trước, nhất là 2 lần đến Rôma 2014 và 2023, chúng tôi mới được dịp thấy được ó là những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây" ở nơi những người anh chị em ngoại quốc sống ở Roma mà lại bần cùng khốn khổ, không ngày nào chúng tôi không gặp, gần ngay khách sạn chúng tôi ở, đặc biệt là dọc lề đường của Roma Termini là Trung Tâm Vận Chuyển (xe bus và xe lửa) chính yếu lớn nhất Roma gần chỗ chúng tôi trọ, thậm chí ở ngay trước cửa vào Đền Thờ Trung Tâm LTXC ở Vatican hay ở các con đường quanh Quảng Trường Thánh Phêrô v.v.




Sáng Thứ Sáu trên đường từ khách sạn ra ga xe lửa để lên Quảng trường Thánh Phêrô và để viếng xác ĐTC Phanxicô trong Đền thờ Thánh Phêrô



Sáng sớm Thứ Bảy 26/4/2025 trên đường ra Termini là ga xe lửa và xe bus để đón xe taxi lên Quảng trường Thánh Phêrô dự lễ an táng ĐTC Phanxicô


Sáng Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2025 trên đường lên Đền Thờ Trung Tâm LTXC ở Vatican để dự Lễ 9 giờ sáng



2 người anh chị em, một nữ già yếu chống gậy đi ăn xin và 1 nam tật nguyền ngồi xe lăn trên đoạn đường chúng tôi sau lễ 9 giờ sáng tới 10 rưỡi ở Đền Thờ Trung Tâm LTXC Vatican đi ăn trưa trước khi đến Quảng Trường Thánh Phêrô bấy giờ đang lễ cầu hồn ngày thứ 2 trong Tuần Cửu Nhật cho ĐTC Phanxicô không vào được. Ở HK trên xe chúng em bao giờ cũng có một loạt đồng 5 để ở ngay bên cửa tài xế để gặp anh chị em nghèo khổ ăn xin dọc đường thì lấy ra tặng cho họ liền. Ở Roma chúng em sử dụng bạc cắc 1 đồng Euro để tặng cho mỗi người anh chị em nghèo khổ ăn xin ít là 2 đồng bạc cắc Euro khoảng 2 MK 25 xu. 


Phải chăng LTXC đã sai vị thừa sai bác ái của Ngài là Mẹ Têrêsa đến Calcutta thế nào thì cũng sai Vị Giáo hoàng Phanxicô là Thừa sai Thương xót của Ngài đến với Roma như vậy?!


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh


                                                                                             

                                                                                               Đền thờ Đức Bà Cả: Nơi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô được an táng

                                                                                                                                                        (email tối Thứ Tư ngày 30/4/2025)



Đền thờ Đức Bà Cả:

Chiều hôm nay không mưa như 3 chiều hôm trước. Hai vợ chồng chúng tôi đã đến Đển Thờ Đức Bà Cả để dự lễ 6 giờ chiều. Trong 4 chuyến hành hương đến Roma: năm 2000 với cộng đồng Dân Chúa do Bái Dân Chúa Mỹ Châu tổ chức, năm 2014 và 2021 với Nhóm TĐCTT, rồi lần này chỉ có 2 vợ chồng, chúng tôi đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả này nhiều lần hơn bao giờ hết. 




Thật vậy, trong khi các chuyến hành hương trước mỗi chuyến chỉ có 1 lần, nhưng chuyến đi đột xuất 2025 này, cho tới hôm nay, chúng tôi đã đến lần thứ 3: Lần 1 vào trưa hôm Thứ Sáu, 25/4, để tham quan ngôi mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô và dự lễ 6 giờ chiều ở bàn thờ chính; lần 2 vào sáng sớm hôm Thứ Ba 29/4 để viếng mộ của ngài và dự lễ 7 giờ sáng ở Nguyện đường Pauline / Paolina, nơi có tấm ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi Dân thành Roma - Salus Populi Romani; và hôm nay Thứ Tư 30/4, chúng tôi đến để dự lễ 6 giờ chiều ở bàn thờ chính lần thứ 2.



Theo chương trình lễ ở Đền Thờ Đức Bà Cả này thì ngày thường chỉ có 1 lễ duy nhất vào 6 giờ chiều ở bàn thờ chính, và ở Nguyện đường Paolina / Pauline có 6 lễ ban sáng liên tục cách nhau từng giờ: 7:00 am, 8:00 am, 9:00 am, 10:00 am, 11:00 am và 12:00 pm. Ngày mai Thứ Năm mùng 1/5, ngày đầu Tháng Hoa Đức Mẹ, chúng tôi sẽ đến dự lễ 7 giờ sáng một lần nữa là 2 ở Nguyện đường Paolina và lần 4 ở Đền Thờ Đức Bà Cả. Điểm khác biệt giữa 2 thánh lễ ở bàn thờ chính và ở nguyện đường Paola không phải là ở thời điểm và địa điểm mà là ở chỗ trong khi ở bàn thờ chính lễ quay xuống thì lễ ở Nguyện đường Paolina lại quay lên.

    
Nơi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô được an táng
Vì từ chiều Thứ Bảy 26/4/2025, Đức cố Giáo hoàng Phanxicô đã được an táng ở Đền Thờ Đức Bà Cả này theo như di chúc của ngài, nên mỗi lần đến đây dự lễ chúng tôi đều viếng mộ của ngài. Lần đầu chúng tôi đến để tham quan ngôi mộ của ngài sau khi viếng xác ngài ở Đền Thờ Thánh Phêrô sáng Thứ Sáu 25/4; lần 2 chúng tôi đến viếng mộ của ngài lần đầu tiên trước khi dự lễ 7 giờ sáng ở nguyện đường Paolina gần ngay bên cạnh mộ của ngài; lần 3 là hôm nay chúng tôi đến dự lễ 6 giờ chiều ở bàn thờ chính rồi ghé viếng mộ của ngài 1 lần nữa, nhưng lần này chúng tôi cố ý chụp thêm những chi tiết liên quan đến ngôi mộ của ngài, như tên của ngài và các hàng chữ trên nóc ngôi mộ của ngài.



Trong họa đồ về toàn thể nội cung của Đền Thờ Đức Bà Cả trên đây, thì tính từ dưới lên, ở bên trái, 
vị trí ngôi mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô ở khung chữ nhật nhỏ nằm giữa hai nguyện đường 
Cappella Paolina (hàng chữ 3 từ trên xuống) và Cappella Sforza (hàng chữ 4 từ trên xuống)

Những hàng chữ Latinh ở bên trên ngôi mộ của Đức cố Giáo hoàng Phaxicô đã được khắc ghi từ lâu,
như không liên quan gì đến Vị Giáo hoàng Phanxicô vừa quá cố


Theo ý muốn khiêm tốn đơn sơ nhỏ mọn của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô thì trên mộ của ngài chỉ viết tên của ngài mà thôi, 
thậm chí không có tiền tự về danh hiệu của ngài ở đằng trước tên của ngài như chữ Pope hay chữ Holiness hoặc Holy Father...



Mấy tấm hình chụp sáng hôm qua không thấy rõ tên của ngài, nên hôm nay chúng tôi đã có ý đến mộ của ngài để chụp thêm cho trọn vẹn.


Vậy "Franciscus" này là ai nếu không phải, đối với tôi, một tông đồ giáo dân đã được huấn dụ và mục vụ thương xót của vị "Franciscus" tác động đó là "ĐTC Phanxicô, Vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn để chữa lành các thương đau",
như tôi cảm nghiệm và xin được chia sẻ ở cái link youtube sau đây: https://youtu.be/DQl_psrh7DY


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh
 

 

Viếng mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô

(email tối Thứ Ba ngày 29/4/2025)



Chiều hôm nay lại mưa nữa, 3 buổi chiều liền, từ chiều Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4, tức là sau buổi chiều 26/4 an táng Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô thân yêu của chúng ta cũng như của dân Thành Roma. Cũng may, sáng hôm nay, 2 vợ chồng chúng tôi, vì đã có ý dự l 7 giờ sáng ở Nguyện đường Pauline là gian đầu tiên bên phải Đền Thờ Đức Bà Cả (từ trên cung thánh xuống), nơi có Mẫu Ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi Dân thành Roma - Salus Populi Romani, gần mộ của Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, nên đã ra Đền Thờ Đức Bà Cả từ 6 giờ sáng, khi mới có lác đác mấy người. Nhưng chưa có hàng ngũ gì hết. 


Lúc chúng tôi hỏi mấy anh lính canh gần trạm kiểm soát để vào đền thờ thì hị chỉ đi lung tung v à chính hjọ cũng chẳng biết khi nào cho vào và lúc nào trạm kiểm soát mở cửa nữa. Cuối cùng ai cũng đứng vào hàng ngũ chực chờ trước trạm kiểm soát vào Đền Thờ từ lúc 6:30 am. Cho đến đúng 7 giờ thì trạm kiểm soát cho hàng ngũ chực chờ tiến vào, trong đó có 2 vợ chồng chúng tôi. 

Chúng tôi chẳng những may mắn được thuộc vào số 15 người đầu tiên tiến vào đền thờ và chẳng ai bảo ai tất cả đều vội vàng tiến ngay đến mộ của Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô, nơi đang có 2 anh lính canh hai bên mộ của ngài, để viếng mộ của ngài. Em đã chộp ngay lấy cơ hội ngàn vàng lúc đang chưa nhiều người ấy để chụp hình mộ của ngài, vì được phép chứ không như khi viếng xác của ngài trong Đền Thờ Thánh Phêrô hôm sáng Thứ Sáu 25/4/2025. 



Sau đó, hai vợ chồng tôi muốn chụp 1 tấm hình chung trước mộ ngài nữa, cho dù đã thấy người lính xua đi hàng ngũ những ai đang viếng mộ ngài, để cho người sau đến viếng. Mà lạ lùng thay, có người đàn ông như hiểu ý chúng tôi đã tự động nhào vô giúp chụp cho chúng tôi được một tấm hình thật là quý báu, mà người lính cũng không tỏ thái độ gì, dù có bị trục trặc một chút về kỹ thuật, một tấm hình bởi thế, đối với tôi, theo cảm nhận của tôi, như dấu chỉ Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô bù đắp cho tấm lòng thiện chí của chúng tôi đối với ngài trong chuyến đi đột bất chấp tốn kém và sức lực mới được tạm trị liệu từ Việt Nam về được 10 ngày thì lại đi tiếp sang Giáo đô Roma 17/19 ngày nữa. 



Sau đó chúng tôi còn quỳ lại ở nơi được phép gần ngôi mộ nhất để xin Đức cố Giáo hoàng Phanxicô chuyển cầu cho Giáo Hội nói chung và cho Nhóm TĐCTT nói riêng biết tiếp nối đường hướng mục vụ thương xót của ngài, rồi mới tiến sang Nguyện đường Pauline bên cạnh để dự lễ được 1 vị giám mục chủ tế, nơi Đức cố Giáo hoàng Phanxicô bao giờ cũng đến trước và sau mỗi chuyến tông du để cầu nguyện và tạ ơn Đức Mẹ là Phần rỗi Dân thành Roma - Salus Populi Romani, một tấm ảnh ở trên đỉnh của nguyện đường Pauline này và chỉ được mở ra sau nghi thức đầu tiên của Lễ 7 giờ sáng, cũng là tấm ảnh đã được trưng bày trên cung thánh trong Thánh lễ an táng ngài ở Quảng trường Thánh Phêrô hôm Thứ Bảy 26/4/2025.


Sau lễ, chúng tôi đã ra trước tiến đường cuối Đền Thờ Đức Bà Cả để thâu video về Vị Giáo Hoàng Thừa Sai Thương Xót Phanxicô được LTXC tuyển chọn cho "thời điểm thương xót" như chính ngài đã cảm nhận và khẳng định (ngày 6/3/2014 với giáo sĩ Roma) để chữa lành cho một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP 2 - Balan 17/8/2002).
ĐTC Phanxicô, Vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn để chữa lành các thương đau






Video chủ đề về Đức Cố Giáo hoàng Phanxicô của chúng ta trên đây sẽ được phổ biến sau nhé.

TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh






Bất ngờ gặp gỡ... tại Giáo đô Roma

(email sáng ngày Thứ Ba 29/4/2025)


Tối hôm qua, sau khi về từ Lanciano để kính viếng Phép lạ Thánh Thể xẩy ra từ thế kỷ thứ 8 ở đây, chúng em tới dùng bữa tối ở một nhà hàng Việt Nam gần Đền Thờ Đức Bà Cả mới mở 7 tháng, môt nhà hàng chuyên nghiệp món ăn Việt Nam với những món ăn quen thuộc (như phở đủ loại, bún bò Huế v.v.) cùng với một số món đặc biệt chưa hê có ở Việt Nam hay Hoa Kỳ. Đó là Nhà Hàng Phở Việt.





Sở dĩ chúng em biết được nhà hàng này là vì chúng em được vị linh mục Dòng Đa Minh là Cha Phạm Vũ Hải Sơn đã dẫn chúng em tới vào chiều hôm Thứ Sáu 25/4 sau khi chúng em được ngài dẫn đến tham quan ngôi mộ của ĐTC Phanxicô sẽ được an táng sau Thánh Lễ 26/4. Chính vì thế, sau khi ở Lancianô về, lần cuối cùng chúng em được ngài tận tình hướng dẫn trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng 12 ngày được đột xuất tái diễn của chúng em, chúng em đã mời ngài trở lại đây để tạ từ ngài.




Không ngờ bữa tối vừa xong thì qua cửa sổ kính em bắt gặp một khuôn mặt rất thân thương, nhất là đang khi ở nước ngoài, đặc biệt là ở tại Giáo đô Roma, đó là vị linh mục Đồng Công, Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, vị đi hành hương với vai trò tuyên úy cho một phái đoàn hành hương VIệt Nam sang Giáo đô Roma vào ngay sau Thánh lễ an táng ĐTC Phanxicô, vì đã được ấn định thời gian Hành Hương Năm Thánh, một phái đoàn đã bị missed 2 biến cố chính là viếng xác ngài và dự lễ an táng ngài, như phái đoàn hành hương của cặp THĐC Dr, Peter Hoàng và Mai không thể ở lại tham dự 2 biến cố này. Vị linh mục thân yêu này là Vị Giám Đốc Đền Thánh Mẹ Dâng Con ở Corona GP San Bernardino Nam California Đinh Viết Luật, CRM



Thì ra, qua việc gặp gỡ bất ngờ này, cũng như qua tin tức từ cặp THĐC Dr, Peter Hoàng và Mai ở Houston TX, cặp vợ chồng này thấy mình càng có phúc, ở chỗ, chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng được chính mình tổ chức và phát động trong nội bộ TĐCTT vào thời khoảng 11 ngày (11-21/4/2025) bị hủy bỏ, nhưng sau bất ngờ được tái diễn nhờ quyết định dứt khoát lên đường sau khi nghe tin ĐTC Phanxicô qua đời. Như thế thì "cái diễm phúc" ở đây là ở chỗ biết lắng nghe và đáp ứng tác động thần linh như "gió muốn thổi đâu thì thổi" (Gioan 3:8) như được Chúa Kitô khẳng định với Nghị viên Nicôđêmô trong bài Phúc Âm hôm nay!?!


tâm phương cao tấn tĩnh





 Đức cố Giáo hoàng Phanxicô: Lòng tôn sùng Thánh Mẫu Maria
 
(email tối Thứ Hai ngày 28/4/2025



Hôm nay 28/4 là ngày Lễ Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort), vị tác giả của tác phẩm thời danh về Thánh Mẫu Maria là cuốn "Thành Thật sùng kính Mẹ Maria" (TTSKMM), một tác phẩm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trân trọng đọc và đã lấy khẩu hiệu của mình là "Totus Tuus" (TTSKMM, số 233). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vị Giáo hoàng được LTXC sai đến để đã mở màn cho "thời điểm thương xót" như ĐTC Phanxicô đã nhận định (6/3/2014), mà còn là vị Giáo hoàng được Thánh Mẫu Fatima sử dụng trong việc làm biến đổi lịch sử, ở chỗ ngài đã đọc Bí Mật Fatima phần 3 (cùng cho tiết lộ bí mật này ngày 26/6/2000), rồi sau khi đọc ngài đã hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, như Mẹ kêu gọi qua Chị Lucia từ năm 1929, và ngài chỉ đọc bí mật Fatima phần thứ 3 này sau khi ngài được Đức Mẹ cứu thoát chết ngày 13/5/1981. Cuối cùng, nhờ tác dụng của việc ngài cùng với các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga ngày 25/3/1984, để rồi Nước Nga đã thực sự trở lại vào chính Lễ Giáng Sinh 25/12/1991, bằng cách từ bỏ cả chủ nghĩa lẫn chế độ cộng sản, đúng 10 năm sau khi ngài bị ám sát chết hụt, một sự kiện lịch sử được mở màn bằng biến cố Đông Âu tự giải thể Cộng sản năm 1989, bắt đầu từ Balan quê hương của ngài, sau đúng 10 năm ngài về nước với tư cách là giáo hoàng.


Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn đến với chung nhân loại và riêng Giáo Hội được Người thiết lập để chữa lành một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP 2: 17/8/2002), cũng như vị tiền nhiệm GP 2 của mình, ở chỗ biệt tôn Thánh Mẫu Maria, cho dù âm thầm hơn vị tiền nhiệm. Thật vậy, Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô đã tỏ ra biệt tôn Mẹ Maria ở chỗ trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài trong tổng số 47 chuyến trong giáo triều 12 năm, (trung bình 4 chuyến 1 năm, như Thánh Giáo hoàng GP 2 cũng 4 chuyến 1 năm: 104 chuyến trong vòng 26 năm), ngài đều đến với Đức Mẹ ở Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện và tạ ơn Mẹ. Trong giáo triều 12 năm 1 tháng 8 ngày của mình, ngài cũng đã thiết lập 2 lễ về Đức Mẹ: Năm 2018 ngài thiết lập Lễ Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội, lễ nhớ, vào ngày Thứ Hai ngày sau Chúa Nhật Hiện Xuống, và vào năm 2019 ngài đã thiết lập Lễ Đức Mẹ Loretto là lễ nhớ hằng năm vào ngày 10/12. Và điều nổi bật nhất chứng tỏ ngài biệt tôn Thánh Mẫu Maria đó là ngài để lại di chúc được an táng ở Đền Thờ Đức Bà Cả: "Tôi yêu cầu mộ của tôi được chuẩn bị tại hầm mộ ở gian bên, giữa Nhà Nguyện Paolina (Nhà Nguyện Đức Mẹ là Phần rỗi Dân thành Roma - Salus Populi Romani) và Nhà Nguyện Sforza của Vương Cung Thánh Đường".  







Sau Lễ an táng ĐTC Phanxicô vào trưa Thứ Bảy 26/4/2025, thi thể của ngài được mang về an táng ở phần mộ theo di chúc của ngài.
 Tuy nhiên, cho tới hôm nay, sau khi đã viếng xác của ngài ở Đền Thờ Thánh Phêrô và đến Đền Thờ Đức Bà Cả để tham quan ngôi mộ ngài sẽ được an táng hôm sau, hai vợ chồng chúng tôi vẫn chưa thể vào viếng thăm một của ngài ở Đền Thờ Đức Bà Cả. Chúng tôi dự tính đến vào chiếu Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4, nhưng vừa rời khách sạn, cách Đền Thờ Đức Bà Cả khoảng 1 cây số rưỡi, để bộ hành tới đó vào lúc 5 rưỡi chiều thì trời mưa không thể đến được bởi không có dù và đường đi trơn trượt. 

Chiều hôm nay, Thứ Hai 28/4, vẫn bị mưa, chúng tôi vẫn chưa thể vào bên trong. Vì chúng tôi còn ở Roma cho đến hết Tuần Cửu Nhật Giáo Hội cầu cho ngài (26/4 - 4/5/2025) để Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng ở Roma và gần Roma, vẫn còn cơ hội để viếng mộ ngài khi có thể trước khi về Mỹ ngày 5/5/2025. Nhưng chính cơn mưa mà hôm nay chúng tôi ghé đến Đền Thờ Đức Bà Cả này lại càng cho thấy tấm lòng của cộng đồng Dân Chúa mộ mến vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô có lòng biệt tôn Đức Mẹ này đến như thế nào, ở chỗ như đã xếp hàng viếng xác ngài ở Đền Thờ Thánh Phêrô trong 3 ngày được phép, lại sẵn sàng đội mưa chịu lạnh che dù xếp hàng dài để được vào viếng mộ của ngài, như hình ảnh và video cho thấy dưới đây:









Cộng đồng Lữ Hành Hy Vọng Dân Chúa chờ được viếng mộ ĐTC Phanxicô
  
https://youtube.com/shorts/YHJ8r4th7cw




Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4 Năm Thánh 2025 tại Đền Thánh Trung Tâm LTXC ở Vatican

(email Tối Chúa Nhật ngày 27/4/2025)


Từ Giáo đô Roma tối ngày Chúa Nhật 27/4/2025 xin trân trọng kính chào Cộng đồng Dân Chúa,

Tạ ơn LTXC về chuyến đi đột xuất về Giáo đô Roma để kịp Viếng xác và dự lễ an táng ĐTC Phanxicô cuối tuần qua,
nhờ đó mới có thể tiếp tục trực tiếp tường trình các sinh hoạt đặc biệt liên quan đến hậu sự cho ĐTC Phanxicô như 2 ngày qua,
cũng như đến CN Lễ LTXC 27/4/2025 hôm nay, như các hình ảnh tiêu biểu kèm theo các đoạn video clips ngay tại hiện trường sau đây: 


Giờ lễ được niêm yết ngay ở ngoài cánh cửa cuối Đền Thánh


Cộng đoàn Dân Chúa đa số là khách hành hương quốc tế thuộc thế giới nói tiếng Anh tuốn vào tham dự đông đến độ không còn đủ ghế ngồi, 
các sơ Dòng Đức Mẹ Tình Thương của Chị Thánh Faustina, được ĐTC Gioan Phaolô 2 ủy thác cho việc trông coi Đền Thánh này, đã phải kê thêm ghế ngồi mà vẫn không xuể... nên một số vẫn phải chịu khó hy sinh đứng suốt Thánh Lễ...


Quý Sơ Dòng Đức Mẹ Thương Xót, cùng dòng với Chị Thánh Faustina ở Balan, vị thánh cũng có gian thánh riêng, nơi lưu giữ di tích của thánh nữ,
những nữ tu phục vụ Đền Thánh Trung Tâm LTXC này, đang phát tài liệu được soạn dọn cho Chúa Nhật 2 Phục Sinh Lễ LTXC 27/4/2025



Thánh lễ đồng tế kính LTXC với chủ tế đoàn tất cả là 11 vị, trong đó có 1 vị Việt Nam (không rõ tên và từ đâu tới)


TĐCTT cao tấn tĩnh, người được tác động bởi lời kêu gọi của ĐTC Gioan Phaolô 2 vào Thứ Sáu 11/4/2008, 
để lập nên Nhóm TĐCTT, đang quỳ tại gian thánh của ngài trong Đền Thờ LTXC này, nơi lưu giữ cả di tích thánh của ngài,
xin ngài chuyển cầu để anh chị em Nhóm TĐCTT có thể đáp ứng xứng đáng lời ngài kêu gọi đã làm nên Nhóm TĐCTT từ ngày 4/4/2009 tới nay.


Cặp TĐCTT trong phái đoàn 24 TĐCTT Hành Hương Tia Sáng Từ Balan để mừng ngài được Giáo Hội qua ĐTC Phanxicô tuyên phong hiển thánh ngày Chúa Nhật 27/4/2014, đâu ngờ rằng 11 năm sau, cũng vào đúng Chúa Nhật 27/4/2025, Lễ LTXC, chỉ còn và chỉ có 2 vợ chồng trở về Roma, để tạ biệt Vị Giáo Hoàng Thừa Sai Thương Xót Phanxicô trong chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng đã bị hủy bỏ nhưng bất ngờ được tái diễn do bởi biến cố đột ngột qua đời của vị Giáo hoàng của Thời điểm Thương xót.


Sau lễ ra ngoài mới thấy một đám đông dân Chúa phải đứng đầy ở cuối Đền Thờ Trung Tâm LTXC ở Vatican nay dự lễ 10 rưỡi sáng, sau lễ 9 giờ chúng em đã tham dự bằng Anh ngữ. 

Cảnh tượng sinh động vào dịp Lễ LTXC Năm Thánh 2025 tại khu Đền Thánh Trung Tâm LTXC  Vatican

Cảnh tượng sinh động ở góc đường chính dẫn vào Quảng trường Thánh Phêrô, nơi đang dâng lễ cầu cho ĐTC Phanxicô Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2025
https://youtube.com/shorts/fmKKfIjmmj8

  




Lễ An táng ĐTC Phanxicô lúc 10 sáng ở Quảng trường Thánh Phêrô ngày Thứ Bảy 26/4/2025

(email Tối Thứ Bảy ngày 26/4/2025)



Hôm nay, có thể nói cả thế giới nói chung và riêng thế giới Kitô giáo nói riêng, đều dồn ánh mắt về Quốc Đô Vatican, một quốc gia nhỏ nhất về cả địa dư lẫn dân số, nhưng lại là một quốc gia có thể lôi kéo 174 vị lãnh tụ chư quốc trên thế giới từ khắp nơi qui tụ về cùng một lúc, một sự kiện chẳng bao giờ xẩy ra ở một cường quốc nào trên thế giới từ trước đến nay, như trong Thánh lễ an táng của ĐTC Phanxicô, vị lãnh đạo Giáo Hội Công giáo hoàn vũ đồng thời vị Quốc trưởng của Quốc Đô Vatican chúng ta. Sự kiện bầu vị tân Giáo hoàng đồng thời cũng là vị tân Lãnh tụ của Quốc Đô Vatican cũng thế, cả 4000 cơ quan truyền thông trên thế giới đã xin được trực tiếp theo dõi diễn tiến về vị thừa kế vị Giáo hoàng quá cố Phanxicô.


Tạ ơn LTXC đã cho cặp vợ chồng TĐCTT chúng tôi được đột xuất hiện thực chuyến Hành Hương Thương Xót Từ Roma 23/4 - 5/5/2025 để đại diện Nhóm về Roma trước hết và trên hết viếng xác ĐTC Phanxicô vào sáng Thứ Sáu 25/4 và tham dự lễ an táng ngài vào sáng Thứ Bảy 26/4, áp Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4/2025, thời điểm đúng 11 năm trước, 27/4/2014, ngài đã tôn phong hiển thánh cho ĐTC Gioan Phaolô II cũng tại Quảng Trường Thánh Phêrô này, nơi phái đoàn TĐCTT 24 anh chị em chúng tôi cũng đã tham dự để mừng Vị Sáng lập của mình, và lần này riêng cặp TĐCTT chúng tôi (trong 24 anh chị em 2014) lại được Vượt Qua những gì đã xẩy ra 11 năm trước, khi chúng tôi đến tham dự Lễ An táng ngài hôm nay.


Tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho ĐTC Phanxicô trong quyền lực Phục sinh bằng tất cả niềm hy vọng vào Chúa Kitô Vượt Qua, như ngài đã xác tín và trấn an trong Sứ Điệp Phục Sinh cuối cùng của ngài được ban bố Sáng Chúa Nhật Phục Sinh 20/4/2025, trước ngày ngài qua đời 21/4/2025, như sau: 

"Từ ngôi mộ trống ở Giêrusalem, một tin tức chưa từng nghe đã đến với chúng ta: Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh, 'không còn ở đây nữa, Người đã sống lại' (Lc 24,6). Người không còn trong mộ, Người là Đấng Hằng Sống! Tình yêu đã chiến thắng hận thù. Ánh sáng đã chiến thắng bóng tối. Sự thật đã chiến thắng dối trá. Tha thứ đã chiến thắng sự trả thù. Sự dữ chưa biến mất khỏi lịch sử nhân loại, nó sẽ còn đó cho đến ngày tận thế, nhưng nó không còn thống trị, không còn quyền lực trên những ai đón nhận ân sủng của ngày hôm nay."

Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 1: Chờ đợi từ 5 rưỡi sáng ở Đường San Pio X
https://youtube.com/shorts/i_jOtg7x8Ik



Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 2: Tiến vào Đường Hòa Giải lúc 7:15 am
https://youtube.com/shorts/dJ1876gFyb8


Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 3: Lúc 7:30 am ở Đường Hòa Giải
https://youtu.be/j4zVJKtLgPk


Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 4: Lúc 8 giờ sáng ở trong Quảng Trường Thánh Phêrô phía dưới
https://youtu.be/mYhtjo6U7xA


Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 5: Lúc 9 giờ sáng ở trong Quảng Trường Thánh Phêrô phía trên
https://youtube.com/shorts/bMbYfSm6m2w



Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 6: 
Lúc 10:00 am khi Quan tài của ngài được khênh từ trong Đền thờ ra Lễ đài
(Tấm hình này được chụp từ máy quay của Tòa Thánh và được chiếu trên màn hình gần chỗ đứng của người chụp này - cứ thấy hình ảnh quan tài của ĐTC Phanxicô thì cộng đồng vỗ tay)  
https://youtu.be/mfL9esxiQKk


Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 7:  Lúc 10:45 am khi đang giảng lễ   
https://youtube.com/shorts/y6KrYzVf0-U


Lễ an táng 10 giờ sáng ĐTC Phanxicô - Video 8: 
Lúc 12:10 am khi Quan tài của ngài được khênh từ Lễ đài trở vào trong Đền thờ
https://youtu.be/SO3QvXGixqQ





Cộng đồng Dân Chúa viếng xác ĐTC Phanxicô Thứ Sáu 25/4/2025

(email tối Thứ Sáu ngày 25/4/2025)


Tạ ơn LTXC đã thúc đẩy và dẫn đưa 2 vợ chồng chúng em để đại diện chung Nhóm TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương) sang Giáo đô Roma kịp Viếng xác và dự Lễ an táng Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót là ĐTC Phanxicô kính mến của chúng ta. Chúng em xin tường thuật trực tiếp từ những gì chúng em đã mắt thấy, qua các tấm hình tiêu biểu kèm theo videos để chung nhóm cùng hiệp thông, theo dõi và cầu nguyện cho ngài nhé:


Trước hết là Viếng xác của Ngài ở Đền Thánh Phêrô






Thi thể của ĐTC Phanxicô được đặt trong quan tài mở ở trên cung thánh trước Bàn Thờ Đức Tin trong Đền Thánh Phêrô 3 ngày để giáo dân được đến kính viếng, từ Thứ Tư 23/4/2025, 
bao gồm suốt đêm Thứ Năm 24/4, cho đến 7 giờ tối Thứ Sáu 25/4, nhưng không được vào từ 5 giờ chiều. 






Phái đoàn TĐCTT đã đến sớm nên xong sớm để có giờ sang Đến Thánh LTXC cầu nguyện cho ngài trước khi đến Đền Đức Bả Cả để xem nơi ngài sẽ được an táng.




Mỗi người chỉ đủ giờ cho phép đi ngang qua bằng một ánh mắt thoáng nhìn để xin chào biệt ngài mà thôi, hoàn toàn không được phép chụp hình.
Sở dĩ có được tấm hình hiếm quý này là từ Cha Phạm Vũ Hải Sơn, OP, vị linh mục đã dẫn chúng em viếng xác ĐTC, đã chụp được lúc đầu khi chưa kịp cấm. 
Cha đã gửi cho em để phổ biến chung. Tạ ơn LTXC và cám ơn Cha Sơn


Sau nữa là Thăm vị trí phần mộ của Ngài ở Đền Đức Bà Cả


(Ng
ôi mộ của ĐTC Phanxicô từ dưới lên trên ở gần kề với Bàn thờ Kính Đức Mẹ Phù hộ Dân Thành Rôma,
nơi ngài vẫn đến trước và sau từng chuyến tông du của ngài để cầu nguyện và tạ ơn Mẹ).
Chúng em sẽ trở lại Đền Thờ Đức Bà Cả 1 lần nữa để chụp thêm hình ở ngôi mộ này sau khi ngài được an táng ở đây theo di chúc của ngài.


Sau hết là cầu nguyện cho Ngài ở Đền LTXC gần Quảng trường Thánh Phêrô


Ngôi Nhà thờ Santo Spirito ở Sassia ở gần sát với Quảng Trường Thánh Phêrô, là nơi được ĐTC Gioan Phaolô II từ ngày 1/1/1994 sử dụng như Trung Tâm LTXC ở Vatican


Trung Tâm LTXC cũng được gọi là Đền Thờ LTXC này ĐTC Phanxicô từng đến dâng Lễ LTXC, và là nơi có di tích của Thánh Faustina cũng như Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô 2


Tuy nhiên, khi ĐTC Phanxicô là vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót qua đi, trong đến thờ này cũng trân trọng trưng bày hình ảnh của ngài để tưởng nhớ và cầu chp ngài



Chúng em đã cầu nguyện cho Nhóm TĐCTT và xin ngài chuyển cầu cho từng anh chị em trong nhóm, và chúnhg em sẽ trở lại đây để dự lễ LTXC CN 27/4/2025 tới đây.

Xin quý AC theo dõi các video clips chúng em quay liên quan đến việc Viếng xác của ĐTC Phanxicô sau đây:
Ngày viếng xác Thứ Sáu 25/4/2025: Từ ga xe lửa chính ở Roma - https://youtu.be/CiJrvi7czfE
Viếng xác ĐTC Phanxicô Thứ Sáu 25/4: Ở ngoài Quảng trường Thánh Phêrô - https://youtube.com/shorts/D_Rs1kxlHZw
Viếng xác ĐTC Phanxicô Thứ Sáu 25/4: Qua cửa Thánh của Đền Thờ Thánh Phêrô - https://youtube.com/shorts/1cte4Axo2zw
Viếng xác ĐTC Phanxicô Thứ Sáu 25/4: Bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô - https://youtube.com/shorts/M4-b-7TBTWc
Xin theo dõi tiếp ngày mai Thứ Bảy 26/4/2025 về Lễ An Táng ĐTC Phanxicô




From: hiepqvu 
Date: Sat, Apr 26, 2025 at 11:50 AM
Subject: Re: Cộng đồng Dân Chúa viếng xác ĐTC Phanxicô Thứ Sáu 25/4/2025
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Cảm động quá,
cảm ơn anh chị đã cho phép chúng em cùng đồng hành qua chuyến viếng xác Đức Thánh Cha của anh chị.
2 em hiệp vân 




Lạ lùng ... Chuyến đi tạ biệt Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô.

(email chiều Thứ Năm 24/4/2025)


Không ngờ, thật không ngờ... LTXC an bài thần linh khi ĐTC Phanxicô đột ngột qua đời vào ngày 21.4.2025, ngày kết thúc chuyến Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng 12 ngày, từ ngày 11.4, như tôi đã phác họa, để phái đoàn TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương) chúng tôi được cơ hội ngọc ngà cử hành Tam Nhật Vượt Qua với Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô mà riêng bản thân tôi hằng kính phục và gắn bó suốt giáo triều 12 năm 1 tháng 8 ngày của ngài. 


Rất tiếc chuyến Hành hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng này đã bất thành ngoài ý muốn, nhưng cũng rất may là bằng không phái đoàn chúng tôi đã mất mục đích như ước vọng vì ngài không thể chủ sự Đường Thánh Giá tối Thứ Sáu Tuần Thánh ở Colleseum, không thể chủ tế Thánh lễ Đêm Phục Sinh ở Quảng trường Thánh Phêrô, cũng như không thể hoàn toàn chủ sự buổi sáng Chúa Nhật khi ban Phép lành Urbi et Orbi cho Thành Rôma và thế giới sau khi ban bố Sứ Điệp Phục Sinh, chưa kể đến biến cố ngài qua đời vào ngay ngày phái đoàn trong chuyến đi nếu thành này phải rời Rôma, không được dịp Viếng xác và dự lễ an táng ngài. 


Thế nhưng, không ngờ, thật không ngờ LTXC an bài thần linh, ở chỗ kỳ diệu thay, riêng bản thân tôi, cùng với người vợ đã nhiệt tình đồng hành với tôi liên tục phục vụ Nhóm TĐCTT theo giáo huấn Thương xót và gương mẫu Thương xót của ngài, lại không hề bị missed, bị lỡ mất cơ hội được nhìn thấy ngài lần cuối, dù bấy giờ ngài đã hoàn toàn bất động trong quan tài, không còn nhìn thấy chúng tôi, mỉm cười với chúng tôi và ban phép lành cho chúng tôi, theo thói quen bất khả thiếu cho tới chết của ngài, mỗi khi ngài gặp được cộng đồng dân Chúa sau mỗi buổi triều kiến chung Thứ Tư hay buổi Kinh Truyền Tin Chúa Nhật hằng tuần. 


Thật vậy, trong 2 chuyến đi với chung Nhóm TĐCTT, chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thời Điểm Maria năm 2017 ở Quảng trường Thánh Mẫu Fatima chiều ngày 13.5, và chuyến Hành hương Đức tin Chứng tích Phục Sinh 2021 ở Ý quốc và Roma sáng ngày 17.11 trong Đại Sảnh Đường Phaolô VI, chúng tôi đã tận mắt thấy như thế, chứ không phải qua truyền thông đại chúng, thậm chí người vợ của tôi gần được chạm đến ngài khi ngài từ trên đi xuống băng ngang qua sát chỗ nàng đứng giữa đám đông ở hai bên chờ ngài. 


Riêng tôi, tôi đã cố gắng cầm lá cờ Việt Nam vẫy vẫy để kéo chú ý của ngài, nhờ đó ngài đến với tôi cũng là đến với dân nước Việt Nam thân yêu của tôi. Rất tiếc, cả 2 lần tôi đều bị missed ngài, như Việt Nam đã thực sự missed ngài không được ngài tông du đến sau lời mời của Chủ tịch Nhà nước Việt Nam Võ Văn Thưởng vào mùa hè năm 2023. Tuy nhiên ngài cũng đã tiên báo và hẹn với dân nước Việt Nam rằng ngài sẽ đến qua một vị giáo hoàng khác, "Đức Gioan XXIV", một lời hứa như mơ hồ thoái thác một cách bất đắc dĩ, bởi ngài thực sự muốn đến với dân nước Việt Nam nhưng chưa tới lúc chín mùi về tầng cấp cùng thủ tục ngoại giao giữa Quốc Đô Vatican / Vatican City State với Nhà Nước Việt Nam. 


Nhưng cũng chẳng biết đâu được những gì LTXC đã an bài thần linh mà nhân loại không ngờ và lạ lùng thì đều trở thành hiện thực một cách kỳ diệu  vào thời điểm đã được ấn định. Điển hình nhất là trường hợp của tôi đây. 


Sau 2 lần bị missed ngài ở Fatima năm 2017 và ở Vatican năm 2021, không phải vì tôi bị ngài ignore coi thường không để ý tới những nỗ lực tôi gây chú ý và vẫy gọi ngài, thì đùng một cái tôi bất ngờ được gặp lại ngài trong chuyến đi đột xuất này, như dấu hiệu cho thấy ngài đã chờ gặp tôi, vẫn lưu ý đến tôi, một người con tông đồ giáo dân cố gắng sống và loan truyền LTXC theo sát giáo huấn "niềm vui phúc âm" (29.6.2014) của ngài cùng tính cách mục vụ "xông mùi chiên" cho đến chết của ngài. Bằng không thì làm sao tôi lại đột ngột, (như cái chết của ngài), được ở bên quan tài của ngài để được diễm phúc, (hơn bao nhiêu người khác có muốn cũng không được, như toàn bộ Nhóm TĐCTT của tôi), chiêm ngắm dung nhan nhân hậu dễ thương và đáng mến như phản ảnh LTXC của ngài. 


Bởi thế, cảm nhận được LTXC nơi bản thân hèn mọn cùng cuộc đời tông đồ giáo dân thiện chí của mình, tôi đã lợi dụng những giây phút vô cùng quý báu nhưng hết sức ngắn ngủi được gặp lại ngài và được ở bên ngài, như ngài đã âm thầm can thiệp một cách nào đó theo chiều hướng mục vụ cá nhân hóa của ngài khi ngài còn đang chăn dắt đàn chiên trong Giáo Hội được LTXC ủy thác cho ngài, để ngài gặp lại tôi sau 2 lần tôi đã bị missed ngài, tôi xin ngài chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT mới mẻ nhỏ bé của tôi, một nhóm giáo dân thiện chí được thành lập để đáp ứng lời kêu gọi từ vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ngài, và là một hội đoàn Công giáo tiến hành trong Giáo Hội, như nó đã được thẩm quyền Giáo phận Orange công nhận ngày 17.7.2018 sau 10 năm được Ơn Khởi Động. 


Chớ gì tinh thần sống LTXC và đường hướng mục vụ thừa sai thương xót của ngài tiếp tục trổ sinh muôn vàn hoa trái cứu độ qua những hoạt động tông đồ chứng nhân thương xót của Nhóm TĐCTT chúng con. Phải chăng chuyến Hành hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 suốt 3 tuần lễ (11-31/3) vừa rồi của Nhóm TĐCTT đã là một nỗ lực tích cực "hiệp thông tham gia sứ vụ" theo chiều hướng của ngài để lại cho Giáo Hội đã khiến ngài toại nguyện, đến độ 2 vợ chồng tôi vừa từ Việt Nam về hôm 11.4.2025, và vừa lấy lại được sức sau chuyến đi 31 ngày, (vì chúng tôi ở lại VN thêm 10 ngày để trị liệu bệnh nạn của chúng tôi), chúng tôi mới có thể "vội vã lên đường" (Luca 1:29) từ Los Angeles California sang Giáo đô Rôma, vượt gần 10 ngàn cây số trong vòng 12 tiếng đồng hồ để kịp viếng xác ĐTC Phanxicô ngày Thứ Sáu 25.4 trong Đền Thánh Phêrô, dự lễ an táng ngài sáng Thứ Bẩy 26.4, áp Chúa Nhật lễ LTXC 27.4, thời điểm mà chính ngài đã tôn phong hiển thánh cho vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của ngài cũng ở ngay Quảng trường Thánh Phêrô 11 năm trước, 27/4/2014.


Không ngờ, cũng hoàn toàn không ngờ, LTXC an bài thần linh đó là vào thời điểm CN Lễ LTXC ngày 27.4 là thời điểm trùng hợp và kết hợp 2 vị Giáo Hoàng về LTXC lại với nhau: vị Giáo Hoàng tiền nhiệm thì đã phải trải qua khổ nạn gây ra bởi bệnh hoạn vào những tháng ngày Mùa Chay trước khi qua đời hôm Thứ bảy đầu tháng ngày mùng 2.4.2005, cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh, áp CN Lễ LTXC mùng 3.4.2005; vị Giáo Hoàng kế nhiệm, (sau vị Giáo Hoàng Biển Đức 16), cũng phải trải qua cuộc khổ nạn vì bệnh hoạn cũng vào những ngày trong Mùa Chay, trước khi qua đời vào đầu Tuần Bát Nhật Phục Sinh, để sau đó được an táng vào Thứ bảy, cũng áp CN Lễ LTXC, một CN Lễ LTXC vào CN 27.4 Năm Thánh 2025, như 11 năm trước, thời điểm vị giáo hoàng sau phong hiển Thánh cho vị trước. 


Không ngờ, thật không ngờ ... LTXC an bài thần linh đã sắp xếp, hoàn toàn ngoài dự tính của tôi là người phát động và tổ chức cả 2 chuyến đi 2014 và 2025, để hai chuyến đi, cách nhau 11 năm, liên quan đến thời điểm Chúa Nhật 27.4 này. Đúng thế, vào năm 2014, nhân sự kiện ĐTC Gioan Phaolô II, Vị Sáng lập Nhóm TĐCTT được Giáo Hội tuyên phong hiển Thánh, tôi đã hứng lên hơn bao giờ hết nhào vô tổ chức cho một nhóm TĐCTT 24 anh chị em sang Giáo đô Rôma để tham dự, với chuyến đi quốc tế đầu tiên của nhóm, chuyến Hành hương Tia Sáng từ Ba Lan 12 ngày 24.4 - 5.5. Thế rồi chuyến đi đột xuất Năm Thánh 2025 này, để tạ từ và tiễn biệt Vị Giáo Hoàng Phanxicô, vị giáo hoàng cũng về LTXC như ĐTC Gioan Phaolô II đã được ngài tôn phong hiển Thánh năm 2014 ấy, một chuyến đi cũng trong thời khoảng 12 ngày, từ 24.4 đến 5.5, đúng như 11 năm trước. Thật là lạ lùng sự kiện thời điểm lịch sử xoay vần theo LTXC an bài thần linh. 


Nếu Thánh Gioan Phaolô II là vị  Giáo Hoàng Tông đồ Thương xót, đã được LTXC tuyển chọn đến từ một quốc gia thuộc khối cộng sản Đông Âu vào cuối thập niên 1979 để mở màn cho "Thời Điểm Thương xót", thi ĐTC Phanxicô được LTXC tuyển chọn "từ tận cùng thế giới" (13/3/2013) là vị Giáo Hoàng Thừa sai Thương xót trong "Thời Điểm Thương Xót", một thời điểm vô cùng thảm thương bởi nhân loại càng văn minh và nhân bản nhân quyền lại càng bạo loạn kèm theo những tai vạ tương xứng xẩy ra một cách dồn dập kinh hoàng khủng khiếp bất khả tránh, với hậu quả gây ra là thảm trạng "rất ư là nhiều các thương tích" (ĐTC Phanxicô Rôma 6/3/2014), và chính vì thế mà ngài đã mong muốn Giáo Hội và thúc đẩy Giáo Hội phải trở thành một "bệnh viện lưu động / bệnh viện dã chiến / a field hospital", hầu có thể mau chóng chữa lành một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC Gioan Phaolô II Balan 17/8/2002).


Không ngờ, thật không ngờ ... LTXC an bài thần linh đã cho xuất hiện một nhóm tông đồ giáo dân mang danh xưng Tông Đồ Chúa Tình Thương cho "Thời Điểm Thương Xót", vào Thứ Sáu ngày 11.4.2008, giữa 2 giáo triều (2005 - 2013) của 2 vị Giáo Hoàng về LTXC, của LTXC và cho LTXC là ĐTC Gioan Phaolô II, với giáo triều hơn 26 năm, kết thúc vào năm 2005, và ĐTC Phanxicô, một giáo triều hơn 12 năm, bắt đầu từ năm 2013. 


Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị Sáng lập Nhóm TĐCTT bằng lời kêu gọi lam chứng nhân cho LTXC của ngài, và ĐTC Phanxicô, Mô phạm Thừa Sai cho Nhóm TĐCTT, chuyển cầu cho Nhóm TĐCTT chúng con được một Đức tin tuân phục, một Đức ái trọn hảo và một Niềm Vui Thương Xót như Mẹ Maria Trinh Vương Thương Xót của chúng con Amen. 


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh, 
một chút cảm nhận đột hứng trên chuyến bay từ Los Angeles California sang Giáo đô Rôma trong thời khoảng giữa 2 ngày 23-24/4/2025.





TĐCTT sẽ viếng xác và tham dự Lễ An Táng ĐTC Phanxicô thay Buổi Tĩnh Tâm về LTXC Thứ Bảy 26/4/2025

(email sáng ngày lên đường Thứ Tư 23/4/2025)


Quí TĐCTT chí thiết của em trong Năm Thánh Lữ hành Hy vọng 2025  

 


Buổi Tĩnh Tâm thường niên về LTXC vào dịp Lễ LTXC hằng năm của chúng ta trong Năm Thánh 2025 này lại trùng với ngay Lễ An Táng cho ĐTC Phanxicô khả kính và khả ái của chúng ta. Trong các vị Giáo Hoàng cận đại và hiện đại có 2 vị Giáo hoàng về LTXC đều liên quan mật thiết đến Nhóm TĐCTT chúng ta:

 


1- Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị Giáo hoàng được LTXC chọn từ một nước cộng sản Balan thuộc khối cộng sản Đông Âu trước năm 1989, để mở màn cho "Thời điểm Thương Xót", vị Giáo Hoàng cũng đã được LTXC sử dụng những lời kêu gọi trong bài giảng của ngài cho Lễ Cung Hiến Đền Thờ LTXC ở TGP Krakow Balan ngày Thứ Bảy 17/8/2002 để làm nên Nhóm TĐCTT chúng ta từ năm 2008. Và đó là lý do phái đoàn TĐCTT chúng ta đã thực hiện chuyến hành hương đầu tiên trong 5 chuyến từ trước đến nay là chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 12 ngày năm 2014 (24-5/5) ở Roma để dự lễ Phong Thánh cho ngài và sang Balan như về nguồn với nơi được LTXC tuyển chọn để ban bố Sứ điệp LTXC cho Thời điểm thương xót được LTXC dùng ngài để mở màn;

 


2- ĐTC Phanxicô, vị Giáo Hoàng Thương Xót, chẳng những qua giáo huấn của ngài mà còn qua chính đời sống và hoạt động mục vụ của ngài trong suốt giáo triều dài 12 năm 1 tháng 8 ngày, nhờ đó, Nhóm TĐCTT đã có thể sống Ơn gọi Thương xót và thực hiện Sứ vụ Thương xót của mình một cách hiệu lực ở những vùng "ngoại biên" được ngài quan tâm và chú trọng. Đó là lý do, từ Năm Thánh Thương Xót ngoaạ lệ năm 2016 do chính ngài khai mở lần đầu tiên trong Giáo Hội, mà Nhóm TĐCTT đã bắt đầu thực hiện các chuyến truyền giáo ở những vùng sâu vùng xa, cả ở Việt Nam trong 2 chuyến Hành Trình Truyền Giáo Xuyên Việt I 2016 và II 2018, chưa kể chuyến Thừa Sai Bác Ái 2025, thậm chí cho đến tận cùng trái đầt ở Calcutta Ấn Độ năm 2022 và ở Phi Châu năm 2024 (Ethiopia Tháng 5 và Mozambique Tháng 10).

 


Nếu 2 vị Giáo Hoàng về LTXC này có liên hệ mật thiết với Nhóm TĐCTT chúng ta, và nếu chúng ta đã sang giáo đô Roma để dự lễ phong thánh cho ĐTC Gioan Phaolô II, vị sáng lập Nhóm TĐCTT của chúng ta thì chúng ta cũng không thể bỏ qua ĐTC Phanxicô trong dịp hậu sự biến cố ngài qua đời, bao gồm việc viếng xác và tham dự lễ an táng của ngài, một dịp lại trùng với lễ Phong Thánh cho ĐTC Gioan Phaolô đệ nhị 11 năm trước, 27/4/2014. Vì 2 vị Giáo hoàng này liên quan đến LTXC nên LTXC cũng đã an bài thần linh để cho cái chết của các vị trùng vào với Lễ LTXC: 1 vị là ĐTC Gioan Phaolô II thì chết vào cuối Tuần Bát Nhật Phục Sinh Thứ Bảy mùng 2/4/2014, áp lễ LTXC, một vị là ĐTC Phanxicô thì chết vào đầu Tuần Bát Nhật Phục Sinh ngày 21/4/2025, nhưng lại được an táng vào ngày Thứ Bảy 26/4 trước Lễ LTXC 27/4.

 


Đó là lý do, ngay sau khi nghe tin ĐTC Phanxicô qua đời vào lúc nửa đên về sáng ngày Thứ Hai 21/4/2025 ở Nam California và sau khi phổ biến bài viết cấp tốc về  Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời em tự nhiên có ý định sang tham dự Lễ An Táng của ngài. Cuối cùng, sau khi hết sức nỗ lực thực hiện ý định của mình, mà theo em do chính LTXC tác động, mà cuối cùng, LTXC đã  an bài cho 2 vợ chồng chúng em, thay vì phái đoàn 6 người chúng em rủ thêm nhưng bất thành vì quá bất ngờ và gấp rút, để đại diện cho chung Nhóm TĐCTT sang viếng xác ngài ngày 24 hay 25/4 và dự lễ an táng của ngài ngày 26/4. Chúng em sẽ lên đường ngay ngày mai Thứ Tư 23/4 từ Los Angeles vào lúc 3:15 pm và đến Roma lúc 12:15 pm ngày Thứ Năm 24/4. Khi viếng xác và dự lễ an táng, chúng em sẽ cầu cho Nhóm TĐCTT.

 


Vì biến cố Lễ an táng ĐTC Phanxicô vào chính Ngày Thứ Bảy 26/4/2025, ngày Nhóm TĐCTT đã dự định tổ chức Tĩnh Tâm về LTXC như em đã phổ biến và host như mọi năm, trong khi đó em lại đang đại diện chung Nhóm TĐCTT tham dự Lễ an táng ngài ở Roma chính hôm đó, nên em xin lỗi quý AC xin hẹn với Quý AC năm tới nhé. Ngoài ra, Nhóm TĐCTT chúng ta vẫn tham dự Lễ LTXC vào chiều tối cùng ngày Thứ Bảy 26/4 với Cộng đồng Công giáo VN GP Orange như thường. Hơn nữa, cuối tuần sau đó, Thứ Bảy ngày mùng 3/5, Nhóm TĐCTT Nam California còn cử hành Thứ Bảy Đầu Tháng, hai tuần sinh hoạt sát nhau nên tạm ngưng Buổi Tĩnh Tâm về LTXC Thứ Bảy 26/4 trước đó cũng hợp tình hợp lý. Em sẽ phổ biến chơơng trình Thứ Bảy Đầu Tháng 5 sau, dù em tới ngày 5/5 mới về.

 

 

Xin Chúa Kitô là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa biến đổi đức tin tuân phục của chúng con thành đức ái trọn hảo 

để chúng con được hoan hưởng niềm vui thương xót của Chúa và với Chúa, như Mẹ Maria vậy. Amen

 


em tĩnh

 

Nếu được, xin mời quý AC theo dõi lễ an táng cho ĐTC Phanxicô vào lúc 10 giờ sáng Roma hay 1 giờ sáng California, được trực tiếp truyền hình bởi Vatican News Việt ng ở cái link sau đây:

 

Tường thuật trực tiếp Thánh Lễ An Táng ĐTC Phanxicô (26/04)


Trong thời gian ở Roma, em sẽ cố gắng liên lạc với quý anh chị TĐCTT thân ái của em bằng email, về hình ảnh sinh hoạt trong ngày, như các chuyến đi trước đây. Chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 em sẽ hoàn tất sau chuyến đi Roma bất ngờ này trong Tháng 5/2025 nhé. Thật vậy, sau Lễ an táng ĐTC Phanxicô, đằng nào cũng đã tốn phí (900.00 MK máy bay và 880 MK khách sạn chưa kể chi phí ăn uống, khách sạn và tour giude, tối đa khoảng 2,500 MK, rẻ hơn một nửa nếu đi với Travel Agency), chúng em lợi dụng để tái thực hiện chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng ở Roma mà chúng em tưởng rằng đã bị missed, không ngờ lại được thực hiện, để viếng thăm và tham quan một số nơi đáng đến hay chưa đến ở Ý quốc và Roma trong các chuyến Hành Hương trước đây với chung nhóm: Chuyến Hành Hương Tia Sáng Từ Balan 2014 và chuyến Hành Hương Đức Tin Chứng Tích Phục Sinh 2021, như được phác họa trong toàn bộ lịch trình hành hương sau đây:


Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng ở Roma 24/4 - 5/5/2025: Lịch trình

Thứ năm (24/4): Đến Rôma. Nhận phòng khách sạn. Nghỉ ngơi. Ăn tối.
Thứ sáu (25/4): Viếng thi hài ĐGH Phanxicô. 
                          Tham quan Vòm (lên chóp đỉnh) đền thờ thánh Phêrô. 
Thứ bảy (26/4): Dự thánh lễ an táng ĐGH Phanxicô
                          Kính viếng hang toại đạo Sebastiano. 
Chúa nhật (27/4): Tham dự thánh lễ chúa nhật II Phục sinh kính LTXC đền thờ LTXC Rôma, 
                          nơi được thiết lập bởi ĐTC Gioan Phaolô 2 từ 1/1/1994, nơi có các hài tìch của Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolô 2, và cũng là nơi ĐTC Phanxicô dâng lễ LTXC hằng năm
                         Tham quan bên trong đấu trường La Mã Colosseo
Thứ hai (28/4): Viếng phép lạ Thánh Thể ở Lanciano
Thứ ba (29/4): Tham quan Subiaco (hang thánh Biển Đức)
Thứ tư (30/4): Viếng Đền Thánh Đức Mẹ thánh Luca ở Bologna
Thứ năm (1/5): Viếng  Đền Thánh nữ Maria Goretti ở Nettuno
Thứ sáu (2/5): Tham quan Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi ở Pompei
Thứ bảy (3/5): Viếng các Cửa thánh để lĩnh Ơn Toàn Xá (ở Đền thờ Gioan Latêranô, Đức Bà Cả, Thánh Phaolô Ngoại Thành). 
                        Viếng nơi thánh Phaolô chịu tử đạo.
Chúa nhật (4/5): Nghỉ ngơi. Shopping.
Thứ hai (5/5): Bay về Mỹ



From: Chu28456 
Date: Wed, Apr 23, 2025 at 7:15 AM
Subject: Re: TĐCTT sẽ viếng xác và tham dự Lễ An Táng ĐTC Phanxicô thay Buổi Tĩnh Tâm về LTXC Thứ Bảy 26/4/2025
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Hi chú Tĩnh,

Cháu cảm ơn chú đã luôn gửi email để cháu được dịp theo dõi và thông công khi mà ko thể tham gia trực tiếp. 
Đọc email này của chú cháu thật xúc động vì LTXC & nhiệt huyết của chú cũng như mọi người tham dự lễ tang của ĐTC Phanxico đã thể hiện tâm tình con thảo với người Cha thân yêu ở thế gian này…♥️… Nguyện xin LTXC & Mẹ Maria  luôn đồng hành cùng nhóm trong chuyến hành hương thật ý nghĩa này. 

cháu Thuy Tien. 



From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Wed, Apr 23, 2025 at 8:47 AM
Subject: Re: TĐCTT sẽ viếng xác và tham dự Lễ An Táng ĐTC Phanxicô thay Buổi Tĩnh Tâm về LTXC Thứ Bảy 26/4/2025
To: Chu28456


Tạ ơn LTXC và cám ơn Chị Chu Thủy Tiên, TĐCTT ở Austin TX, đã chẳng những luôn theo dõi email và livestream của em gửi cho nhóm mà còn chia sẻ cảm nhận của mình.
Xin bình an của Chúa Kitô Phục Sinh lu6on ở cùng chúng ta nhé.
em tĩnh




From: hiepqvu 
Date: Wed, Apr 23, 2025 at 8:26 AM
Subject: Re: TĐCTT sẽ viếng xác và tham dự Lễ An Táng ĐTC Phanxicô thay Buổi Tĩnh Tâm về LTXC Thứ Bảy 26/4/2025
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>

Từ Bolivia,

Xin chia sẻ đến các Tông Đồ Lòng Thương Xót Chúa.

Xin chia sẻ với anh chị về một bản tin từ báo Erbol ở Bolivia

'Căn bệnh đã gần như biến mất': Rilver Aramayo nhận được phước lành của Đức Phanxicô và tuyên bố ngài đã thực hiện một phép lạ.

Hình: Rilver khi còn nhỏ đã nhận được phước lành của Đức Giáo hoàng.

Bản tin từ báo Erbol, Bolivia 🇧🇴:

https://www.erbol.com.bo/nacional/%E2%80%98pr%C3%A1cticamente-se-fue-la-enfermedad%E2%80%99-rilver-aramayo-recibi%C3%B3-la-bendici%C3%B3n-de-francisco-y

‘Prácticamente se fue la enfermedad’: Rilver Aramayo recibió la bendición de Francisco y asegura que hizo un milagro

Photo: Rilver, cuando era niño, cuando recibió la bendición del Papa.

Cậu bé Rilver người Bolivia cách đây 10 năm, trước đó Em đã bị chặt một chân vì ung thư xương (Lúc đó em mới 10 tuổi). Khi Đức GH Phanxicô tới thăm Bolivia ngày 8 tháng 7 năm 2015. Em đã len lỏi vào hàng những người ra đón ĐGH và em tin rằng được phép lạ chữa lành ung thư xương vì đã được chạm đến ĐGH.

2 em Hiệp và Thanh Vân 




From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Wed, Apr 23, 2025 at 8:50 AM
Subject: Re: TĐCTT sẽ viếng xác và tham dự Lễ An Táng ĐTC Phanxicô thay Buổi Tĩnh Tâm về LTXC Thứ Bảy 26/4/2025
To: hiepqvu
Cc: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>


Cám ơn AC Hiệp Vân.
Em vẫn nghĩ rằng Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô sẽ được Giáo Hội tuyên phong hiển thánh như ĐTC Gioan Phaolô 2 trước đây.
Chắc chắn sẽ có thêm phép lạ sau khi ngài qua đời.
Chúng ta hãy xin ngài chuyển cầu cho chúng ta được sống và loan truyền LTXC như ngài và với ngài nhé.
em tĩnh

 


Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời!

(email vào lúc 4 giờ sáng Thứ Hai ngày 21/4/2025)


Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,


Đức Thánh Cha về Nhà Cha lúc 7:35am thứ Hai ngày 21/04/2025

Tạ ơn LTXC đã gửi đến cho riêng thế giới Kitô giáo và Giáo Hội Công Giáo cũng như chung thế giới nhân loại ngày nay một vị Giáo Hoàng Thừa Sai Thương Xót Phanxicô, như chính đời sống đơn sơ, nghèo khó, bình dân và thương người của Ngài đã hiển nhiên cho thấy.

Những ngày cuối đời bệnh hoạn tật nguyền của Ngài cũng chẳng khác gì như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đã phát động "thời điểm thương xót" để rồi cuối cùng chính bản thân của Ngài đã phải trải qua những tháng ngày cuối đời thật thảm thương và đáng thương ở trong bệnh viện và một Tuần Thánh câm nín cùng liệt giường cho tới hơi thở cuối cùng vào lúc 9:37 phút tối ngày 2/4/2005 sau Thánh Lễ vọng Chúa Nhật LTXC mùng 3/4/2005.

Thật vậy, chính ĐTC Phanxicô đã công khai tuyên bố: "Đây là thời điểm thương xót" và công nhận vị tiền nhiệm Gioan Phaolô 2 của mình là vị Giáo Hoàng đã phát động "thời điểm thương xót" trong cuộc gặp gỡ hàng giáo sĩ Roma vào đầu Mùa Chay ngày 6/3/2014 như sau:

"Chúng ta không phải ở đây để thực hiện một cuộc tĩnh tâm vào đầu Mùa Chay, mà là lắng nghe tiếng của Vị Thần Linh đang nói cùng toàn thể Giáo Hội trong thời điểm của chúng ta đây, thực sự là thời điểm thương xót. Tôi chắc chắn như thế. Nó không phải chỉ trong Mùa Chay. Chúng ta đang sống trong thời điểm của tình thương đã 30 năm hay hơn thế nữa, cho đến hiện nay.

"1- Đây là thời điểm của tình thương trong toàn thể Giáo Hội

"Nó đã được thiết lập bởi Chân Phước Gioan Phaolô II. Ngài đã 'trực giác' thấy rằng đây là thời điểm của tình thương. Chúng ta nhớ lại việc phong chân phước và hiển thánh cho Nữ Tu Faustina Kowalska; sau đó ngài đã lập lễ Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đã đi từ từ, từ từ, và đã dẫn đầu về điều này.

"Trong bài giảng phong Hiển Thánh xẩy ra vào năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô truyền cho Nữ Tu Faustina đã rơi vào thời điểm giữa hai Thế Chiến và gắn liền với lịch sử của thế kỷ 20. Tương lai của con người trên trái đất này sẽ ra sao, ngài nói: 'Đó là những gì chúng ta không biết được. Tuy nhiên, thực tế cho thấy là cùng với những tiến triển mới chúng ta sẽ không thiếu những cảm nghiệm khổ đau. Nhưng ánh sáng của Lòng Thương Xót Chúa mà Chúa đã thực sự muốn cống hiến cho thế giới một lần nữa qua đặc sủng của Nữ Tu Faustina, sẽ chiếu sáng đường đi nước bước của con người của ngàn năm thứ ba'. Thật là rõ ràng. Nó là những gì hiển nhiên vào năm 2000, nhưng nó đã là một cái gì đó đã từng được chín mùi nơi tâm can của ngài vào một lúc nào đó. Ngài đã có cái trực giác này trong việc cầu nguyện của ngài."

Hằng theo dõi cẩn thận và liên tục hằng ngày sinh hoạt mục vụ của vị Giáo Hoàng Phanxicô vừa qua đời vào lúc 10 giờ 35 phút tối Chúa Nhật Phục Sinh ở Hoa Kỳ này từ khi ngài được bầu chọn vào ngày 13/3/2013 và lời ngài tuyên bố khi xuất hiện trước cộng đồng Giáo Hội và thế giới bấy giờ rằng Ngài là "vị giáo hoàng đến từ tận cùng trái đất", bản thân người viết này nhận thấy rằng ĐTC Phanxicô là vị Giáo Hoàng được LTXC tuyển chọn để canh tân về nguồn Giáo Hội của Chúa.

Đúng thế, ĐTC Phanxicô chủ trương "canh tân về nguồn" trong suốt giáo triều dài 12 năm 1 tháng 8 ngày. "Canh tân" ở chỗ "về nguồn" chứ không phải cấp tiến hay phá hủy truyền thống của Giáo Hội như một số hiểu lầm nên ra mặt chống đối Ngài. Ngài đưa Giáo Hội được Chúa ủy thác cho Ngài vào thời điểm của Ngài "Về nguồn" ở chỗ nào, nếu không phải về nguồn LTXC là tất cả mạc khải Thánh Kinh về một vị Thiên Chúa là tình yêu vô cùng nhân hậu nơi Đức Giêsu Kitô là "Dung Nhan Thương Xót - Misericordiea vultus" của Thiên Chúa (nhan đề của Tông sắc được ĐTC Phanxicô ban hành ngày 11/4/2015 để mở Năm Thương Xót 2026).

Mà đối tượng trên hết và trước hết của LTXC là gì nếu không phải là tội nhân, là một nhân loại yếu hèn đáng thương, cần được tìm kiếm và cứu độ "cho đến cùng" (Gioan 13:1) bất cứ giá nào, dù chết trên thập tự giá" (Philiphê 2:8). Đó là lý do trong bài giáo lý cuối cùng của ngài hôm Thứ Tư Tuần Thánh ngày 16/4/2025, Ngài đã nhắc nhở và trần an con cái Giáo Hội của Ngài trong Năm Thánh Hy Vọng 2025 này rằng: "Phúc Âm muốn mang đến cho chúng ta sứ điệp hy vọng, bởi vì Phúc Âm cho chúng ta biết rằng bất kể chúng ta bị lạc lối nơi nào, bất kể chúng ta bị lạc lối như thế nào, thì Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm chúng ta!"

Hai thành phần được Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô quan tâm chú trọng nhất đó là những người nghèo khổ và nạn nhân của thời cuộc về thể lý nhất là những tâm hồn tội nhân về luân lý, bao gồm cả những người anh em cộng sản hay đồng tính hoặc ly dị tái hôn bất hợp pháp v.v., thành phần vốn bị những vị Kitô hữu tự cho mình là "công chính" trong chúng ta ném đá, tẩy chay, tuyệt thông. Và đó là một trong những lý do chính yếu ĐTC Phanxicô đã bị thành phần Kitô hữu cảm thấy mình chính thống và chân truyền nhất của Giáo Hội Chúa Kitô cần phải bênh vực Giáo Hội đã công khai chống đối. Thế nhưng, họ đã quên rằng: "Thiên Chúa không sai Con của Ngài đến để lên án thế gian mà là để nhờ Người thế gian được cứu độ" (Gioan 3:17), và chính Chúa Kitô cũng tuyên bố ở trong nhà của viên trưởng ban thu thuế Giakêu lùn rằng: "Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất" (Luca 19:10).

Đó là lý do, ngay khi vừa được chọn để phục vụ Giáo Hội và cố gắng thực hiện chiều hướng "canh tân về nguồn" LTXC này, ĐTC Phanxicô đáng kính, đáng mến, đáng phục, đáng theo gương đối với chúng ta đã luôn nhắc nhở chung Cộng đồng Dân Chúa và riêng hàng giáo phẩm cũng như giáo sĩ rằng:

"Chúng ta là một Giáo Hội của các tội nhân; và chúng ta là thành phần tội nhân được kêu gọi để cho mình được Thiên Chúa biến đổi, được canh tân, được thánh hóa...

Chúa muốn chúng ta thuộc về một Giáo Hội có thể mở rộng cánh tay để đón nhận tất cả mọi người, chứ không phải là một ngôi nhà cho một số nhỏ nào đó, mà là ngôi nhà của tất cả mọi người, nơi mọi người có thể được tình yêu của Ngài canh tân, biến đổi, thánh hóa, cả thành phần mạnh mẽ nhất và thành phần hèn yếu nhất, thành phần các tội nhân, thành phần dửng dưng lạnh lùng, những ai cảm thấy chán nản và lạc loài." (Bài Giáo Lý 15 cho/trong Năm Đức Tin Thứ Tư 2/10/2013).

"Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng đường lối để gặp gỡ Người đó là tìm kiếm các thương tích của Người. Chúng ta tìm thấy các thương tích của Chúa Giêsu nơi các việc thực thi tình thương, bằng cách cống hiến cho thân xác - thân xác - cả linh hồn nữa - nhưng tôi nhấn mạnh đến thân xác của những người anh chị em bị thương tích, vì họ đói, vì họ khát, vì họ trần truồng, vị họ bị hạ nhục, vị họ bị làm nô lệ, vì họ bị tù tội, vì họ ở trong bệnh viện. Đó là những thương tích của Chúa Giêsu hôm nay đây. Và Chúa Giêsu xin chúng ta hãy thực hiện một bước nhẩy vọt đức tin tới với Người, nhưng qua các thương tích của Người.... Chúng ta cần phải chạm đến các thương tích của Chúa Giêsu, chăm sóc các vết thương của Chúa Giêsu, nhẹ nhàng băng bó chúng; chúng ta cần phải hôn lên các vết thương của Chúa Giêsu, được hiểu theo nghĩa đen." (Bài giảng cho Thánh Lễ sáng kính Thánh Tôma Tông Đồ ngày 3/7/2013 tại Nhà Thánh Matta)

"Bởi vậy chúng ta hãy xông pha (go forth), chúng ta hãy xông pha để cống hiến cho hết mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Ở đây tôi muốn lập lại cho toàn thể Giáo Hội những gì tôi đã thường nói với các linh mục và giáo dân ở Buenos Aires rằng: Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, đớn đau và lem luốc vì xuống đường vào đời hơn là một Giáo Hội thiếu lành mạnh bởi bị giam hãm và dính chặt với cái an toàn của mình (I prefer a Church which is bruised, hurting and dirty because it has been out on the streets, rather than a Church which is unhealthy from being confined and from clinging to its own security). Tôi không muốn một Giáo Hội chỉ quan tâm tới vấn đề trở thành tâm điểm để rồi đi đến chỗ bị rơi vào một mạng lưới đầy những thứ ám ảnh và phương thức. Nếu một điều gì đó có lý quấy rầy chúng ta và khiến cho lương tâm của chúng ta cảm thấy áy náy, thì đó là sự kiện là có rất nhiều anh chị em của chúng ta đang sống không có sức mạnh, ánh sáng và niềm ủi an là những gì xuất phát từ tình thân hữu với Chúa Giêsu Kitô, không có một cộng đồng đức tin để nâng đỡ họ, không có ý nghĩa và mục đích trong đời." (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm 29/6/2014 - khoản 49).

Theo bản thân người viết này thì Thiên Chúa đã an bài vô cùng khôn ngoan huyền nhiệm để cho vị Giáo hoàng thương xót được Ngài tuyển chọn cho "thời điểm thương xót" hiện nay phải qua đời trong Năm Thánh 2025, một Năm Thánh được chính vị Giáo hoàng này chọn chủ đề là "hy vọng", và vì thế có thể nói di chúc của ĐTC Phanxicô của chúng ta cho toàn thể Giáo Hội trong việc "canh tân về nguồn" với LTXC là cốt lõi của tất cả mạc khải thần linh được Thiên Chúa tỏ hiện trong Thánh Kinh đó là:

"Niềm hy vọng của tôi đó là chúng ta sẽ được tác động bởi nỗi lo sợ, hơn cái sợ bị lầm đường lạc lối, trong việc cứ khép kín trong các thứ cơ cấu cống hiến cho chúng ta một cảm giác sai lầm về sự an toàn, trong các thứ luật lệ khiến chúng ta có những phán đoán thô lỗ, trong những thứ thói quen khiến cho chúng ta cảm thấy an toàn, trong khi đó thì ở ngay cửa nhà của mình, dân chúng đang chết đói và Chúa Giêsu vẫn không ngừng nói với chúng ta rằng: 'Các con hãy cho họ ăn gì đi' (Mk 6:37)." (Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm 29/6/2014 - khoản 49).


TĐCTT Đaminh Maria cao tấn tĩnh,

Một nửa đêm về sáng Thứ Hai 21/4/2025 tự nhiên cứ trằn trọc và thao thức không ngủ được cho tới sau khi đọc xong Chuỗi Mân Côi và Chuỗi Thương Xót nhận thì được tin ĐTC Phanxicô qua đời!





From: hiepqvu
Date: Mon, Apr 21, 2025 at 9:09 AM
Subject: Re: Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời!
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>


Kính thăm anh và tất cả ACE tông đồ của LTX Chúa,

Cảm ơn bài chia sẻ “nửa đêm về sáng“ của anh với những chi tiết ngắn gọn nhưng rất đáng kính, đáng trân trọng về ĐGH Phan xi cô.

Đức Giáo hoàng, Phanxicô, Người đã suốt đời yêu Chúa, vì Chúa và Ngài luôn bảo vệ những thành phần yếu thế trong xã hội. Người đã tác động hàng triệu triệu con tim trở về với LTX Chúa dù đó là người có đạo hay không có đạo. Xin Chúa thưởng công cho Người trên Thiên Đàng.
Chúng em cũng muốn cùng các anh chị cầu nguyện để Chúa chọn một vị Giáo Hoàng mới thích hợp cho thời điểm hiện tại trong một thế giới đầy biến động. Trước đây thế giới thay đổi hàng năm, hằng tháng; bây giờ thay đổi từng giờ, từng phút. Có nhiều thay đổi tích cực làm cho con người khá hơn, gần nhau hơn nhưng cũng không thiếu những thay đổi rất cần phải loại trừ.

Thí dụ, hơn bao giờ hết con người (trong đó có em) tin vào, dựa vào kỹ thuật số, vào trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligent or AI) vào những vật chất chung quanh, những gì nhìn thấy trước mắt hơn là nhìn thấy chương trình của Chúa qua đức tin. Xin chúa cho con biết dùng những món quà Chúa ban để cộng tác vào vào chương trình của Chúa cho mọi người.

Chúng em luôn tin tưởng Chúa có một chương trình mới cho một kỷ nguyên mới, cho nhân loại mà Ngài hằng yêu thương. Xin Chúa chọn và gửi đến chúng con một Tân Giáo Hoàng, người sẽ cùng chúng con thực hiện ý Chúa theo như ý Chúa là Cha của Lòng Thương Xót.

Thân ái trong LTX Chúa

Hiệp và Vân, từ Bolivia.


 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Apr 21, 2025 at 1:13 PM
Subject: Re: Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời!
To: hiepqvu
Cc: <LTXC-TDCTT@googlegroups.com>


Tạ ơn LTXC và cám ơn Anh Vũ Quốc Hiệp, TĐCTT XV 2015, cặp thừa sai giáo dân (với vợ là Chị Thành Thanh Vân) đang truyền giáo ở Bolivia từ năm 2015 tới nay đã 10 năm. Đã lâu không nghe thấy tin tức gì về AC nhưng trên thực tế chúng ta vẫn theo chiều hướng của ĐTC cho chung Giáo Hội hiện nay là "hiệp thông tham gia sứ vụ / commuion, participation and mission". AC là cặp TĐCTT thừa sai giáo dân có tính cách quốc tế đầu tiên trong Nhóm, trước các chuyến truyền giáo quốc tế của Nhóm: 2022 ở Calcutta Ấn Độ và 2024 ở Phi Châu (Ethiopia tháng 5 và Mozambique tháng 10).


Nhóm TĐCTT chúng ta được sáng lập bởi Vị Giáo Hoàng mở màn cho "thời điểm thương xót" là ĐTC Gioan Phaolô 2 nhờ lời kêu gọi của Ngài, và được tác động bởi Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô,
vị Giáo hoàng chủ trương "ngoại biên" trước hết và trên hết, theo gương của Chúa Kitô bắt đầu tỏ mình ra và thi hành sứ vụ thiên sai cứu thế của mình từ "Ga-li-lê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi" (Mathêu 4:15-16), từ ngoại biên đó tiến về Jerusalem.


"Ngoại biên / peripheries" được Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô "đến từ tận cùng trái đất" (lời mở đầu của ngài là vị tân giáo hoàng ngày 13/3/2013) chú trọng ấy không phải chỉ có ý nghĩa về địa dư mà nhất là về nhân bản, bao gồm tất cả mọi con người anh chị em ở xa nhất về địa dư trong tất cả 47 chuyến tông du của Ngài như Papua New Guinea Đại Tây Dương, nơi được Ngài tông du thăm viếng vào tháng 9/2024, hay chỉ là một "đàn nhỏ" (Luca 12:32) nhất, chỉ có chưa đầy 1500 tín hữu Công giáo là Mông Cổ trong chuyến tông du vào tháng 9/2023. "Ngoại biên" về nhân bản đối với Ngài bao gồm những người anh chị em nghèo khổ, bệnh nạn tật nguyền hay dễ bị tổn thương (già lão, phụ nữ và trẻ em), và các nạn nhân của thời cuộc (gây ra bởi nạn buôn người, bởi chiến tranh, bởi thiên tai v.v., nhất là thành phần di dân tỵ nạn bị tẩy chay, hất hủi, tống cổ v.v.).


Thật là tuyệt vời, trước khi Ngài qua đời, mới năm ngoái, ngay sau chuyến Hành Trình Truyền Giáo Tận Cùng Trái Đất ở Phi Châu tháng 5/2024, Nhóm TĐCTT chúng ta đã có dự định thực hiện 2 chuyến Truyền Giáo quốc tế: Chuyến Hành Trình Truyền giáo Văn Hóa Liên Tôn ở Mông Cổ vào tháng 9/2026 và Chuyến Hành trình Truyền Giáo Trời Mới Đất Mới vào tháng 9/2028 ở Papua New Guinea. Nếu được xin mời AC cùng đồng hành nhé, trừ phi sức khỏe của Chị Vân cho phép, yếu tố đã khiến AC đành phải bỏ ý định tham gia với nhóm trong chuyến Hành Trình Truyền Giáo Thừa Sai Bác Ái 2022 ở Calcutta Ấn Độ.


Nhờ lời chuyển cầu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và Vị Giáo hoàng Thương xót là ĐTC Phanxicô vừa quá cố, xin Chúa Kitô Vượt Qua luôn là hồn sống và sức sống tông đồ truyền giáo của TĐCTT chúng ta, cách riêng của AC đang thực sự là thừa sai giáo dân ở khu vực truyền giáo Mỹ Châu.


em tĩnh

 

From: peterhoang@
Date: Mon, Apr 21, 2025 at 12:19 PM
Subject: Re: Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời!
To: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>


Em Cầu đang ở Roma từ Thứ Sáu tuần Thánh, Thứ 7 đi qua cửa Thánh Vatican còn nghe nói Đức Thánh Cha sẽ làm lễ Phục sinh và ban phép lành Orbi. Chu nhat đi qua cửa Thánh tại St Mary Major và Laterano basilica.
sáng nay thứ hai nghe Đức Giáo hoàng qua đời sớm lúc 7:15 giờ sáng Roma quãng 11 giờ đêm Houston hay 9 giờ tối Cali.
Họ sẽ để xác Ngài sớm nhất vào thứ tư cho dân chúng chiêm ngắm.
Chúng em phải đi ra khỏi Roma theo tour tới Slovia lúc 12 giờ trưa thứ hai không có dịp viếng Ngài . Tiếc quá
em Cầu

 

 

From: Tinh Cao <daminhmariacaotantinh@gmail.com>
Date: Mon, Apr 21, 2025 at 2:57 PM
Subject: Re: Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời!
To: peterhoang@
Cc: CRM-ThanHuuDongCong <crm-thanhuudongcong@googlegroups.com>, <crm-tusidongcong@googlegroups.com>


Xin vừa chúc mừng vừa chia buồn với AC Thông Mai nhé, nhị vị bác sĩ chỉnh xương nắn gân DC (Doctor of Chiropractic) nổi tiếng ở Houston TX. Chiều Hôm Thứ Bảy 22/2/2025 cách đây không lâu, sau khi được đích thân Anh mời đến khám, chụp và trị liệu chứng thần kinh tọa ở Văn phòng Dr. Peter Hoàng của AC, nghe chị nói AC sẽ đi nghỉ ở Úc Châu, hóa ra lại ở Roma và Âu Châu.


Trước hết xin chúc mừng AC đã được ở ngay Giáo đô Roma vào những giây phút cuối cùng của ĐTC Phanxicô, Vị Giáo Hoàng Thương Xót trong và cho "thời điểm thương xót" theo an bài của LTXC.
Sau nữa xin chia buồn cùng AC vì đã bị missed một cách xót xa được viếng xác của Ngài bởi phải theo lịch trình hành hương chung của phái đoàn AC tham dự.


Nhóm TĐCTT (Tông Đồ Chúa Tình Thương) chúng em, theo dự tính từ đầu năm 2024, sẽ thực hiện chuyến Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng 12 ngày 11-21/4/2025, để cùng với ĐTC Phanxicô cử hành Tam Nhật Vượt Qua trong Năm Thánh 2025, bao gồm nhất là 3 biến cố được Ngài chủ sự là Đường Thánh Giá ở Colosseum tối Thứ Sáu, Lễ Vọng Phục Sinh ở Quảng Trường Thánh Phêrô tối Thứ Bảy và Phép Lành Phục Sinh Urbi Orbi cho Roma và Thế Giới sáng Chúa Nhật trước khi về lại Hoa Kỳ vào Thứ Hai 21/4 hôm nay.


Nếu chuyến Hành Hương này được hiện thực thì phái đoàn TĐCTT cũng không được thỏa nguyện vì Tam Nhật Vượt Qua không có Ngài, bao gồm thi thể của Ngài cũng không được viếng vào Thứ Tư 23/4/2025 tới đây. Đúng là LTXC an bài vô cùng khôn ngoan và huyền diệu để Nhóm TĐCTT thực hiện một chuyến đi khác thay thế, đó là chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thừa Sai Bác Ái Xuyên Việt Năm Thánh 2025 suốt 21 ngày (11-31/3/2025) vào ngay trúng thời điểm tưởng niệm kim khánh 50 năm tha hương ở ngay trên quê hương đất nước thân yêu của mình.


Tuy nhiên, riêng bản thân em, ngay khi nghe tin Ngài qua đời và viết ngay bài Vị Giáo Hoàng Thương Xót là ĐTC Phanxicô đã qua đời, em đã có ý định về Roma để dự lễ an táng của Ngài, may ra còn kịp viếng xác của Ngài. Nhờ lời Ngài chuyển cầu, xin cho em được gặp Ngài, ít là được tham dự Lễ An Táng của Ngài, sau 2 lần em đã được thấy Ngài sát cận, dù không được diễm phúc chạm đến Ngài hay được Ngài đứng lại ban phép lành cho, lần đầu trong chuyến Hành Hương Thánh Mẫu Thời Điểm Maria năm 2017, khi Ngài ở trên xe tiến vào Công Trường Fatima để chủ lễ phong thánh cho 2 vị thánh Thiếu Nhi Fatima là Phanxicô và Giaxinta ngày 13/5/2017, và lần 2 vào Thứ Tư 19/11/2021, khi Ngài từ trên khán đài sau buổi triều kiến chung (general audience) ở Đại Thính Đường Phaolô VI đi xuống.


Những ai kính mến Ngài và gắn bó với Ngài đều cảm thấy bị missed Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô thời đại này. Cùng nhau chúng ta chẳng những cầu nguyện cho Ngài mà còn cho Giáo Hội được Chúa Kitô thiết lập có được một Vị Giáo Hoàng kế nhiệm Ngài theo LTXC nhé. Thế giới đang dồn dập xẩy ra đầy những biến động, thậm chí biến loạn gây ra bởi cả nhân tai lẫn thiên tai chưa từng thấy trong lịch sử loài người, nhưng vẫn đang được làm chủ và điểu khiển một cách kỳ diệu và khôn ngoan bởi quyền năng của Đấng "được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18).


Bởi thế, câu cuối cùng của bài giảng cuối cùng cho Lễ Đêm Phục Sinh 19/4 Năm Thánh 2025 là năm "hy vọng" được Vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô nhắc nhở riêng Giáo Hội và chung thế giới rằng: "Phục Sinh là mùa của hy vọng". Và vì thế, cũng trong cùng bài giảng và là ở câu kết luận, Ngài đã huấn dụ con cái của Giáo Hội trong "thời điểm thương xót" từ giáo triều của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 như di chúc phục sinh cũng là di chúc hy vọng cuối cùng trước khi Ngài đột ngột rời chúng ta về Nhà Cha vào lúc 7:35 sáng Thứ Hai Tuần Thánh ở Roma hay 10:35 pm Chúa Nhật Phúc Sinh ở California Hoa Kỳ rằng: "Hãy dành chỗ cho ánh sáng của Đấng Phục Sinh! Và chúng ta sẽ trở thành những người kiến tạo hy vọng cho thế giới."

 

em tâm phương cao tấn tĩnh

Trong khi phái đoàn TĐCTT của em đứng tại chỗ để chờ Đức Thánh Cha tới chủ tế Thánh Lễ phong thánh cho 2 Thiếu Nhi Fatima Phanxicô và Giaxinta ngày 13/5/2017, thì em trở về khách sạn thay bộ đồng phục khác: Bộ đồng phục Thiếu Nhi Fatima, bộ đồng phục kỷ niệm 14 năm 2 tháng (8/9/1991 - 8/12/2005) em phục vụ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima ở TGP LA , được thay bằng bộ đồng phục Tông Đồ Fatima (một phong trào của Mẹ ở Hoa Kỳ em đang phục vụ từ năm 2007), để cầm lá cờ Việt Nam có hình Trái Tim Mẹ Fatima được ghép với bản đồ Việt Nam cùng logo Giáo Hội Việt Nam, và tìm chỗ nào đón Đức Thánh Cha gần nhất, nơi ngài có thể chú ý đến quê hương đất nước và dân tộc Việt Nam thân yêu của tôi qua lá cờ tôi cầm và giơ lên cao.

Căn cứ vào mạc khải thần linh ở hai trường hợp Chúa Kitô tỏ mình cho cả Chị Maria Mai Đệ Liên (xem Gioan 20:17), không cho chị đụng chạm đến Người, lẫn cho tông đồ Toma thì lại cho vị tông đồ này đụng chạm đến Người (xem Gioan 20:27), thì đủ thấy rằng "chứng tích phục sinh" là ở chỗ chiêm ngắm, liên quan đến thực tại thần linh cần đến đức tin, hơn là đụng chạm bề ngoài, liên quan đến cảm tình và cảm xúc tự nhiên, không cần thiết như chính đức tin. Vậy nếu LTXC không cho phái đoàn TĐCTT chúng ta được đụng chạm đến xác thịt của vị đại diện Người là ĐTC Phanxicô của chúng ta hôm triều kiến chung Thứ Tư 17/11/2021 là vì Người đối xử với chúng ta như thành phần môn đệ trưởng thành, như Mai Đệ Liên, chứ không phải thành phần môn đệ non yếu như TĐ Toma cần "chứng tích phục sinh". Đó là tất cả ý nghĩa về sự kiện hụt hẫng đụng chạm của chúng ta vậy.